Lang ben là bệnh nấm ngoài da mà con người thường gặp phải. Tuy là bệnh lang ben không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe tổng quát, thế nhưng lại khiến cho làn da mất thẩm mỹ vì không đều màu. Vậy lang ben là bệnh gì và có chữa được không? Bài viết sau sẽ cho bạn câu trả lời thiết thực!
Lang beng là gì?
Bệnh lang ben là căn bệnh da liễu hay gặp ở những nơi có khí hậu nóng ẩm. Bệnh lang ben xảy ra khi da người bị loài nấm Pityrosporum Ovale xâm nhập, tấn công. Tuy lang ben không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bệnh nhân, nhưng có thể gây mất nhiều sắc tố khiến làn da xuất hiện nhiều đốm màu sắc dị thường. Đây là lý do khiến các bệnh nhân bị lang ben luôn tự ti, cảm thấy e ngại khi gặp gỡ và giao tiếp với mọi người.
Các đốm lang ben thường gặp ở cổ, lưng, ngực, đôi khi là lang ben ở mặt, hay chân tay và thân mình. Nếu được điều trị kịp thời, lang ben có thể hoàn toàn được chữa khỏi. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể tái nhiễm bất cứ lúc nào nếu người bệnh không biết cách phòng ngừa bệnh và bảo vệ da hiệu quả.
Một điều đáng lưu ý khác đối với lang ben là bệnh này có tính lây nhiễm, cho dù đang khỏe mạnh cũng có thể nhiễm bệnh. Những người sống trong vùng lãnh thổ có khí hậu nóng ẩm thì nguy cơ lây nhiễm lại càng cao hơn. Thông thường người khỏe mạnh có thể nhiễm bệnh nếu trực tiếp tiếp xúc với người bệnh, hoặc cũng có khả năng lây bệnh do dùng chung với người bệnh những đồ dùng cá nhân, như mặc chung quần áo hay dùng chung khăn…
Nguyên nhân gây ra bệnh lang ben
Trên bề mặt da, tác nhân gây bệnh là nấm Pityrosporum ovale sẽ phát triển mạnh và tác động vào lớp biểu bì trên da. Lúc này sắc tố dưới da thay đổi, khiến cho các vùng da trên cơ thể giảm hoặc mất sắc tố, trở nên trắng hơn hẳn so với xung quanh.
Một số yếu tố nguy cơ khiến bệnh lang ben phát tác mạnh là:
– Thời tiết nóng ẩm
– Vệ sinh cá nhân kém.
– Da tăng tiết dầu
– Ra nhiều mồ hôi
– Cơ thể suy giảm miễn dịch (mắc cúm, HIV, sởi…)
– Thay đổi nội tiết tố (nhất là với người đang tuổi dậy thì, sử dụng nội tiết thay thế hoặc đang mang thai).
Những triệu chứng của lang ben
Nếu phát hiện có những biểu hiện như sau trên cơ thể thì rất có thể bạn đã mắc bệnh lang ben:
– Sắc tố da có nhiều thay đổi. Xuất hiện trên da những vùng màu trắng (cũng có thể là màu hồng hay nâu). Kích thước của những đốm da đó sẽ ngày càng tăng lên.
– Ở những vùng da bệnh, cảm giác ngứa rát sẽ xuất hiện, rất khó chịu. Đặc biệt là trong thời tiết nóng ẩm, khi da đổ nhiều mồ hôi thì cơn ngứa càng tăng lên nhiều.
– Vùng da sẽ trở nên nóng rát khi bị trực tiếp ánh nắng mặt trời chiếu vào, thậm chí, vùng da này còn không thể nào chịu được ánh nắng.
– Nấm lang ben có khả năng xuất hiện ở tất cả các vùng da trên cơ thể nhưng gặp nhiều nhất là ở vùng vùng ngực, sau lưng, cánh tay hay vùng cổ.
Những hình ảnh lang ben thường gặp
Hầu hết các chuyên gia y tế đều cho rằng lang ben có thể gây ra tình trạng biến đổi sắc tố da nghiêm trọng, gây ra nhiều màu sắc khác nhau:
– Lang ben đỏ: Trên da bệnh nhân sẽ xuất hiện những chấm đỏ tương tự như những dát hồng ban. Lang beng đỏ thường hay bị nhầm lẫn với mề đay, dị ứng thuốc, hắc lào.
– Lang ben trắng: Da bạn sẽ loang lổ xuất hiện những lỏm trắng nhỏ li ti do xảy ra giảm sắc tố da gây ra. Bề mặt sẽ có lớp vảy mị, khi bạn cào nhẹ vùng da này thì rất dễ bong tróc.
– Lang ben đen: lang ben đen sẽ làm tăng sắc tố da lên nên khiến các mảng da có màu sẫm hơn so với ban đầu.
– Lang beng nâu: khi vùng da bị lang ben không tiếp xúc nhiều với ánh nắng mắt trời thì sẽ chuyển sang màu nâu sữa, hồng đất,…
Lang ben ở trẻ em
Lang ben ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng do nấm gây ra. Khi bị lang ben, các bé sẽ cảm thấy ngứa ngáy, màu da vùng bị bệnh thay đổi, như xuất hiện các vết loang đen hoặc trắng bất thường, gây mất thẩm mỹ và dễ tái phát. Những mảng da có màu sắc loang lổ này xuất hiện nhiều trên vùng da lưng, ngực, vùng nách hoặc cổ của trẻ với các đặc điểm sau:
- Trẻ có làn da trắng thì sẽ thấy những mảng da màu đậm hơn xuất hiện, còn đối với trẻ có làn da đậm thì sẽ thấy những mảng da có màu sáng hơn xuất hiện.
- Trên các mảng da đổi màu sẽ thấy viền nổi bật, và các vết loang thì có kích thước không đều nhau.
- Các đốm loang có thể bị bong tróc da tự nhiên hoặc nổi vảy.
- Tại vùng da bị loang thường ngứa ngáy. Nếu không được điều trị kịp thời, khu vực tổn thương sẽ lan rộng rãi và trở nên nguy hiểm hơn, đặc biệt khi da bé tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời.
Bệnh lang ben tuy không có những ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ em, từ sức khỏe đến tính mạng, nhưng về lâu dài lại khiến làn da của bé bị tổn thương lớn, gây ra tình trạng mất thẩm mỹ và nguy cơ tái phát cũng cao.
Trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm, rất dễ bị kích ứng nên phụ huynh không thể dùng thuốc tự ý chữa bệnh lang ben cho trẻ. Cần có sự thăm khám/tư vấn từ phía bác sĩ để việc điều trị được an toàn và hiệu quả hơn.
Phân biệt bệnh lang beng hắc lào
Lang ben và hắc lào nhìn chung đều là bệnh lý ngoài da gây ra bởi sự nhiễm nấm. Lang ben và hắc lào có một số điểm giống nhau nên dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên việc phân biệt 2 bệnh này cũng không quá khó khăn, Những điểm phân biệt giữa lang ben và hắc lào như sau:
Bệnh lang ben
– Nguyên nhân: do Nấm Pityrosporum ovale
– Triệu chứng:
- Các mảng da màu sắc khác nhau (như trắng, hồng hay nâu)
- Bề mặt da có vảy mịn, cạo ra như vảy phấn
- Vị trí xuất hiện: cổ, ngực, cánh tay, lưng
- Có lúc không ngứa, hoặc ngứa ít, tăng lên khi ra nắng hoặc khi đổ mồ hôi
Bệnh hắc lào
– Nguyên nhân: do nấm Epidermophytone hoặc Microsporum
– Triệu chứng:
- Gây ra đốm da màu đỏ, có mụn nước ở rìa
- Thương tổn có hình đồng xu (lác đồng tiền)
- Vị trí xuất hiện: mông, bẹn, nách
- Bình thường cũng gây ngứa, tăng lên khi đổ mồ hôi.
Lang ben có lây không?
Bệnh lang ben thực chất lây mạnh khi gặp được điều kiện thuận lợi, như vào mùa hè nắng nóng hoặc lao động nặng khiến người bị đổ mồ hôi…
Căn bệnh này dễ lây từ người sang người theo 2 con đường:
– Tiếp xúc da trực tiếp.
– Tiếp xúc gián tiếp, ví dụ như sử dụng chung quần áo, vật dụng cá nhân (khăn mặt, khăn tắm, dao cạo râu,…)
Bệnh làm da suy yếu nên người bệnh càng dễ mắc thêm những bệnh ngoài da khác…
Phương pháp chẩn đoán lang ben
Các triệu chứng của lang ben nhìn chung thể hiện rất rõ ràng trên da, là khiến các mảng da đổi màu. Nhờ những mảng da đó mà bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể lấy mẫu da trực tiếp để đưa dưới kính hiển vi quan sát, từ đó mà phát hiện ra tác nhân nấm gây bệnh.
Nhìn chung để chẩn đoán lang ben không quá khó khăn, nhưng nếu căn bệnh này tiến triển phức tạp hoặc có sự kết hợp với những bệnh lý khác thì cần áp dụng một số phương pháp đặc biệt để phát hiện. Đó là lý do người bệnh cần phải trực tiếp thăm khám thay vì tự xác định bệnh và tự ý mua thuốc về điều trị.
Bị lang ben làm sao khỏi hoàn toàn?
Bệnh lang ben bắt gặp thường xuyên ở những người đổ mồ hôi nhiều, có cơ địa da dầu, khiến cho làn da luôn có độ ẩm ở mức cao. Căn bệnh này cũng điều trị không khó, tuy nhiên bệnh dễ tái phát ngay tại vùng da vừa khỏi bệnh, hoặc tại các vùng da khác sau khi chữa, bởi lẽ nấm là một loại tác nhân rất khó để triệt để tiêu diệt. Đó là vì lý do bạn cần điều trị lang ben một cách kiên trì, ngay cả khi thấy dấu hiệu bệnh đã biến mất.
Lang ben bôi thuốc gì?
Những trường hợp mới mắc lang ben, tổn thương chỉ khu trú tại một số vùng da nhất định và chưa nhiều thì có thể dùng thuốc bôi. Bạn có thể dùng riêng lẻ loại thuốc hoặc kết hợp các loại sau:
- Xà phòng sastid: Trước khi bôi thuốc cần phải tắm và vệ sinh da một cách sạch sẽ.
- Kem bôi trị nấm như: Clotrimazole, Terbinafine, Ketoconazole,…
>>>>>>> Thuốc bôi ngứa dương vật
Dùng thuốc điều trị toàn thân
Phương pháp này dùng cho những bệnh nhân đã bị lang ben lan rộng trên nhiều vùng da, không đáp ứng với thuốc bôi tại chỗ và tổn thương đã nặng. Khi đó dùng thuốc qua đường uống sẽ thấy tác dụng mạnh và tốt hơn. Những loại thường được sử dụng bao gồm: Itraconazole, Fluconazole, Ketoconazole, Gricin,…
Chăm sóc và bảo vệ da
Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị lang ben, bạn cũng cần lưu ý bảo vệ và chăm sóc da cẩn thận, tránh để khu vực này tổn thương nghiêm trọng bằng cách:
- Tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời một cách trực tiếp, đặc biệt vào buổi trưa, buổi chiều.
- Tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao.
- Sinh hoạt điều độ và nghỉ ngơi hợp lý.
- Bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và kẽm để tăng sức đề kháng của da.
Phòng ngừa tái phát bệnh lang ben thế nào
Lang ben rất dễ tái nhiễm trở lại. Đó là lý do bạn nên lưu ý những điều sau đây để tránh cho bệnh có nguy cơ tái phát:
- Hạn chế trực tiếp tiếp xúc với nhiệt độ cao và ánh nắng mặt trời, hoặc điều kiện thời tiết nóng ẩm.
- Nếu thấy thời tiết nóng bức, hãy sử dụng quần áo mỏng, thoáng và có khả năng thấm hút mồ hôi, tuyệt đối tránh mặc đồ ẩm ướt.
- Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân, sử dụng riêng đồ dùng cá nhân.
- Giặt giũ quần áo sạch sẽ, phơi dưới ánh sáng mặt trời.
- Trước khi mặc quần áo cần lau khô người.
- Tránh để cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi.
Lang ben chỉ là một bệnh da liễu với các triệu chứng ngoài da nên không nguy hiểm. Tuy nhiên nó sẽ làm thẩm mỹ da bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra những vấn đề phiền toái trong cuộc sống. Đây là căn bệnh không khó điều trị, nhưng bạn hãy kiên trì dùng thuốc theo hướng dẫn của chuyên gia và bảo vệ da một cách thận trọng.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin