Trào ngược dạ dày là bệnh tiêu hóa phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh tiến triển thầm lặng nhưng lại gây ra tổn thương không nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người bệnh. Tìm hiểu về dấu hiệu và các cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà giúp mọi người chủ động hơn trong việc cải thiện tình trạng bệnh.
Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày có tên khoa học là GERD (Gastroesophageal Reflux Disease), phản ánh tình trạng dịch axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản, hầu họng, đường hô hấp.
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do những bất thường ở cơ hoành và cơ thắt dưới thực quản. Do chức năng hoạt động của các cơ này suy giảm đã tạo cơ hội cho axit trong dạ dày trào ngược lại thực quản, gây nên cảm giác ợ chua, đau rát thượng vị…
Bệnh diễn biến trong âm thầm và dai dẳng. Mặc dù không tác động nhiều đến cuộc sống hàng ngày song nếu để tình trạng bệnh kéo dài thì có thể gây ra những thương tổn nghiêm trong đến hệ tiêu hóa. Trẻ em mắc bệnh lâu có thể bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, mắc một số bệnh như viêm thực quản, suy giảm chức năng hô hấp,… Vì thế, nếu nhận thấy axit dạ dày bị trào ngược, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.
>>>>>>> Hiệu thuốc gần nhất ở đâu
Một số triệu chứng khi bị trào ngược dạ dày
Theo báo cáo của công ty dược phẩm MSD, có khoảng 10 – 20% người lớn từng bị trào ngược dạ dày. Đây là căn bệnh tiêu hóa không hiếm gặp, bạn có thể nhận biết bệnh qua những biểu hiện sau:
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
- Buồn nôn, nôn
- Đắng miệng và hôi miệng
- Khàn giọng, ho, viêm họng kéo dài
- Đau tức vùng thượng vị
- Răng xỉn màu
Ngoài những biểu hiện phổ biến trên, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, miệng tiết nhiều nước bọt,… Trước những dấu hiệu bất thường của cơ thể, bạn cần tỉnh táo và sáng suốt. Việc phát hiện bệnh sớm, thăm khám bệnh và điều trị kịp thời giúp giảm thiểu nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà
Theo các bác sĩ chuyên khoa, có nhiều phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Trong đó, phải kể đến như xây dựng lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh, điều trị bằng phương pháp nội khoa, ngoại khoa hoặc các thủ thuật khác.
Tuy nhiên, đối với các trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học với mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà như sau:
Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng
Gừng có vị cay, ấm, nóng và khả năng kháng viêm, giảm đau, sát trùng rất tốt. Vì thế, gừng là gia vị được nhiều người sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày. Với bệnh trào ngược dạ dày thực quản, gừng có chức năng giảm tình trạng buồn nôn, đầy bụng, giảm đau vùng thượng vị, hỗ trợ tiêu hóa, …
Bạn có thể tham khảo cách sau:
- Dùng 1 nhánh gừng, rửa sạch, thái nhỏ.
- Đem gừng đun sôi cùng 200ml nước trong khoảng 10 phút.
- Uống nước gừng khi còn ấm, sử dụng trước mỗi bữa ăn.
Ngoài ra, bạn có thể dùng gừng làm nguyên liệu để nấu các món ăn hàng ngày.
Lưu ý: Những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc phụ nữ có bầu không nên sử dụng gừng thường xuyên.
>>>>>>>> Tại sao khi quan hệ bị thốn
Dùng mật ong và nghệ chữa trào ngược dạ dày
Từ xa xưa, mật ong và nghệ đã được dùng để bào chế các phương thuốc chữa bệnh liên quan đến dạ dày.
Nghệ và mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp chữa lành các tổn thương tại niêm mạc dạ dày. Đặc biệt, độ kết dính cao cùng kết cấu sánh đặc của mật ong giúp giảm hàm lượng axit trong dạ dày, góp phần kiểm soát trào ngược dạ dày.
Cách sử dụng mật ong và nghệ phổ biến là:
- Chuẩn bị 1 thìa mật ong, 3 thìa bột nghệ và 100ml nước ấm.
- Khuấy đều các nguyên liệu trên và uống đều đặn mỗi ngày, sử dụng trước bữa ăn 30 phút.
Ngoài ra, bạn có thể tạo các viên bột mật ong – nghệ để sử dụng lâu dài. Cách làm vô cùng đơn giản:
- Trộn hỗn hợp mật ong và bột nghệ thành khối sánh mịn.
- Vo thành các viên nhỏ có kích thước bằng hạt đậu.
- Bảo quản trong hộp kín để dùng hàng ngày. Mỗi lần dùng 5 viên, 3 lần/ ngày.
Chữa trào ngược dạ dày bằng lá mơ lông
Dân gian thường dùng lá mơ lông để cải thiện các triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, nóng rát thượng vị, … và hỗ trợ điều trị một số bệnh đường tiêu hóa.
Với vị đắng, tính mát, độ pH kiềm nên lá mơ lông có tác dụng trùng hòa dịch vị, cải thiện tình trạng trào ngược khá tốt.
Cách sử dụng lá mơ đơn giản nhất là ăn sống. Bạn có thể ăn lá mơ lông 1 – 2 lần/ ngày kèm các món chính để chữa trào ngược.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng lá làm nguyên liệu để nấu các món ăn dân dã như món trứng rán, trứng hấp lá mơ lông, …
Tận dụng lá tía tô chữa trào ngược
Lá tía tô có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị trào ngược dạ dày. Các hoạt chất trong lá tía tô hạn chế tình trạng axit tiết quá nhiều, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ chữa lành vùng bị viêm loét.
Bạn dùng 100g lá tía tô tươi, rửa sạch, đun với 1 lít nước để uống hàng ngày. Nếu sử dụng đều đặn trong 1 tháng, bạn sẽ bất ngờ trước hiệu quả mà loại nước này mang lại.
Tập Yoga giúp chữa trào ngược dạ dày
Căng thẳng, mệt mỏi, áp lực kéo dài là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về dạ dày. Vì thế, để cơ quan tiêu hóa khỏe mạnh, ngoài chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh thì bạn nên chú ý hơn đến sức khỏe tâm lý.
Từ lâu, Yoga được biết đến là liều thuốc chữa trị stress tuyệt với. Tập yoga không chỉ giúp bạn thư giãn tinh thần, hạn chế căng thẳng mà còn có tác dụng lưu thông khí huyết, ngăn ngừa lão hóa, … Đặc biệt, các bài tập Yoga hỗ trợ cân bằng độ pH trong dạ dày, giảm hiện tượng tiết axit dịch vị, ngăn ngừa hiện tượng trào ngược.
Tập yoga thường xuyên, đều đặn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên tập dưới sự hướng dẫn trực tiếp của chuyên gia và không nên tập ngay khi vừa ăn no.
Bị trào ngược dạ dày cần lưu ý gì?
Trào ngược dạ dày mang đến cho người bệnh nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Để giảm thiểu ảnh hưởng do tình trạng này gây ra, bạn cần lưu ý:
- Chia bữa ăn thành từng bữa nhỏ.
- Nên giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn
- Nên sử dụng các thực phẩm có khả năng trung hòa axit như thức ăn từ tinh bột (bánh mù, ngũ cốc), thức ăn giàu chất xơ (rau xanh, dưa hấu, táo, đào) và protein (cá hồi, trứng), …
- Hạn chế các thực phẩm kích thích axit tiết nhiều hơn như thịt đỏ, socola, cà chua, trái cây họ cam quýt, tỏi, hành tây, thực phẩm giàu chất béo hay các sản phẩm từ sữa, …
- Không sử dụng nước uống có gas, rượu bia và các chất kích thích
- Không vận động ngay sau khi ăn
- Hạn chế áp lực, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
- Súc miệng nước muối thường xuyên
Lưu ý: Cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà chỉ áp dụng với các trường hợp bệnh nhẹ. Hơn nữa, phương pháp này chỉ hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng của bệnh, không có tác dụng chữa khỏi hoàn toàn.
Nếu thấy axit trong dạ dày vẫn bị trào ngược sau thời gian áp dụng các phương pháp trên thì tình trạng bệnh của bạn khá nặng. Lúc này, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán tình trạng bệnh và có hướng điều trị hiệu quả nhất.
Việc chậm trễ trong thăm khám có thể khiến bạn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, …
Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về dấu hiệu trào ngược dạ dày cũng như một số phương pháp điều trị trào ngược tại nhà. Nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để các chuyên gia tư vấn miễn phí.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin