Bỗng nhiên tụt huyết áp có khả năng gây ra những biến chứng từ nhẹ đến nặng. Nếu bạn nắm rõ được nguyên nhân tại sao bị tụt huyết áp thì sẽ có cách phòng ngừa tụt huyết áp một cách tốt hơn. Vậy những nguyên nhân nào gây ra tụt huyết áp, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Tụt huyết áp là tình trạng gì?
Việc đo huyết áp trên người bao gồm đo 2 chỉ số là huyết áp tâm thu và tâm trương. Huyết áp tâm thu dao động trong 90 đến dưới 130 mmHg. Còn huyết hấp tâm trương thì dao động từ 60 đến dưới 90mmHg.
Khi huyết áp của bạn tụt xuống dưới 90/60 mmHg, nghĩa là huyết áp tâm thu tụt dưới 90mmHg và/hoặc chỉ số tâm trương tụt dưới 60 mmHg, thì đó chính là tụt huyết áp hay hạ huyết áp. Đó là lúc não và các cơ quan bên trong cơ thể có thể không nhận được đủ máu để hoạt động như bình thường, gây ra các triệu chứng xấu. Nếu như xác định được nguyên nhân gây ra tụt huyết áp thì sẽ giúp bạn xử lý và phòng ngừa hiệu quả hơn.
Tại sao bị tụt huyết áp tổng hợp các nguyên nhân phổ biến
Tụt huyết áp là tình trạng khá nguy hiểm nếu có hiện tượng cần đi khám bệnh ngay để có phương pháp xử lý kịp thời. Tụt huyết áp có thể xuất hiện do những nguyên nhân sau:
Bệnh nội tiết
Các hoocmôn nội tiếp trực tiếp tham gia điều hòa các hoạt động của cơ thể. Nếu như mắc bệnh nội tiết thì huyết áp cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng. Những căn bệnh nội tiết hay gặp nhất là suy tuyến thượng thận hoặc suy tuyến giáp – cận giáp. Tụt huyết áp cũng có thể gặp phải ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Về nhóm bệnh nhân này thì cần phải xử lý bằng cách cách cấp cứu để nhập viện theo dõi.
Nhiễm trùng nặng
Sốc nhiễm trùng là nguyên nhân dẫn tới tử vong phổ biến ở nhóm bệnh nhân bị mắc nhiễm trùng nặng. Tình trạng tụt huyết áp do sốc nhiễm trùng là vì có sự tái phân phối lượng dịch có trong cơ thể. Nước vẫn còn trong cơ thể nhưng lại bị rút ra khỏi mạch máu, nên không cung cấp tới các cơ quan được, gây ra tổn thương đa cơ quan. Tình trạng này cần điều trị kháng sinh và bù dịch cho bệnh nhân đầy đủ.
Bệnh tim mạch
Đây là căn bệnh nguy hiểm. Nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh van tim, loạn nhịp tim… đều có thể gây hạ huyết áp đột ngột. Nếu như đã có sẵn bệnh tim mạch nền tảng, thì mỗi khi tụt huyết áp xảy ra đều nguy hiểm. Cần có thái độ tiếp cận tích cực để xử lý mới tốt.
Phản ứng phản vệ
Sốc phản vệ là 1 tình trạng cấp cứu. Tình trạng xảy ra do dị ứng với một tác nhân cụ thể. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng thường xuất hiện do tác nhân là một số loại thuốc, thực phẩm, nọc côn trùng… Người bị sốc phản vệ sẽ khó thở, ngứa, nổi ban dị ứng, tụt huyết áp… Cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời.
>>>>>>>> Huyết áp cao là gì
Do tín hiệu não
Rối loạn này làm bạn dễ tụt huyết áp sau khi đứng 1 thời gian dài. Cơ chế có lẽ do sự thông tin sai lệch giữa não và tim.
Do tổn thương hệ thần kinh
Hệ thần kinh tự động tổn thương làm rối loạn điều hòa huyết áp.
Mất nước
Nếu mất nước nhiều có thể làm tụt huyết áp. Cơ thể người dễ mất nước do: sốt, nôn ói, lạm dụng thuốc lợi tiểu, tiêu chảy cấp… Mất nước tụt huyết áp thì cần nhập viện ngay để bổ sung nước. Nếu nhanh và kịp thời thì bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn.
Mất máu
Chảy máu làm lưu lượng tuần hoàn giảm đi nên gây tụt huyết áp. Gặp nhiều nhất là mất máu do chấn thương lớn. Tình trạng mất máu nặng còn gặp ở băng huyết sản khoa, thủng hay vỡ các tạng lớn, vỡ mạch máu lớn trong cơ thể… Lúc này cần truyền máu gấp cho bệnh nhân để tránh tổn thương cơ quan không thể hồi phục. Vì thế bạn nên biết nhóm máu cụ thể của mình, để được cấp cứu kịp thời.
Tụt huyết áp do thuốc
Một số loại thuốc có khả năng dẫn tới huyết áp thấp gồm:
- Thuốc lợi tiểu.
- Thuốc điều trị bệnh Parkinson. Được dùng nhiều là thuốc là hạ áp do Levodopa, Pramipexole.
- Một vài loại thuốc chống trầm cảm.
- Thuốc điều trị tăng huyết áp. Nhưng nếu dùng quá liều thì có thể làm tụt huyết áp.
- Thuốc điều trị bệnh tim mạch.
- Thuốc điều trị rối loạn cương dương. Gặp nhiều ở nhóm Tadalafil hoặc sildenafil (Revatio, Viagra). Chúng có thể gây tụt huyết áp mạnh khi có sự kết hợp với thuốc dãn mạch (chữa tim mạch, huyết áp).
Tụt huyết áp do vừa ăn xong
Sự hạ huyết áp này xảy ra sau khi ăn từ một đến hai giờ và xuất hiện chủ yếu với người lớn tuổi. Lý do là máu dồn về hệ tiêu hóa nên có sự thiếu hụt tạm thời. Rõ ràng nhất là ở nhóm bệnh nhân cao tuổi, với huyết áp nền thấp… Để giảm triệu chứng, bạn hãy chia nhỏ các bữa ăn, giảm bớt lượng carbohydrate, uống nhiều nước và tránh dùng rượu.
Tụt huyết áp có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Cần theo dõi để có sự can thiệp kịp thời khi nó xảy ra, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền với nguy cơ cao. Khám bệnh và điều trị định kỳ là cách bảo vệ sức khỏe của bản thân trước tình trạng tụt huyết áp thường xuyên.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin