Nhiệt miệng là tình trạng khá phổ biến, bất cứ ai đều có thể gặp phải. Nó gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống hay giao tiếp. Nếu bạn đang trong tình trạng này và muốn tìm cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất, hiệu quả thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
“Tổng hợp những phương pháp chữa nhiệt miệng nhanh nhất không đau đớn an toàn nhanh khỏi chỉ trong vài ngày thực hiện đơn giản ngay tại nhà”
Nhiệt miệng là gì làm sao chữa nhanh khỏi
Theo y khoa, nhiệt miệng hay còn còn gọi là áp tơ là bệnh tự miễn với triệu chứng đặc trưng là xuất hiện các vết loét hình tròn hoặc bầu dục, có viền đỏ xung quanh, đáy phủ màu trắng. Các vết nhiệt này có thể hình thành ở trên môi, má, nướu, dưới lưỡi, … và chúng thường không lây lan, không ăn sâu vào biểu bì nhưng có thể gây đau đớn (nhất là khi ăn đồ chua, cay nóng).
Thông thường, nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau 10 ngày, trừ trường hợp bị áp tơ khổng lồ. Nhưng trong quá trình đó, các vết loét này gây ảnh hưởng không nhỏ tới ăn uống hay giao tiếp. Vì vậy, để giảm đau, nhanh lành vết thương thì bạn có thể áp dụng các cách chữa nhiệt miệng dưới đây.
>>>>>>> Nguyên nhân tại sao bị nhiệt miệng
Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng nước muối
Dùng nước muối chữa nhiệt miệng là phương pháp điều trị an toàn, dễ thực hiện, chi phí thấp. Nước muối có tính sát khuẩn cao, làm sạch tốt, giảm viêm nhanh chóng. Ban đầu khi súc miệng, bạn cảm thấy hơi rát nhưng sẽ làm khô vết loét nhanh hơn, tình trạng nhiệt miệng sớm khỏi hơn. Đồng thời, súc miệng hàng ngày bằng nước muối còn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về răng.
Bạn có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng bằng nước muối như sau:
- Hòa tan khoảng 5g muối tinh với 230ml nước ấm
- Sau đó dùng dung dịch vừa pha để súc miệng
- Súc miệng trong khoảng 15-30 giây rồi nhổ ra
Lưu ý: Khi súc miệng, bạn nên để nước muối trôi sâu vào cổ họng nhưng không được nuốt và thực hiện 2-3 lần/ngày.
Nếu bạn không muốn tự pha thì có thể mua nước muối sinh lý tại nhà thuốc Tây và làm ấm rồi súc miệng.
Chữa nhiệt miệng bằng mật ong
Mật ong cũng là nguyên liệu tự nhiên không chỉ có tác dụng tốt trong việc chữa nhiệt miệng mà còn giúp kháng khuẩn, chống nhiễm trùng thứ cấp. Theo kết quả của một nghiên cứu, mật ong có công dụng làm vết nhiệt miệng bớt sưng đỏ và bỏng rát.
Có nhiều cách dùng mật ong để chữa nhiệt miệng, bạn có thể chọn một hoặc luân phiên dùng. Cụ thể:
Cách 1: Dùng tăm bông thấm ít mật ong và chấm trực tiếp lên vết lở miệng 4 lần/ngày.
Cách 2: Phá trà nóng và thêm chút mật ong uống hàng ngày. Lưu ý là nên uống từ từ để dung dịch thẩm thấu vào vết thương.
Cách 3: Dùng mật ong và bột nghệ hòa thành hỗn hợp. Sau đó, bôi hỗn hợp này lên miệng vết loét với tần suất 2-3 lần/ ngày.
Lưu ý: Bạn nên lựa chọn những loại mật ong nguyên chất, chưa qua xử lý nhiều để đạt hiệu quả chữa lành vết thương tốt nhất.
>>>>>>>> Nguyên nhân tại sao bị zona
Chữa nhiệt miệng cho người lớn bằng baking soda
Súc miệng bằng baking soda là cách chữa nhiệt miệng nhanh, an toàn. Theo đó, baking soda là loại muối nở có tác dụng giúp cân bằng độ pH và giảm viêm từ đó vết loét nhanh lành hơn.
Bạn có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng bằng baking soda như sau:
- Hòa tan 5g baking soda với 230ml nước.
- Tiếp đến, bạn súc miệng với dung dịch trên trong khoảng 15 – 30 giây rồi nhổ ra.
- Súc miệng khoảng 2 – 3 lần/ngày cho tới khi hết nhiệt miệng
Chữa nhiệt miệng cho và bầu bằng dầu dừa
Trong dầu dừa có chứa acid lauric tự nhiên – chất có tác dụng kháng khuẩn tốt. Nên chị em phụ nữ hay bà bầu có thể dùng dầu dừa để trị nhiệt miệng. Với các vết loét miệng, dầu dừa sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và rút ngắn thời gian lành vết thương.
Để chữa nhiệt miệng bằng dầu dừa chị em có thể áp dụng các cách dưới đây:
Cách 1: Dùng tăm bông thấm ít dầu dừa rồi chấm lên vết loét miệng vài lần mỗi ngày.
Cách 2: Dùng dầu dừa và ít sáp ong, hòa thành hỗn hợp (theo tỷ lệ 2 thìa dầu dừa với 1 thìa sáp ong) nhằm tránh phần dừa khó trôi, rồi chấm lên vết thương vài lần mỗi ngày.
Cách 3: Dùng phần cơm dừa màu trắng rồi nghiền nát, ép lấy nước. Sau đó, dùng nước này súc miệng mỗi ngày.
Lưu ý: Sau khi bôi dầu dừa, hạn chế nuốt nước bọt để nó có tác dụng bao phủ lên vị trí nhiệt miệng.
Dùng sữa chua để chữa nhiệt miệng cho bé
Sữa chua là thực phẩm giúp đẩy lùi cơn đau xót do nhiệt miệng gây ra. Ngoài ra, trong sữa chua có chứa lượng lớn lợi khuẩn – lactobacillus, giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa.
Ở một số trường hợp, tình trạng nhiệt miệng gây ra bởi vi khuẩn HP hoặc bệnh viêm ruột. Thế cho nên, sữa chua là cách chữa nhiệt miệng cho bé hiệu quả.
Đặc biệt, sữa chua còn là món ăn khoái khẩu của nhiều bạn nhỏ nên cha mẹ không cần lo lắng con không nghe lời. Cha mẹ có thể cho ăn sữa chua mỗi ngày sau bữa ăn để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp chữa khỏi nhiệt miệng và bảo vệ dạ dày.
Cách chữa nhiệt miệng dân gian bằng trà hoa cúc
Trà hoa cúc có mùi thơm dễ chịu, vị ngon tự nhiên, nên được yêu thích tại nhiều quốc gia. Có nhiều nghiên cứu về loại trà cúc cho thấy nó có tác dụng giảm đau, chữa lành vết thương rất tốt.
Trong trà hoa cúc có chứa levomenol và azulene – đây đều là 2 chất có khả năng sát trùng và chống viêm hiệu quả. Đặc biệt, Azulene còn được xem là hoạt chất “vàng” trong việc điều trị mụn và kháng viêm. Vì vậy, nó được sử dụng rộng rãi trong ngành mỹ phẩm chăm sóc da.
Để trị nhiệt miệng bằng trà hoa cúc bạn có thể áp dụng một trong hai cách sau:
Cách 1: Dùng túi trà hoa cúc đắp lên vết nhiệt miệng trong vòng vài phút.
Cách 2: Pha trà hoa cúc với nước ấm. Rồi dùng hỗn hợp này súc miệng 3 – 4 lần/ngày cho tới khi khỏi nhiệt miệng.
Chữa nhiệt miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng
Bạn có thể dùng nước súc miệng nha khoa nhằm kiểm soát và giảm nhẹ tình trạng viêm nhiễm trong miệng (bao gồm các vết nhiệt miệng). Các loại nước súc miệng chuyên dụng này sẽ giúp thúc đẩy quá trình nhanh lành vết thương và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát.
Cách dùng nước súc miệng để chữa nhiệt miệng mạn tính thực hiện bằng cách pha loãng nước súc miệng với nước ấm theo hướng dẫn của bác sĩ/nhân viên y tế. Sau đó bạn thực hiện súc miệng 2 – 3 lần/ngày cho tới khi kiểm soát được tình trạng nhiệt miệng.
Lưu ý: Không nên dùng nước súc miệng trị lở miệng kéo dài mà cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Vì chúng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến răng miệng và sức khỏe người dùng.
>>>>>>>> Lang ben là bệnh gì
Bổ sung vitamin cho cơ thể phương pháp chữa nhiệt miệng hiệu quả nhất
Chế độ ăn uống hợp lý và khoa học cũng là cách giúp bạn đẩy lùi các loại vi khuẩn gây viêm loét miệng, đồng thời, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Theo đó, bạn nên bổ sung thêm thực phẩm giàu dưỡng chất vào thực đơn của mình. Cụ thể là:
- Vitamin B (có trong trứng cá, sữa gạo, sữa đậu nành, …);
- Acid folic (có trong cải xanh, măng tây, rau chân vịt, …);
- Sắt (có trong hàu, trứng, gan gà, ngũ cốc, …)
- nước dừa …
C sủi chữa nhiệt miệng
Dùng C sủi là phương pháp chữa nhiệt miệng hiệu quả do suy giảm hệ miễn dịch, thiếu hụt các dưỡng chất cho cơ thể. Dùng C sủi không chỉ có tác dụng cải thiện các biểu hiện đau rát, khó chịu mà còn thúc đẩy quá trình phục hồi các mô bị tổn thương.
Chữa nhiệt miệng bằng C sủi thực hiện bằng cách thả viên C sủi vào cốc nước rồi đợi đến khi tan hết thì uống.
Lưu ý: liều dùng C sủi ở người trưởng thành và trẻ nhỏ sẽ khác nhau. Vì thế, để đảm bảo an toàn nên đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Sử dụng thuốc chữa nhiệt miệng – Cách chữa nhiệt miệng nhanh khỏi nhất
Để chữa nhiệt miệng trong thời gian ngắn bạn hoàn có thể sử dụng thuốc chuyên điều trị nhiệt miệng. Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau, thanh nhiệt, thúc đẩy quá trình lành thương. Thuốc điều trị nhiệt miệng có thể ở dạng uống hoặc dạng bôi.
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc trị nhiệt miệng nào, liều dùng ra sao, thời gian dùng bao lâu phải tuân theo chỉ định của bác sĩ nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm.
Hầu hết tình trạng nhiệt miệng đều có thể tự khỏi. Tuy nhiên trong quá trình lành thương khiến bạn đau đớn, khó chịu, ăn uống trở nên bất tiện. Vì vậy, bạn có thể tham khảo những cách chữa nhiệt miệng trên để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin