banner

Viêm bàng quang ở trẻ em nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Theo nhiều nghiên cứu, ở trẻ em, thì hệ thống tiết niệu là nhóm cơ quan dễ bị nhiễm trùng thứ 3, chỉ sau đường hô hấp và đường tiêu hóa. Trong đó, viêm bàng quang ở trẻ em dễ mắc phải nhất và cũng gây ra nhiều nguy hiểm như suy thận, suy nhược cơ thể.

Nguyên nhân gây viêm bàng quang ở trẻ em

Trẻ em là nhóm đối tượng dễ tổn thương bởi sự tấn công của vi khuẩn từ bên ngoài. Trong đó, hệ thống tiết niệu là cơ quan dễ bị tấn công nhất.

viêm bàng quang ở trẻ em là gì

Nguyên nhân gây viêm bàng quang trẻ em có thể do:

– Cha mẹ vệ sinh vùng sinh dục không sạch sẽ khiến vi khuẩn tấn công từ môi trường ngoài hoặc hậu môn xâm nhập ngược qua niệu đạo, vào bàng quang. Vi khuẩn chủ yếu là E.coli (chiếm 90%).

– Thói quen mặc quần chật, đóng bỉm thường xuyên khiến phân, nước tiểu dính vào lỗ tiêu, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển vào bên trong.

– Trẻ bị dài hoặc hẹp bao quy đầu khiến nước tiểu, chất bẩn đọng lại bên trong khiến vi khuẩn phát triển và gây viêm bàng quang ngược dòng. Đối với các bé gái thì do niệu đạo ngắn, lỗ tiểu gần hậu môn nên vi khuẩn E.coli lây từ hậu môn ngược dòng lên.

Viêm bàng quang ở trẻ em dễ nhận biết

Triệu chứng lâm sàng viêm bàng quang trẻ em:

– Trẻ đi tiểu đau buốt, tiểu rắt, tiểu khó.

– Nước tiểu đổi màu vàng đậm, nâu đỏ, thậm chí tiểu ra máu.

– Trẻ đau vùng kín, vùng sinh dục, đau dọc niệu đạo từ khi đi tiểu đến khi ngưng tiểu.

– Tiểu nhiều, tiểu nhiều về đêm, tiểu nhiều nhưng nước tiểu ít.

Biểu hiện cận lâm sàng viêm bàng quang ở trẻ em:

– Xét nghiệm nước tiểu cho thấy: Tế bào bạch cầu lớn hơn 104 bạch cầu/ml, xuất hiện bạch cầu đa nhân, xuất hiện nitrit lớn hơn 105 vi khuẩn/ml,  nước tiểu không có protein.

– Siêu âm: Chẩn đoán hình ảnh vị trí viêm bàng quang ở trẻ em, mức độ viêm nhiễm…

Viêm bàng quang trẻ em gây nguy hiểm gì?

Khi có dấu hiệu viêm bàng quang ở trẻ em, cha mẹ cần nhanh chóng đưa đi khám, thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.

Khi mắc viêm bàng quang trẻ em có thể đối mặt những hậu quả nghiêm trọng như:

– Viêm bàng quang nặng gây tiểu ra máu, tình trạng kéo dài có thể gây thiếu máu.

– Một trong những hậu quả nghiêm trọng là trẻ em bị viêm bàng quang có thể biến chứng suy giảm chức năng thận, suy thận mãn tính. Khi chức năng thận bị suy giảm, thậm chí không còn hoạt động ổn định sẽ gây nguy hiểm tính mạng.

– Triệu chứng viêm bàng quang như tiểu nhiều, tiểu nhiều về đêm có thể khiến trẻ mất ngủ, từ đó gây cơ thể mệt mỏi, suy nhược…

Do đó, việc điều trị viêm bàng quang ở trẻ em cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Để bệnh càng kéo dài càng khó chữa trị và nguy cơ biến chứng ảnh hưởng sức khỏe.

Điều trị viêm bàng quang ở trẻ em như thế nào?

Để điều trị viêm bàng quang ở trẻ em, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh có khoa Nhi, khoa Thận tiết niệu thực hiện khám, từ đó có phác đồ chữa trị hiệu quả nhất.

Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán viêm bàng quang trẻ em như:

– Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện chủng vi khuẩn có trong nước tiểu.

– Xét nghiệm dịch niệu đạo để chẩn đoán vi khuẩn, mức độ bệnh viêm bàng quang hoặc các bệnh ở niệu đạo.

– Các chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, nội soi giúp đánh giá mức độ bệnh, vị trí viêm nhiễm.

Căn cứ vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị viêm bàng quang ở trẻ em một cách phù hợp nhất. 

– Nếu viêm bàng quang ở trẻ em mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc kháng sinh nhẹ. Với sức đề kháng của trẻ em chưa cao nên cha mẹ cần tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn về loại thuốc, liều lượng thuốc để đảm bảo điều trị hiệu quả và an toàn nhé. Thời gian điều trị tùy vào mức độ, có thể 1 tuần, vài tuần hoặc vài tháng.

– Nếu viêm bàng quang trẻ em ở mức độ nặng hơn, bác sĩ sẽ kết hợp điều trị và thực hiện kháng sinh đồ, thậm chí có thể phải uống kháng sinh nhẹ vô thời hạn do vi khuẩn kháng thuốc.

– Nếu tình trạng trong thận, bàng quang có sỏi thì sẽ có phác đồ điều trị riêng biệt. Đối với trẻ em thì có thể uống thuốc có tác dụng làm tan sỏi. Còn trường hợp đủ điều kiện thực hiện các thủ thuật can thiệp ngoại khoa thì bác sĩ sẽ theo dõi và chỉ định khi cần thiết.

Viêm bàng quang ở trẻ em có thể gây ra nhiều hậu quả như ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ, sự phát triển toàn diện của trẻ, thậm chí gây biến chứng suy thận nguy hiểm tính mạng.

Do đó, khi thấy trẻ có triệu chứng bất thường của viêm bàng quang ở trẻ em như tiểu buốt, nước tiểu đổi màu, căng tức bàng quang…thì ngay lập tức đưa trẻ đi khám, xét nghiệm để điều trị bệnh kịp thời. Trên đây là những thông tin về bệnh viêm bàng quang ở trẻ em, nếu còn thắc mắc, các bạn có thể gọi tổng đài tư vấn 24/24 giờ 0584591860 để được hỗ trợ thông tin kịp thời.

banner
21 26 28 35 44 51