Sốt phát ban là căn bệnh thường chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ. Thế nhưng ít ai biết rằng sốt phát ban cũng xảy ra cả ở người lớn. Thậm chí, sốt phát ban ở người lớn còn dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm nếu không được kịp thời điều trị. Cùng tìm hiểu về sốt phát ban ở người lớn qua bài viết sau!
Hiện tượng sốt phát ban ở người lớn là gì?
Sốt phát ban là tình trạng nóng sốt, mệt mỏi do thân nhiệt tăng cao, kèm theo đó là trên da xuất hiện những vết ban màu đỏ hoặc hồng. Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên là đối tượng thường xuyên bị sốt phát ban. Tuy nhiên người lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là người có sức đề kháng kém, nếu tiếp xúc với mầm bệnh.
Sốt phát ban ở người lớn không quá nghiêm trọng. Triệu chứng sốt sẽ giảm, sức khỏe phục hồi dần nếu người bệnh được chữa sớm và nghỉ ngơi đúng cách. Nhưng trong một số trường hợp khác, người bệnh không chữa trị đầy đủ do tâm lý chủ quan, sốt phát ban có khả năng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu sốt phát ban ở người lớn
Ở người lớn, bệnh sốt phát ban thường ủ bệnh từ một đến hai tuần rồi mới gây ra những triệu chứng đầu tiên. Những triệu chứng này thường tồn tại một thời gian dài. Chúng bao gồm:
Sốt cao: biểu hiện sốt phát ban ở người lớn
Cơn sốt phát ban thường đến rất đột ngột. Lúc này bệnh nhân có thể tăng nhiệt độ lên tới 39 độ C. Đi kèm với tình trạng sốt cao có thể là viêm kết mạc, ho, sổ mũi, đau đầu…
Da nổi ban đỏ: hình ảnh sốt phát ban ở người lớn
Sốt phát ban có dấu hiệu điển hình là làm cho da người bệnh mọc lên các nốt ban đỏ. Ban đầu ban có dạng phẳng, màu hồng nhạt, nổi cộm nhẹ. Nhưng càng về sau nó càng nổi rõ ràng hơn trên da và chuyển màu đỏ. Chúng nổi khắp toàn thân, không có tính chu kỳ. Ở trường hợp nhẹ, nốt phát ban chỉ xuất hiện vài tiếng đến một ngày là biến mất. Nhưng với những người bệnh nặng thì nó có thể kéo dài vài ngày.
Sưng hạch: dấu hiệu phát ban ở người lớn
Hai bên quai hàm và cổ của người bệnh sẽ bị nổi hạch và sưng. Nổi hạch ở cổ là do hệ miễn dịch đang phản ứng với các tác nhân gây bệnh. Hệ miễn dịch sẽ tập trung kháng thể đến vùng viêm nhiễm chiến đấu với các vi khuẩn có hại vùng chiến đấu sẽ tạo nên hạch có thể gây đau.
Các triệu chứng khác
Khi người lớn mắc sốt phát ban còn thấy chán ăn, mỏi mệt, suy nhược cơ thể, mất nước, tiêu chảy nhẹ, viêm họng, sưng mí mắt, ho, đau tai, sốt cao, co giật… Nếu những dấu hiệu này chuyển nặng, cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ.
Sốt phát ban ở người lớn có ngứa không?
Sốt phát ban có thể khiến người bệnh ngứa ngáy, đặc biệt dễ gặp phải với những ai có làn da nhạy cảm. Ngoài nguyên nhân có da nhạy cảm, tình trạng ngứa ngáy này còn có thể do cơ thể chưa được vệ sinh một cách sạch sẽ. Vì thế bạn hãy vệ sinh cơ thể hàng ngày bằng cách dùng khăn ấm lau người. Bên cạnh đó, cũng nên thường xuyên thay quần áo và sử dụng những y phục thoáng mát.
Thông thường, tình trạng ngứa ngáy do sốt phát ban không cần phải điều trị cũng có thể thuyên giảm. Tuy nhiên tình trạng này sẽ khiến người bệnh khó chịu và bứt rứt một thời gian.
Sốt phát ban ở người lớn nên ăn gì?
Áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý là điều cần thiết với người bệnh sốt phát ban. Nếu ăn uống những món ăn phù hợp, bạn sẽ mau khỏi bệnh hơn. Vì thế khi bị sốt phát ban, người lớn lên tham khảo những thực đơn sau đây:
Thực phẩm giàu Vitamin C
Vitamin C giúp khống chế các loại vi khuẩn, virus và tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân. Bạn có thể bổ sung vitamin C qua những thực phẩm như đu đủ, bưởi, cam, quýt, chuối…
Thực phẩm dễ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của bạn sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu ăn những món ăn dễ tiêu hóa. Những món này sẽ giúp bạn tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy bụng… Theo đó những món ăn bạn có thể sử dụng là ngũ cốc, súp, cháo, rau xanh…
Trứng, sữa, phô mai
Khi bị sốt phát ban, bạn nên ăn những món ăn chứa nhiều sữa như sữa chua, phô mai… Sữa là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, sẽ giúp căn bệnh của bạn có tiến triển tốt hơn.
Uống đủ nước mỗi ngày
Cơn sốt phát ban khiến cho bệnh nhân dễ bị mất nước cũng như chất điện giải. Do đó khi mắc phải căn bệnh này, bạn cần uống đủ nước. Hãy lựa chọn các loại nước ép trái cây, nước lọc, nước ép rau củ và oresol…
Sốt phát ban ở người lớn nên kiêng gì?
Biết được những điều không nên làm khi bị sốt phát ban sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ của căn bệnh này. Sốt phát ban ở người lớn nên kiêng những điều sau:
Sốt phát ban ở người lớn kiêng gì? Gãi ngứa
Khi bị sốt phát ban, trên khắp cơ thể sẽ mọc lên những nốt ban đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu. Thế nhưng bạn cần kiêng việc gãi ngứa, bởi hành động này sẽ khiến da bạn bị tổn thương. Khi đó, những loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công làn da, khiến bệnh trở nặng hơn. Ngoài ra nó còn có thể dẫn tới biến chứng nhiễm trùng hoặc viêm da.
Thận trong khi tắm
Sốt phát ban không cần kiêng tắm hoàn toàn, tuy nhiên bạn cần giảm thiểu nguy cơ nhiễm lạnh bằng cách tắm nước nóng. Tình trạng sốt sẽ diễn tiến nặng hơn nếu bạn tắm nước lạnh, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn. Không những thế, tắm nước lạnh còn làm bạn dễ bị cảm cúm.
Lưu ý: để sát khuẩn, bạn có thể cho thêm một ít muối sạch vào trong nước tắm. Không nên dùng sữa tắm hay những loại chất tẩy rửa gây kích thích. Cần lau khô người ngay sau khi tắm bằng khăn sạch.
Kiêng mặc trang phục chật chội
Những loại trang phục bó sát khiến cho các nốt phát ban bị cọ xát thường xuyên, gây đau rát và nhiễm trùng. Đó là lý do bạn nên lựa chọn những loại y phục thoải mái hơn, làm từ vải mềm thay vì vải thô cứng hoặc quá dày.
Kiêng đến nơi đông người
Với bệnh nhân bị sốt phát ban, kiêng đến những nơi đông người là điều cần thiết. Bởi lẽ căn bệnh này có thể lây nhiễm ra cộng đồng.
Kiêng ở trong môi trường bị ô nhiễm
Sống trong một môi trường ô nhiễm sẽ khiến cho cơ thể của bạn càng suy yếu hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập. Vì thế bệnh nhân sốt phát ban không nên đến những khu vực có khói bụi hoặc lông thú…
Sốt phát ban ở người lớn kiêng ăn gì?
Bạn đã biết sốt phát ban nên ăn gì, vậy bạn có biết sốt phát ban không nên ăn gì không? Sau đây là những thực phẩm mà bệnh nhân sốt phát ban nên kiêng:
Đồ ăn cay nóng
Bạn cần loại bỏ ngay những đồ ăn cay nóng có trong thực đơn hàng ngày. Bởi lẽ những món ăn này có thể coi là kẻ thù của hệ tiêu hóa và đặc biệt là dạ dày. Ăn những món đồ này khiến hệ tiêu hóa hoạt động khó khăn hơn, bạn dễ bị nóng trong, táo bón, khó tiêu… Tình trạng đó sẽ khiến bệnh sốt phát ban trở nên tồi tệ hơn.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ nói chung đều khiến cho hệ tiêu hóa phải hoạt động nặng nề hơn. Khi đó, thể trạng người bệnh sẽ bị ảnh hưởng, trở nên mệt mỏi hơn và căn bệnh cũng kéo dài hơn.
Trứng
Đối với hầu hết mọi người, trứng là loại thực phẩm bổ dưỡng. Thế nhưng đây lại là món ăn không nên xuất hiện trong thực đơn của người mắc bệnh sốt phát ban. Bởi lẽ có quá nhiều protein trong trứng. Khi bệnh nhân ăn quá nhiều protein thì một lượng nhiệt lớn sẽ được cơ thể sản sinh, khiến tình trạng thêm tồi tệ.
Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt
Những món ăn chứa quá nhiều muối và nhiều đường sẽ khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động khó khăn. Vì thế chúng đều không tốt cho sức khỏe người bệnh.
Đồ uống có ga và chất kích thích
Bệnh nhân sốt phát ban sẽ hồi phục chậm hơn nếu sử dụng chất kích thích và đồ uống có ga thường xuyên. Những món này đều khiến bụng khó tiêu, dễ bị cồn bụng, có hại cho sức khỏe.
Nước lạnh
Khi bị sốt phát ban thì bạn không nên uống nước lạnh, bao gồm cả đá lạnh. Tính hàn trong nước lạnh sẽ làm cơn sốt kéo dài, bệnh diễn biến trầm trọng hơn và lâu khỏi hơn.
Sốt phát ban không nên kiêng gì?
Rất nhiều bệnh nhân nghĩ rằng khi bị sốt phát ban cần phải kiêng nước, kiêng ăn uống và kiêng gió. Tuy nhiên theo các chuyên gia, những quan điểm này là hoàn toàn sai lầm, không thể áp dụng máy móc. Nếu không cẩn thận bệnh còn diễn tiến nặng hơn. Nguyên nhân là do:
- Nếu kiêng nước thì bạn sẽ không vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày được, khiến vi khuẩn có hại dễ phát triển hơn trên da.
- Nếu bạn kiêng gió theo kiểu trùm kín người, sẽ làm cơ thể toát nhiều mồ hôi. Lúc này hiện tượng ngấm ngược vào trong xảy ra nên bệnh lâu khỏi hơn.
- Khi bạn kiêng ăn uống quá nhiều thì sức đề kháng sẽ kém đi, đồng thời dễ bị nhiễm trùng hơn. Vì thế vẫn cần phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và chỉ nên kiêng một số loại thực phẩm không nên ăn.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Khi bị sốt phát ban thể nhẹ, bạn chưa cần quá lo lắng vì bệnh có thể biến mất sau vài ngày. Trong khoảng thời gian này, bạn cũng có thể sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau, hạ sốt, thuốc giảm ho… theo hướng dẫn của bác sĩ. Nhưng nếu không thấy bệnh thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi đúng cách và áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà, bạn cần lưu ý. Phòng khám đa khoa quốc tế hà nội khuyên bạn nên đến cơ sở y tế nếu thấy những triệu chứng sau trở nặng:
- Liên tục sốt cao trên 40 độ, cơ thể không đáp ứng thuốc hạ sốt.
- Thở nhanh và mạnh, hô hấp khó khăn.
- Co giật, mất ý thức.
- Suy nhược cơ thể, ngủ nhiều và hôn mê sâu.
- Buồn nôn.
- Các nốt phát ban ngày càng lan rộng.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trang bị cho mình những kiến thức hữu ích về bệnh sốt phát ban ở người lớn. Điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh! Chúc bạn sớm thoát khỏi căn bệnh này!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin