Huyết áp cao là một trong những căn bệnh khá nguy hiểm vì bệnh thường không có dấu hiệu cụ thể, người bệnh chỉ phát hiện ra khi đi khám sức khỏe. Việc không có triệu chứng làm cho bệnh không được chẩn đoán và điều trị sớm, điều này để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Vậy những triệu chứng của bệnh huyết áp cao là gì, chẩn đoán và cách điều trị như thế nào. Cùng theo dõi qua bài viết sau đấy.
Huyết áp cao là gì
Cao huyết áp hay còn được gọi là tăng huyết áp, là một tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm tống máu đi quá cao. Nếu áp lực này tăng lên cao theo thời gian, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.
Một số loại cao huyết áp chính bao gồm:
+ Cao huyết áp vô căn (EHT), hay còn gọi là cao huyết áp tự phát;
+ Tăng huyết áp thứ phát;
+ Cao tăng huyết áp tâm thu;
+ Tiền sản giật, hay được gọi là cao huyết áp thai kỳ.
Để có thể xác định rõ bản thân có bị huyết áp cao hay không người nghi ngờ có triệu chứng cần đến các trung tâm kiểm tra sức khỏe, phòng khám, bệnh viện lớn để khám bệnh tổng quát và đo lường sức khỏe chính xác nhất. Huyết áp được coi là cao khi huyết áp ở mức 140/90mmHg (hoặc trung bình 135/85mmHg tại nhà) – hoặc 150/90mmHg (hoặc trung bình 145/85mmHg tại nhà) nếu bạn trên 80 tuổi
Huyết áp lý tưởng của người bình thường thường là từ 90/60mmHg đến 120/80mmHg, trong khi ở người trên 80 tuổi mức huyết áp hợp lý nhất là dưới 150/90mmHg (hoặc 145/85mmHg khi ở nhà)
Chỉ số huyết áp trong khoảng từ 120/80mmHg đến 140/90mmHg có thể có nghĩa là bạn có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp nếu bạn không thực hiện các bước để kiểm soát huyết áp của mình.
Người bị huyết áp cao cần kiểm soát huyết áp của mình một cách hợp lý thường xuyên kiểm tra huyết áp tại các cơ sở y tế, phòng khám, hiệu thuốc gần nhất giúp tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn.
Nguyên nhân bệnh cao huyết áp?
Để có thể phòng tránh được bệnh cao huyết áp cần phải hiểu rõ nguyên nhân bệnh huyết áp cao đến từ đâu, có hai loại huyết áp cao cần phải chú ý:
- Tăng huyết áp nguyên phát (chủ yếu): Đối với hầu hết người lớn không có nguyên nhân xác định vì sao huyết áp cao. Đây là loại huyết áp cao có xu hướng phát triển trong nhiều năm.
- Tăng huyết áp thứ phát: Đây là loại huyết áp cao có xu hướng xuất hiện đột ngột có thể do:+ Khó thở khi ngủ
+ Vấn đề về thận
+ Khối u tuyến thượng thận
+ Các vấn đề về tuyến giáp
+ Một số khiếm khuyết nhất định khi sinh ra (bẩm sinh) trong các mạch máu
+ Một số loại thuốc chẳng hạn như thuốc tránh thai, thuốc cảm, thuốc thông mũi, thuốc giảm đau không kê đơn và một số loại thuốc theo toa
Triệu chứng bệnh cao huyết áp?
Hầu hết những người bị huyết áp cao không có triệu chứng rõ rệt, ngay cả khi chỉ số huyết áp đạt đến mức cao nguy hiểm. Một số người bị huyết áp cao có thể bị đau đầu, khó thở hoặc chảy máu cam, nhưng những triệu chứng này không phổ biến và thường không xảy ra cho đến khi huyết áp cao ở giai đoạn nghiêm trọng hoặc đe dọa đến tính mạng người bệnh. Một số triệu chứng huyết áp cao có thể tham khảo:
- Đau đầu, hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng
- Thở nông
- Chảy máu mũi
- Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh
- Chóng mặt
- Mắt nhìn mờ
- Mặt đỏ, buồn nôn, ói mửa
- Tiểu máu
Những ai có nguy cơ mắc cao huyết áp?
- Tuổi tác: Nguy cơ huyết áp cao tăng khi bạn già đi, huyết áp cao phổ biến ở nam giới khoảng 64 tuổi. Còn ở nữ giới khả năng bị huyết áp cao sau 65 tuổi.
- Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình có người bị huyết cao, bạn cũng có nguy cơ bị di truyền.
- Thừa cân hoặc béo phì: Bạn càng nặng cân thì cân nhiều thì càng cần nhiều máu để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng. Khi thể tích máu lưu thông qua các mạch máu của bạn tăng lên, áp lực lên thành động mạch của bạn cũng tăng theo.
- Ít vận động: Những người ít vận động có xu hướng có nhịp tim cao hơn. Nhịp tim của bạn càng cao, tim bạn càng phải hoạt động mạnh hơn với mỗi cơn co thắt và lực tác động lên động mạch càng mạnh. Ít vận động cũng làm tăng nguy cơ thừa cân.
- Hút thuốc là và uống quá nhiều rượu: Hút thuốc lá có thể làm hỏng lớp lót của thành động mạch. Điều này có thể khiến các động mạch bị thu hẹp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Bên cạnh đó, uống quá nhiều rượu cũng có thể làm ảnh hưởng đến huyết áp của bạn.
- Tiêu thụ nhiều muối: Quá nhiều natri trong chế độ ăn uống của bạn có thể khiến cơ thể giữ nước, làm tăng huyết áp.
- Mắc một số bệnh mãn tính: Một số bệnh mãn tính cũng có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao chẳng hạn như bệnh thận, tiểu đường và ngưng thở khi ngủ.
- Đôi khi mang thai cũng góp phần vào huyết áp cao.
Mặc dù huyết áp cao là phổ biến nhất ở người lớn, nhưng trẻ em cũng có nguy cơ. Đối với một số trẻ em, huyết áp cao là do có vấn đề về thận hoặc tim. Nhưng đối với số lượng trẻ em ngày càng tăng thói quen sinh hoạt kém, ăn uống không lành mạnh, béo phì và lười thể dục góp phần gây ra huyết áp cao.
Huyết áp cao có nguy hiểm không?
Cao huyết áp nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng trên các cơ quan như: tim, não, mắt, động mạch ngoại biên.
Biến chứng tức thời: Có thể nguy hiểm đến tính mạng, gồm tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp, bóc tách động mạch chủ, phù phổi cấp, suy thận cấp.
Biến chứng lâu dài: Xảy ra nếu bệnh nhân sau một thời gian dài cao huyết áp mà không được chẩn đoán và điều trị đúng. Biến chứng gồm: Rối loạn tiền đình, bệnh lý mắt, tim to, suy tim, đau thắt ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim, suy thận mạn, đau cách hồi.
Những phương pháp nào dùng để điều trị cao huyết áp?
Mục tiêu điều trị thường là để giữ cho huyết áp của bạn dưới 140/90 mmHg. Nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị nghiêm ngặt để giữ cho huyết áp của bạn dưới 130/80 mmHg.
Thay đổi lối sống: Điều trị cao huyết áp bao gồm việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Nếu bệnh cao huyết áp của bạn không phải là nghiêm trọng, bạn nên thay đổi lối sống nhằm kiểm soát mức huyết áp tốt hơn.
Khi huyết áp của bạn đạt mức kiểm soát, bạn vẫn sẽ cần điều trị. “Đạt mức kiểm soát” có nghĩa là chỉ số huyết áp của bạn là ở mức bình thường. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn biết bao lâu thì nên kiểm tra huyết áp.
Thuốc: Nếu việc thay đổi lối sống không làm tình trạng bệnh khá hơn hoặc bạn mắc bệnh cao huyết áp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ kê toa thuốc. Thuốc giúp làm hạ huyết áp cao bao gồm:
+ Thuốc lợi tiểu;
+ Thuốc ức chế Beta;
+ Thuốc ức chế hấp thụ canxi;
+ Các chất ức chế men chuyển ACE;
+ Thuốc giãn mạch.
Bác sĩ sẽ theo dõi diễn tiến bệnh và có thể tăng liều hoặc thay đổi và thêm thuốc cho đến khi tìm ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bạn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.
Huyết áp cao nên ăn gì?
Các loại rau xanh
Rau xanh không chỉ là loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ mà nó còn có nguồn kali giúp cơ thể thanh lọc muối trong nước tiểu nhanh hơn khiến huyết áp được cân bằng. Các loại rau mà bệnh nhân cao huyết áp nên dùng là: cải xoăn, chân vịt, cải búp, rau diếp, rau sam,…
Việt quất
Việt quất là một loại quả có chứa rất nhiều flavonoid tự nhiên giúp giảm thiểu tình trạng cao huyết áp hiệu quả. Khi sử dụng việt quất trong thực đơn hàng ngày Ngoài việt quất, bạn có thể thêm quả mâm xôi, dâu tây vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày nếu muốn giảm huyết áp.
Củ dền
Củ dền là một loại thực phẩm có chứa nhiều oxit nitric giúp mạch máu được dễ dàng mở động để dễ dàng vận chuyển các chất và giảm huyết áp. Củ dền cũng chưa nhiều chất nitrat trong nước ép là nguyên liệu hỗ trợ gia cố thành mạch giúp huyết áp không bị đột ngột tăng.
Sữa chua và sữa đã tách các thành phần béo
Những người bị cao huyết áp là đối tượng luôn cần được bổ sung canxi và các dưỡng chất ít béo vậy nên sữa chua và các thành phẩm từ sữa ít béo là những loại thực phẩm rất tốt để kiểm soát huyết áp cơ thể.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế thế giới nếu bạn dùng sữa chua mỗi tuần có thể giảm thiểu tới 20% nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Các loại sữa chua có đường tuy dễ sử dụng nhưng thực chất không có hiệu quả tích cực như sữa chua ít đường, nếu bạn dùng sữa chua không đường thì hiệu quả sẽ được nâng cao rất nhiều.
Chuối
Ngoài rau xanh thì chuối cũng là loại quả chứa nhiều kali giúp lọc muối trong nước tiểu dễ dàng hơn. Để hiệu quả của món ăn này được cao hơn bạn có thể kết hợp ăn kèm với yến mạch để bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Cá nhiều chất béo
Trong thực đơn các món ăn thần dược cho người bị cao huyết áp thì cá là một nguyên liệu không thể thiếu. Đây là nguồn axit béo omega-3 giúp hạ huyết áp nhanh chóng
Tỏi và các loại gia vị thảo mộc
Các loại gia vị thảo mộc nhất là tỏi chứa rất nhiều nitric oxide thúc đẩy giãn mạch, giúp giảm huyết áp ở động mạch. Các loại gia vị bằng thảo mộc cũng giúp cơ thể bạn hạn chế tối da việc sử dụng muỗi không cần thiết vậy nên cũng giúp ổn định huyết áp hơn.
Chocolate đen
Các loại chocolate đã được hầu hết các chuyên gia khẳng định có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nhất là những loại chocolate đen có rất nhiều ca cao rắn và ít đường hơn bạn có thể dùng kèm với sữa chua hoặc quả việt quất, dâu tây hoặc quả mâm xôi sau bữa ăn.
Dầu ô liu
Là loại dầu thực vật chứa nhiều polyphenol mang tính kháng viêm làm điều hòa huyết áp chống sự tăng hay giảm huyết áp đột ngột. Nếu bạn đem kết hợp dầu ô liu và các loại rau tươi có thể tạo ra một loại axit béo rất có lợi cho huyết áp.
Làm thế nào để kiểm soát huyết áp cao?
Để làm giảm huyết áp cao, hỗ trợ điều trị tránh tình trạng cao huyết áp đột ngột gây biến chứng đột quỵ cho người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý trong chế độ ăn uống như sau:
- Ăn nhạt: Ăn mặn sẽ gây tăng huyết áp. Vì vậy, người bệnh nên ăn nhạt vừa phải, lượng muối cần đủ trong chế độ ăn uống cho bệnh cao huyết áp trong một ngày nên từ khoảng 5 đến 6 gam (kể cả muối trong thức ăn).
- Bỏ rượu, thuốc lá. Tránh căng thẳng thần kinh quá mức. Khi làm việc căng thẳng, nên nghỉ ngơi tránh bị stress.
- Giữ trọng lượng cơ thể ở mức bình thường, hạn chế chất bột đường, không nên ăn quá nhiều trứng, đồ chiên xào, không ăn quá nhiều mỡ động vật, không ăn các phủ tạng động vật
Trên đây là những chia sẻ thông tin về bệnh cao huyết áp có nguy hiểm không. Nếu người bệnh không phát hiện kịp thời tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. Khi có những triệu chứng của bệnh cao huyết áp người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ hộ trợ và tư vấn cách điều trị phù hợp, tránh để lại hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin