banner

PSA xét nghiệm chỉ số PSA ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
5/5 - (29 bình chọn)

Ung thư tiền liệt tuyến rất phổ biến với nam giới. Nhưng triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu không rõ ràng nên rất khó phát hiện. Chỉ số PSA ra đời, được công nhận là bước đột phá trong chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến. Xét nghiệm PSA sẽ giúp bệnh nhân phát hiện ung thư tuyến tiền liệt ngay giai đoạn đầu tiên. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chỉ số PSA bạn nhé!

Chỉ số PSA là gì?

Ung thư tiền liệt tuyến được coi là bệnh lý nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cơ hội sống của bệnh nhân sẽ tăng lên nếu điều trị ung thư tuyến tiền liệt ngay từ giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bệnh lại rất khó để phát hiện vì triệu chứng không rõ ràng. Thông qua xét nghiệm PSA, việc chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt trong y học đã trở nên chính xác và dễ dàng hơn nhiều, góp phần nâng cao khả năng sống cho bệnh nhân.

Xét nghiệm chỉ số PSA

Vậy xét nghiệm PSA là gì? Đây là biện pháp giúp xác định nồng độ PSA có trong máu. Theo đó, PSA được coi là loại kháng nguyên đặc hiệu tiết ra từ tuyến tiền liệt. Có thể tìm thấy PSA trong máu hoặc tinh dịch của bệnh nhân.

Nồng độ PSA ở người khỏe mạnh bình thường rất thấp. Nhưng nếu mắc ung thư tiền liệt tuyến thì nồng độ PSA sẽ tăng cao trong máu ở gần như 100% số bệnh nhân. Cũng có trường hợp, tuy nồng độ PSA trong máu tăng nhưng do những rối loạn tuyến tiền liệt lành tính khác. Ví dụ như: phì đại tiền liệt tuyến, viêm tuyến tiền liệt. Do đó, chỉ số PSA chỉ được coi là một trong những căn cứ định hướng chẩn đoán, cũng như theo dõi điều trị dành cho bác sĩ.

Xét nghiệm PSA tiến hành ra sao?

Trước khi xét nghiệm PSA, bạn sẽ được nhân viên y tế lấy máu ở tĩnh mạch. Mẫu máu lúc này được đem đi phân tích ở phòng thí nghiệm, nhằm định lượng nồng độ PSA.

Ngoài chỉ số PSA trong máu tăng, các yếu tố khác cũng được bác sĩ sử dụng như: tiền sử gia đình, tuổi tác, kích thước tuyến tiền liệt, những loại thuốc đang dùng… Để xác định chẩn đoán, bạn còn cần sinh thiết tuyến tiền liệt theo yêu cầu bác sĩ đưa ra.

Xét nghiệm PSA nên thực hiện khi nào?

Thực tế, không phải đối tượng nào cũng cần xét nghiệm PSA. Bạn nên xét nghiệm nếu thuộc một trong số trường hợp đặc biệt sau:

– Khi muốn sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt: nếu đã ngoài 50 tuổi thì nên thực hiện xét nghiệm PSA hàng năm, phương pháp này sẽ giúp bạn sàng lọc và phát hiện bệnh sớm.

– Có tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến tiền liệt: từ năm 40 tuổi trở đi cũng nên xét nghiệm thường xuyên.

– Thực hiện khi cần theo dõi hiệu quả điều trị ung thư tiền liệt tuyến, hoặc đánh giá nguy cơ tái phát bệnh. Tùy từng đối tượng, từng trường hợp, từng mức độ bệnh cụ thể, bệnh nhân cần được theo dõi từ 6 đến 36 tháng sau khi điều trị ung thư tiền liệt tuyến.

Cảnh báo nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt qua chỉ số PSA

PSA có độ nhạy 21% và độ đặc hiệu khoảng 91%, giúp chẩn đoán, cũng như phát hiện ung thư tiền liệt tuyến từ sớm. Kết quả xét nghiệm PSA được các chuyên gia giải thích như sau:

– Với nam giới bình thường, khỏe mạnh, chỉ số PSA toàn phần trong máu chưa tới 4ng/mL.

– Cần theo dõi thêm nếu chỉ số PSA toàn phần trong máu khoảng từ 4 – 10ng/ml. Lúc này cũng cần loại trừ những nguyên nhân làm tăng PSA khác.

– Nghi ngờ ung thư tiền liệt tuyến: khi PSA > 10ng/ml.

Không phải cứ thấy nồng độ PSA cao thì khẳng định được đó là ung thư tiền liệt tuyến. Có những bệnh lý khác cũng làm tăng chỉ số này như: phì đại tuyến tiền liệt lành tính, viêm tuyến tiền liệt… Cách tốt nhất là bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ để được chuyên gia kiểm tra.

>>>>>>>> Cách chữa viêm tuyến tiền liệt

Những ưu điểm của phương pháp sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến bằng PSA

Những ưu điểm của phương pháp này gồm:

– Giúp bệnh nhân và bác sĩ phát hiện sớm ung thư tiền liệt tuyến. Qua đó, người bệnh nhanh chóng được điều trị theo phương pháp thích hợp, kịp thời. Nếu được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, bệnh thậm chí còn có khả năng chữa khỏi.

– Tương tự như khi những xét nghiệm máu khác, xét nghiệm PSA không đòi hỏi kỹ thuật cao mà khá đơn giản. Nó cũng không cần dùng máy móc hiện đại.

– Kết quả xét nghiệm PSA là khách quan, không bị người khám, tâm lý của bệnh nhân làm ảnh hưởng. Vì thế, nó mang đến sự an tâm cho người bệnh, giúp người bệnh nắm được tình trạng sức khỏe của mình một cách chủ động.

Kể từ khi Hoa Kỳ ứng dụng xét nghiệm PSA, số ca tử vong do bệnh lý ung thư tuyến tiền liệt đã giảm đáng kể. Vì thế, phương pháp này được khuyến cáo sử dụng cho những người có nhu cầu tầm soát ung thư tuyến tiền liệt.

>>>>>>>> Chi phí chữa viêm tuyến tiền liệt

Những nhược điểm của phương pháp sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến bằng PSA

Xét nghiệm PSA cũng có những nhược điểm nhất định, cụ thể là:

– Ung thư tiền liệt tuyến có khi phát triển chậm, thậm chí không lan ra ngoài tuyến tiền liệt. Vì thế nếu chỉ xét nghiệm máu thông thường sẽ không phát hiện được bệnh ở giai đoạn đầu.

– Xét nghiệm PSA không chính xác hoàn toàn. Kết quả nồng độ PSA có thể “âm tính giả” nếu PSA không tăng (mô ung thư không làm tăng PSA). Điều này là do tác động của một số loại thuốc hóa trị hoặc bệnh béo phì.

– Ngược lại, cũng có trường hợp “dương tính giả” xảy ra khi bệnh nhân mắc bệnh khác (viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt lành tính…)

– Chi phí xét nghiệm PSA có phần tốn kém.

Nhìn lại về ung thư tiền liệt tuyến

Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ, vị trí nằm ở dưới bàng quang của nam giới. Tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo, nằm bên trong dương vật. Ung thư tiền liệt tuyến là bệnh rất hay gặp với nam giới, gây ra nguy cơ tử vong cao. Thậm chí tỷ lệ gây tử vong của nó còn đứng thứ 2, chỉ sau ung thư phổi. Mặc dù vậy, bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến nhẹ nếu được phát hiện kịp thời vẫn sống được nhiều năm.

Nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến tăng ở những nhóm đối tượng sau:

– Tuổi tác: Nam giới sau 50 tuổi.

– Chủng tộc: nhóm người dễ mắc nhất là người gốc Phi, tiếp theo là người châu Âu. Tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là người châu Á.

– Tiền sử gia đình: nếu chú, cha hoặc anh trai bạn mắc phải căn bệnh này trước 65 tuổi thì bạn có tới 50% nguy cơ mắc căn bệnh này.

– Di truyền đột biến gen: nếu tiền sử gia đình có trường hợp mắc bệnh, hoặc được chẩn đoán đột biến gen BRCA1 – BRCA2, bạn nên đi xét nghiệm ngay.

– Chế độ ăn: ăn ít rau quả, nhiều chất béo động vật khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh.

Thực tế cho thấy không phải ai mắc ung thư tiền liệt tuyến cũng cần phẫu thuật. Đây là căn bệnh tiến triển chậm, ròng rã trong nhiều năm. Thậm chí nó có thể không gây ra triệu chứng rõ ràng, hay tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Đây được coi là ung thư tiền liệt tuyến thể ẩn (bên cạnh thể có biểu hiện lâm sàng). Để quyết định điều trị, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe, tuổi tác của người bệnh, nguy cơ phát triển bệnh…

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp tác dụng phụ hoặc rủi ro trong quá trình chữa bệnh. Ví dụ như: rối loạn cương dương, tiểu không tự chủ, rối loạn chức năng ruột…

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn về chỉ số PSA và xét nghiệm PSA ở nam giới. Cần lưu ý rằng PSA cao chưa chắc đã là ung thư tuyến tiền liệt. Bác sĩ còn cần chỉ định thêm một số xét nghiệm khác mới có thể kết luận chắc chắn về bệnh được.

banner
21 26 28 35 44 51