Bệnh thủy đậu là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, bắt gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em. Nó có khả năng bùng phát thành dịch lớn khi mùa xuân đến và vào thời tiết nồm ấm. Qua bài viết sau, bạn sẽ nắm được những thông tin cần ghi nhớ về bệnh thủy đậu, từ đó phòng tránh, điều trị căn bệnh này tốt hơn.
Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu (còn có tên gọi là trái rạ), do virus thủy đậu Varicella gây ra, là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính. Virus thủy đậu là nguyên nhân gây ra bệnh ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh thủy đậu ở trẻ em cũng có các triệu chứng tương tự như ở người lớn.
Mùa xuân có thời tiết ẩm nồm, tạo điều kiện thích hợp cho bệnh thủy đậu bùng phát mạnh. Triệu chứng rõ rệt của thủy đậu là khiến da mọc lên những mụn nước phồng rộp khắp cơ thể, thậm chí cả trong niêm mạc lưỡi và miệng.
Có nhiều con đường lây nhiễm thủy đậu khác nhau. Đây cũng là bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế viemtinhhoan.vn xin phép được chia sẻ kiến thức về bệnh thủy đậu để đọc giả có thể phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Triệu chứng thủy đậu
Bệnh thủy đậu trải qua 4 giai đoạn phát triển, dấu hiệu mỗi giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn ủ bệnh
Đây là giai đoạn bệnh nhân mới nhiễm virus, virus sẽ âm thầm phát triển trong người từ 10 – 20 ngày. Lúc này, người mắc bệnh không có bất kỳ dấu hiệu gì, nên rất khó để có thể nhận biết.
Thủy đậu nhẹ ở giai đoạn khởi phát
Đây là thời điểm bùng phát bệnh. Những triệu chứng điển hình như bắt đầu mọc lên nốt thủy đậu, là những nốt phát ban đỏ có đường kính vài milimet. Các dấu hiệu khác đi kèm như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, mọc hạch sau tai, viêm họng.
Hình ảnh bệnh thủy đậu giai đoạn toàn phát
Bệnh nhân bị sốt cao, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu và đau cơ. Những nốt ban đỏ bắt đầu phỏng nước, đường kính từ 1 – 3 mm. Các nốt thủy đậu gây ngứa rát, rất khó chịu.
Mụn nước mọc kín toàn thân bệnh nhân. Chúng mọc cả vào niêm mạc miệng khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong ăn uống. Nếu bị nhiễm trùng mụn nước thì mụn còn có kích thước lớn hơn, chứa đầy dịch mủ bên trong.
Giai đoạn hồi phục
Bệnh nhân sau từ 7 – 10 ngày phát bệnh sẽ thấy mụn nước tự vỡ ra. Khi khô lại chúng bong vảy dần và phục hồi. Trong giai đoạn này cần phải vệ sinh các nốt thủy đậu cẩn thận, tránh tình trạng nhiễm trùng. Bạn nên sử dụng thêm các loại thuốc trị sẹo, trị thâm để tránh để lại sẹo rỗ trên da sau khi mụn biến mất.
Thủy đậu có lây không?
Thủy đậu có lây không và thủy đậu lây qua đường nào là thắc mắc chung của nhiều người. Thực chất, thủy đậu là 1 bệnh có khả năng truyền nhiễm.
Thủy đậu có thể lây bằng cách tiếp xúc trực tiếp. Nếu người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện… làm bắn các giọt nước bọt nhỏ li ti ra không khí thì virus sẽ phát tán trong không khí và làm người tiếp xúc lây bệnh. Nó cũng có thể lây qua chất dịch ở nốt phỏng.
Bên cạnh đó, thủy đậu cũng lây truyền gián tiếp qua việc dùng chung đồ vật bị nhiễm dịch virus với người bệnh. Trong số các bệnh da liễu thì bệnh thủy đậu nằm trong nhóm bệnh nguy hiểm vì có gây sốt cao và tổn thương da nễu không trị đúng cách có thể để lại sẹo.
Cách chữa thủy đậu ở người lớn nhanh nhất
Các cách điều trị thủy đậu như sau:
Dùng thuốc bôi thủy đậu
Với các nốt mụn trên cơ thể, dùng thuốc tím để bôi là cách giúp kháng viêm và ngăn ngừa hình thành sẹo. Khi mụn vỡ ra, bạn có thể bôi dung dịch xanh Methylen lên đó. Tuy nhiên không được dùng thuốc mỡ Penixilin, Tetaxilin hay thuốc đỏ.
