banner

Bệnh Noma top đầu những bệnh đáng sợ nhất là gì

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
5/5 - (42 bình chọn)

Noma được coi là một trong số những bệnh lý top đầu đáng sợ nhất trên thế giới. Trẻ nhỏ chính là nạn nhân chịu nhiều thiệt hại nhất của căn bệnh noma. Vậy bệnh noma là gì? Bài viết sau sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan và toàn diện nhất về bệnh!

Noma là bệnh gì?

Bệnh Noma còn có tên gọi khác là bệnh cam tẩu mã thuần cam (hay hầu cam). Noma là chứng bệnh viêm miệng hoại thư, xuất phát từ lợi hoặc ở má, lây lan rất nhanh ra má, môi. Khi hoại tử phần mềm xảy ra bệnh sẽ làm thủng má, môi, mũi, tiếp đến tấn công và làm hoại tử xương. Răng người bệnh lung lay, rụng dần, làm miệng có mùi hôi thối.

bệnh noma là gì

Noma thường xuất hiện ở nơi không có đủ điều kiện vệ sinh, người có sức khỏe kém. Vì thế nó dễ xuất hiện ở trẻ em bị suy giảm khả năng miễn dịch do suy dinh dưỡng hay bệnh truyền nhiễm ở những quốc gia đang phát triển.

Bệnh Noma có tỷ lệ tử vong rất cao. Theo tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 500.000 người trên thế giới bị ảnh hưởng, và có 140.000 ca bệnh mới mỗi năm được ghi nhận.

Nguyên nhân gây ra thảm họa bệnh Noma

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh Noma hiện vẫn chưa được tìm ra, những vi khuẩn như Prevotella intermedia hay Fusobacterium necrophorum được coi là tác nhân chủ yếu gây bệnh. Chúng cũng có thể tương tác với một vài loại vi khuẩn khác. Những yếu tố tố tiềm ẩn, mang tính nguy cơ của bệnh là:

– Hệ miễn dịch cơ thể suy giảm, ví dụ như do mắc phải HIV/AIDS.

– Thiếu dinh dưỡng (đặc biệt khi thiếu vitamin nhóm A và B).

– Bị mất nước nặng, VD do tiêu chảy cấp.

– Mắc những bệnh lý như bạch cầu, sởi, thương hàn…

– Môi trường ô nhiễm, vệ sinh cá nhân kém, đặc biệt là với vệ sinh răng miệng.

Bệnh Noma sẽ có khả năng khởi phát khi gặp tác nhân gây bệnh và các yếu tố tiềm tàng nằm trong số các bệnh thuộc chuỗi liên hoàn bệnh lý sau khi hệ miễn dịch bị suy yếu.

>>>>>>> hiệu thuốc gần nhất ở đâu

Các giai đoạn của bệnh Noma và triệu chứng

Bệnh Noma gồm các giai đoạn như sau:

Giai đoạn tiềm ẩn trước khi mắc bệnh

Bệnh Noma khởi đầu từ một vết loét nhỏ, thường là vết thương do viêm lợi hoại tử cấp tính. Lúc này lợi loét ra, máu chảy kèm cảm giác đau nhức. Nếu không được điều trị, viêm lợi hoại tử cấp sẽ dễ tiến triển thành viêm miệng hoại tử, làm phá hủy niêm mạc lợi, miệng và xương. Giai đoạn này nhanh chóng tiến triển thành bệnh Noma nếu không được điều trị bằng kháng sinh.

Giai đoạn 1

Những triệu chứng đầu tiên của bệnh là mặt sưng phù kèm tình trạng viêm miệng hoại tử nội nhãn. Hôi miệng xuất hiện và được coi là dấu hiệu điển hình của bệnh. Giai đoạn 1 rất ngắn, chỉ kéo dài trong một vài ngày.

Giai đoạn 2

Sau khi tình trạng viêm miệng hoại tử và phù mặt xảy ra, nhiễm trùng hoại tử sẽ lan nhanh và rộng vào niêm mạc nội tạng, cơ mặt trong vài ngày. Màu da đổi hơi xanh cho thấy tình trạng hoại tử tiềm ẩn trên bề mặt.

bệnh noma nguy hiểm thế nào

Ở một vài trường hợp, tổn thương chỉ tương đối nhỏ dù không được điều trị, nhưng cũng có nhiều trường hợp mặc dù được điều trị y tế đầy đủ trẻ vẫn bị hủy hoại khuôn mặt rất lớn. Đây có khả năng là do mức độ suy giảm hệ thống miễn dịch khác biệt.

Giai đoạn 3

Ở giai đoạn cấp tính của bệnh, mô hoại tử bắt đầu bong ra. Lúc này nhiều bệnh nhân bị tử vong do nhiễm trùng huyết. Giai đoạn 3 cũng làm hình thành mô hạt, vết thương co thắt, từ rìa của vết thương trên bề mặt niêm mạc và biểu mô bắt đầu phát triển. Tùy thuộc vào sức khỏe của bệnh nhân và mô khiếm khuyết, quá trình chữa bệnh lúc này có thể kéo dài vài tuần hoặc nhiều tháng.

Biến chứng của bệnh Noma

Ở giai đoạn đầu, bệnh Noma vẫn có cơ hội chữa khỏi rất cao. Nhưng nếu chế độ ăn uống không thay đổi, bệnh nhân không được cung cấp đầy đủ vitamin và protein ở giai đoạn đầu, số lượng vi khuẩn tăng nhanh sẽ dễ làm xảy ra sự phân hủy các mô ở đó. Khi đến giai đoạn cuối, bệnh nhân dễ tử vong do nhiễm trùng huyết. 

Hơn 90% trẻ em bị mắc bệnh noma không qua khỏi. Ngay cả sau khi điều trị y tế, bệnh vẫn gây ra những hậu quả lâu dài. Chúng bao gồm một khuôn mặt bị sẹo nghiêm trọng, nhiều trường hợp các mô của hốc mắt, môi, má hoàn toàn tan rã. Khuôn mặt khi đó bị biến dạng vĩnh viễn.

bệnh noma cam tẩu ma

Những tổn thương và biến dạng kể trên sẽ trở thành gánh nặng tàn tật suốt đời người bệnh. Hầu hết họ đều sẽ gặp các vấn đề tâm lý do bị phân biệt đối xử, bị xã hội cô lập. Ngay cả trong gia đình, những đứa trẻ mắc bệnh cũng có khả năng bị bỏ rơi, bị bỏ mặc. Người bệnh không thể công khai mà phải sống ẩn mình.

Cách điều trị bệnh Noma

Chưa có phương pháp điều trị bệnh Noma ở giai đoạn tiến triển, do đó việc căn bệnh này được phát hiện và chẩn đoán sớm là rất quan trọng. 

Do đó, cha mẹ nên quan sát kỹ dấu hiệu từ trẻ. Khi thấy trẻ bị sưng đỏ nướu, khi đánh răng bị chảy máu, đó có thể là dấu hiệu bắt đầu của bệnh Noma. Lúc này, cha mẹ cần phải tăng cường vệ sinh răng miệng cho bé, súc miệng nước muối ấm hoặc những loại nước có tính sát trùng. Bé cũng cần có một ăn chế độ ăn hàng ngày dồi dào protein và Vitamin A.

Khi giai đoạn viêm nướu hoại tử cấp tính xảy ra, vẫn cần phải tích cực điều trị bằng cách tăng cường bằng bổ sung các chất dinh dưỡng cũng như thuốc kháng sinh. Một số thuốc được sử dụng như metronidazole và amoxicillin. Một vài thuốc giảm đau và chống viêm cũng được dùng như aspirin hoặc paracetamol. Khi trẻ đã bước vào giai đoạn phù nề, hoại tử hoặc xuất hiện sẹo, cần điều trị bằng kháng sinh với liều cao hơn.

Ngoài ra, vẫn nên cho trẻ súc miệng hàng ngày với thuốc chlorhexidine elixir. Những hoạt động sau nên được thực hiện:

– Bổ sung axit folic, axit ascorbic, sắt và vitamin B trong chế độ dinh dưỡng.

– Điều trị khỏi các bệnh đã có từ trước

– Điều trị chấn thương bằng cách sát trùng, kiểm soát chảy máu. 

Khi Noma bước vào giai đoạn cuối, nếu trẻ vẫn còn sống sót, nên cho bé chữa liệu pháp vật lý để hoạt động miệng dễ dàng hơn, nhổ răng, đồng thời phẫu thuật tái tạo lại khuôn mặt và hỗ trợ về mặt tâm lý.

>>>>>>> nổi hạch ở cổ

Phòng ngừa bệnh Noma

Noma là căn bệnh gây ra do vi khuẩn, kết hợp với điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Vì thế, chúng ta có thể phòng tránh nguy cơ mắc bệnh bằng những biện pháp phổ biến như:

– Giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh. 

– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là thường xuyên vệ sinh răng miệng. Hãy khám bệnh nha khoa định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường.

– Có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao hệ miễn dịch, đặc biệt sau khi vừa hết bệnh.

Hiện nay, bệnh Noma nhìn chung đã được giảm thiểu và khống chế vì điều kiện sống được nâng cao, điều kiện vệ sinh và chất lượng bữa ăn đều được cải thiện. Ngoài ra với sự phát triển của y học, bệnh Noma đã được chữa trị thuận lợi hơn. Dù vậy, bạn vẫn nên áp dụng biện pháp phòng bệnh và nếu có dấu hiệu bất thường thì đi khám ngay để được hỗ trợ.

banner
21 26 28 35 44 51