banner

Mụn rộp sinh dục ở lưỡi hình ảnh dấu hiệu nhận biết và cách chữa

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Mụn rộp sinh dục ở lưỡi trong giai đoạn đầu rất dễ nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng. Sự nhầm lẫn này có thể gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng. Người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng về sức khỏe và còn dễ lây nhiễm bệnh cho người khác. Vậy bệnh mụn rộp sinh dục ở lưỡi có nguyên nhân và triệu chứng như thế nào? Cách điều trị căn bệnh này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu điều này trong nội dung dưới đây!

Nguyên nhân gây mụn rộp sinh dục ở lưỡi

Mụn rộp sinh dục ở lưỡi do virus HSV (Herpes Simplex Virus) gây ra. Cả nam và nữ giới đều là đối tượng mắc bệnh. Hai chủng virus HSV bao gồm: HSV-1, HSV-2 đều là tác nhân gây mụn rộp sinh dục. Bệnh này xuất hiện do miệng lưỡi tiếp xúc với vi khuẩn lây bệnh qua nhiều cách khác nhau.

Hình ảnh dấu hiệu mụn rộp sinh dục ở lưỡi

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, HSV-1 và HSV-2 di chuyển đến các tế bào thần kinh và trú ngụ ở đó. Chúng có thể tồn tại trong trạng thái không hoạt động trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Trong khoảng thời gian đó, cơ thể không hề có bất kỳ biểu hiện nào bất thường. Tuy nhiên khi có điều kiện thích hợp, virus sẽ được kích hoạt và hoạt động trở lại. Các yếu tố giúp virus HSV được kích hoạt là: căng thẳng, da bị tổn thương, thay đổi nội tiết tố…

Con đường lây nhiễm mụn rộp sinh dục ở lưỡi

Tùy vào loại virus mà con đường lây nhiễm bệnh mụn rộp sinh dục sẽ khác nhau như sau: 

Con đường lây truyền HSV-1

HSV-1 thường tồn tại trong và xung quanh miệng. HSV-1 lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với da hoặc nước bọt. Do đó, việc hôn môi người đang bị mụn rộp sinh dục sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh. Nguy cơ này càng cao hơn khi người bệnh đó đang trong thời gian có triệu chứng.

Ngoài việc hôn môn thì sử dụng chung son môi, cốc uống nước hay bàn chải đánh răng cũng có nguy cơ lây nhiễm virus và mắc bệnh.

Con đường lây truyền HSV-2

HSV-2 chủ yếu lây nhiễm khi quan hệ tình dục không an toàn. Virus từ bộ phận sinh dục sẽ tấn công vào khoang miệng và gây ra mụn rộp sinh duc ở lưỡi. Do đó quan hệ với người mắc bệnh qua đường miệng mà không sử dụng biện pháp bảo vệ sẽ gây ra bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng. Nguy cơ mắc bệnh cao hơn khi miệng đang có vết loét. 

Dấu hiệu nhận biết mụn rộp ở lưỡi

Mụn rộp sinh dục có thời gian ủ bệnh khá ngắn, chỉ từ 3-5 ngày. Sau đó, trên lưỡi sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Lưỡi mọc các nốt mụn li ti, chúng tập trung thành từng đám và gây cảm giác ngứa rát.
  • Mụn rộp sinh dục khi vỡ sẽ gây lở loét da.
  • Các vết loét sau đó sẽ khô và lành lại trong khoảng 7-10 ngày.
  • Theo thời gian, mụn rộp sinh dục sẽ phát triển và lây lan sang các vùng da xung quanh như cổ họng, vòm miệng và bên trong má.
  • Người bệnh thường có các triệu chứng giống như cảm cúm đi kèm như: sốt nhẹ, đau đầu, đau họng, mệt mỏi…

Sau một thời gian, các triệu chứng sẽ biến mất nhưng virus vẫn còn tồn tại. Khi có điều kiện thích hợp, virus sẽ tái hoạt động và tiếp tục gây bệnh.

Chẩn đoán bệnh mụn rộp sinh dục

Để chẩn đoán bệnh mụn rộp sinh dục, trước tiên bác sĩ sẽ quan sát các triệu chứng trên lưỡi và khoang miệng. Sau đó, bác sĩ có thể kiểm tra cả bộ phận sinh dục để kiểm tra herpes sinh dục. 

Tăm bông được sử dụng để lấy mẫu dịch. Mẫu dịch sau đó sẽ được kiểm tra và phân tích để tìm kiếm virus HSV. Nếu lưỡi chưa có vết loét thì phải xét nghiệm máu để kiểm tra kháng thể. Sự có mặt của virus HSV sẽ khiến hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể để chống lại virus này. 

Cách điều trị mụn rộp sinh dục ở lưỡi

Hiện tại chưa có biện pháp nào điều trị triệt để được bệnh mụn rộp sinh dục ở lưỡi mà chỉ điều trị triệu chứng và hạn chế các đợt bùng phát. Ngay cả khi không điều trị thì các vết loét cũng tự lành sau một thời gian. Nhưng các bác sĩ vẫn khuyên bạn nên chữa để bệnh nhanh khỏi hơn và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh mụn rộp sinh dục ở lưỡi được điều trị bằng các loại kháng virus như: 

  • Valacyclovir (Valtrex)
  • Famciclovir
  • Acyclovir (Zovirax)

Bệnh ở mức độ nhẹ thì được điều trị bằng thuốc ở dạng uống hoặc bôi. Còn ở mức độ nặng thì cần tiêm thuốc để loại bỏ triệu chứng nhanh chóng và giảm nguy bệnh lây nhiễm cho người khác.

Biện pháp phòng ngừa mụn rộp sinh dục ở lưỡi

Dưới đây là các biện pháp giúp phòng ngừa mụn rộp sinh dục ở lưỡi:

  • Hạn chế tiếp xúc da – da với người khác, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. 
  • Giặt giữ quần áo, chăn ga gối đệm thường xuyên.
  • Không dùng các vật dụng tiếp xúc với miệng như: cốc uống nước, đồ trang điểm, son môi, cốc uống nước, thìa, dĩa…
  • Dùng tăm bông bôi thuốc rồi bỏ, tránh sử dụng tay vì có thể khiến tay dính virus và lây nhiễm sang bộ phận khác.
  • Không hôn môn hoặc quan hệ tình dục với người đang có biểu hiện mọc mụn ở miệng.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh mụn rộp sinh dục ở lưỡi. Khi có khó chịu hoặc có mụn mọc bất thường ở lưỡi và khu vực miệng, bạn nên đi thăm khám để điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để phòng ngừa bệnh mụn rộp sinh dục ở lưỡi hiệu quả.

Tin tức liên quan

banner
21 26 28 35 44 51