Ngoài ra với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, tuyệt đối không dùng kem trị ngứa chứa Phenol để bôi.
Chăm sóc tại nhà
Bệnh nhân mắc thủy đậu cần lưu ý:
– Thường xuyên lau rửa, giữ vệ sinh quần áo lót và vệ sinh tay.
– Cắt móng tay thường xuyên để tránh bị nhiễm khuẩn thứ phát.
– Vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý, thường xuyên vệ sinh tai mũi họng, giữ cho da luôn khô sạch. Với trẻ nhỏ, không để bé gãi gây vỡ mụn nước.
– Mặc quần áo sạch sẽ và mềm mại để mụn nước không gây nhiễm trùng.
– Ăn thức ăn dạng lỏng như: cháo, trái cây, nui…
– Giữ thoáng khí ở khu vực phòng bệnh, tuy nhiên cần tránh gió lùa.
– Bệnh nhân không nên đi học hoặc đi làm cho đến khi những nốt mụn cuối cùng đã đóng vảy.
Thủy đậu kiêng gì?
Để tránh các xảy ra biến chứng trong thời gian điều trị, bệnh nhân thủy đậu cần lưu ý kiêng khem vấn đề sau:
Kiêng ăn một số thực phẩm
Bạn nên kiêng:
– Các thực phẩm nhiều cay nóng và nhiều dầu mỡ. Ví dụ: ớt, gừng, mù tạt, tiêu, tỏi, hành tây…
– Thực phẩm mặn gây nhiệt miệng và đau họng.
– Đồ ăn chứa chất béo bão hòa như sản phẩm từ sữa, bơ, phô mai, thịt… Chúng có thể làm mụn sưng viêm và phục hồi chậm hơn.
– Thịt có tính ấm, nóng như thịt chó, thịt gà, làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
– Hải sản gây dị ứng, ngứa do chứa nhiều histamine.
– Thực phẩm giàu axit, làm vùng da nổi mụn nước thêm tổn thương, sưng đỏ. VD cam, chanh, socola, cà phê.
– Các món ăn từ nếp như: bánh chưng, xôi…
– Thực phẩm có hàm lượng arginine cao như các loại hạt, đậu phộng, nho khô…
– Nhục quế: đây là thực phẩm rất kỵ với bệnh thủy đậu, bởi nó có tính đại nhiệt, tổn hại âm chất, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Kiêng ra gió
Bệnh nhân cần hạn chế ra gió, thường xuyên giữ ấm cơ thể để tránh mắc bệnh cơ hội khi sức đề kháng của cơ thể còn kém. Nhưng bạn cũng cần được ở nơi thoáng khí, không bí bách, cần bật quạt khi trời nóng để tránh ra nhiều mồ hôi gây viêm nhiễm.
Có cần kiêng nước không?
Nhiều người nghĩ rằng thủy đậu nên kiêng nước. Nhưng các chuyên gia nhận định điều này là sai. Người bị thủy đậu không cần phải kiêng nước, thậm chí họ còn cần cần tắm rửa, vệ sinh cơ thể thường xuyên để tránh tích tụ vi khuẩn trên da. Nếu vi khuẩn tích tụ sẽ gây nhiễm trùng da.
Với trẻ em, các mẹ tuyệt đối không dùng các loại nước lá, rễ cây để tự ý tắm cho trẻ, mà cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Lưu ý, khi tắm rửa hay vệ sinh cơ thể, các thao tác cần hết sức nhẹ nhàng. Việc chà xát mạnh sẽ dễ làm vỡ các bọc mụn, dễ gây nhiễm trùng và bệnh trở nặng hơn.
Thủy đậu nên ăn gì?
Người bệnh thủy đậu nên:
– Bổ sung nhiều trái cây và rau xanh, những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất hàng ngày. Đặc biệt, những rau củ quả dồi dào bio-flavonoid, vitamin A, vitamin C như dưa chuột, cà rốt, bông cải…
– Thực phẩm giàu kẽm, canxi, magie như ngũ cốc nguyên hạt, rau chân vịt, nấm, mầm lúa mì, các loại hạt, hạt bí ngô, yến mạch, socola đen…
– Các món thanh đạm, mềm dễ tiêu hóa, thức ăn dạng lỏng như cháo, soup: cháo gạo lứt, cháo tiểu mạch, cháo đậu xanh, cháo củ năng…
– Uống đủ nước hàng ngày. Để tăng cường hệ miễn dịch cơ thể nên uống thêm các loại nước ép trái cây.
Cách chữa thủy đậu dân gian
Những biện pháp chữa thủy đậu dân gian thường sử dụng nguyên liệu trong vườn làm thuốc để uống hay tắm rửa ngoài da. Nếu phù hợp cơ địa, chúng khá an toàn và hiệu quả có thể sẽ tốt.
Sử dụng lá kinh giới
Lá kinh giới được y học đánh giá cao về vai trò kháng viêm, khử khuẩn. Lá kinh giới với khả năng chống dị ứng còn giúp giảm các chất gây ngứa vết mụn, giúp cho bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn hãy chuẩn bị 100g lá kinh giới nhé!
Cách sử dụng: nấu lá kinh giới với 2 lít nước. Sau khoảng 10 phút đun sôi kỹ để các hoạt chất quý tan vào nước, bạn tắt bếp. Để nước nguội dần, khi còn hơi âm ấm thì lấy nước để tắm rửa, làm hàng ngày cho mau hết bệnh.
Sử dụng lá tre
Lá tre cũng được dân gian còn sử dụng để khắc phục bệnh thủy đậu. Bạn có thể tắm nước lá tre hàng ngày để giảm ngứa, đồng thời cải thiện các triệu chứng bệnh.
Cách làm như sau: bạn hãy đem 1 nắm to lá tre rửa qua nhiều lần và ngâm nước muối cho sạch sẽ, sau đó vớt ra cho ráo nước. Bạn nấu sẵn một nồi khoảng 3 lít nước trong lúc chờ đợi, khi nước sôi thì cho lá tre vào và nấu thêm 20 phút. Nước tre thu được dùng để tắm và lau người mỗi ngày 1 -2 lần. Lưu ý lau người bằng khăn mềm Sau vài ngày thủy đậu sẽ thuyên giảm.
Dùng lá sầu đâu
Lá sầu đâu có thể diệt khuẩn, kháng viêm nên cũng được dùng để nấu nước tắm chữa thủy đậu. Đây là cây được trồng phổ biến ở Ninh Thuận, Châu Đốc, Kiên Giang nước ta.
Chuẩn bị: 300g lá sầu đâu.
Cách dùng: lá sầu đâu đem rửa sạch rồi đun với 1 lít nước trong nửa tiếng. Vớt bỏ xác lá, pha thêm nước sạch để đủ tắm. Dùng nước lá sầu đâu tắm mỗi ngày 1 – 2 lần sẽ giảm bớt ngứa ngáy khó chịu, thúc đẩy các tổn thương trên da lành nhanh hơn.
Tuy nhiên không nên tự tiện uống nước lá sầu đâu bởi nó có khả năng gây ra một số tác dụng phụ không tốt như nôn ói, tiêu chảy, động kinh, hoặc thậm chí là tử vong.
Vác xin phòng ngừa bệnh thủy đậu
Biện pháp phòng tránh thủy đậu bằng cách tiêm chủng vắc là hiệu quả và lâu dài nhất. Việc tiêm ngừa vắc xin càng quan trọng hơn với trẻ em. Nếu gia đình có trẻ nhỏ, đừng quên cho bé tới cơ sở y tế uy tín tiêm phòng theo liều lượng quy định. Cụ thể là:
Mũi 1: Tiêm khi trẻ được trên 1 tuổi.
Mũi 2: Tiêm cho trẻ từ 1 – 13 tuổi: mũi 2 tiêm cách mũi 1 ít nhất 3 tháng. Với trẻ 13 tuổi trở lên: mũi tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
Khi bạn tiếp xúc với bệnh nhân bệnh thủy đậu mà bạn chưa tiêm phòng vắc xin, cần tiêm ngay trong 3 ngày sau đó. Không dùng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân, không chạm vào nốt thủy đậu. Người bệnh thủy đậu cần được cách ly với những người xugn quanh, để tránh lây nhiễm rộng rãi.
Trên đây là những thông tin tổng quát về bệnh thủy đậu, mong rằng nó giúp ích được cho bạn. Ngay từ hôm nay bạn hãy chủ động phòng ngừa và đẩy lùi thủy đậu.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin