Bệnh sốt xuất huyết quanh năm lúc nào cũng có thể xảy ra, nhưng bùng phát nhiều nhất vào mùa mưa, trong vòng tháng 7 – 11 hàng năm. Nếu nắm rõ về các dấu hiệu nhận biết và các yếu tố khác về sốt xuất huyết, bạn sẽ điều trị bệnh tốt hơn. Vậy sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo nào không? Biện pháp phòng ngừa và điều trị ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết tiếng Anh là “Dengue fever”, là một căn bệnh phổ biến tại vùng khí hậu nhiệt đới, gây ra bởi vi rút Dengue. Một người trong suốt cuộc đời có thể sẽ bị sốt xuất huyết nhiều lần. Dengue là loại virus chỉ lây lan chủ yếu do muỗi sang người, đó là muỗi cái thuộc giống Aedes, phổ biến là Aedes aegypti.
Bệnh sốt xuất huyết nói chung xảy ra quanh năm, trong đó mùa mưa – mùa sinh sản của muỗi chính là mùa cao điểm nhất. Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị sốt xuất huyết. Bệnh gây sốt cao, đau nhức xương, xuất huyết, mệt mỏi, rối loạn đông máu, giảm huyết áp đột ngột. Sốt xuất huyết trở nặng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Người bệnh bị sốt xuất huyết cần được chăm sóc đúng cách, thường xuyên theo dõi triệu chứng. Nếu không được kịp thời chẩn đoán và điều trị, người bệnh thậm chí có nguy cơ tử vong.
>>>>>> sốt siêu vi là gì
Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Giống như sốt xuất huyết người lớn, sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể xảy ra. Khi trẻ em bị sốt xuất huyết thì sau 3 ngày có thể xuất hiện dấu hiệu sốt cao. Nhiều bậc bố mẹ nhầm tưởng đây là nhiễm khuẩn đường hô hấp hay cảm cúm. Tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.
Sốt xuất huyết có triệu chứng gì?
Sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ, sốt xuất huyết bị ngứa, sốt xuất huyết phát ban, sốt xuất huyết bị tiêu chảy, sốt xuất huyết giảm tiểu cầu… đều là những triệu chứng có thể gặp phải. Cụ thể như sau:
Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ
Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ hay dễ bị nhầm với các căn bệnh như cảm, sốt hoặc phát ban đỏ. Sốt xuất huyết thể nhẹ bao gồm các triệu chứng phổ biến sau: sốt kèm đau mắt, phát ban, buồn nôn, nhức đầu, đau xương, đau xương khớp,…
Các triệu chứng sốt xuất huyết thường kéo dài từ 4 – 7 ngày. Người bệnh nếu được chăm sóc đúng cách thì sau khoảng 1 tuần có thể khỏi bệnh.
Triệu chứng sốt xuất huyết thể nặng
Với tình trạng sốt xuất huyết thể nặng, các triệu chứng của thể nhẹ sẽ xuất hiện, cộng thêm những triệu chứng dưới đây:
– Xuất hiện các nốt xuất huyết ngoài da.
– Mũi hoặc chân răng chảy máu.
– Nôi ra máu, trong phân có máu do xuất huyết nội tạng.
– Đau bụng, nôn nhiều, chân tay lạnh ẩm.
– Người choáng váng, mệt mỏi li bì.
Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng thể nặng, cần phải được cấp cứu kịp thời, bởi nguy cơ tử vong hoặc di chứng nặng có thể xảy ra.
>>>>>>> Dấu hiệu bệnh giang mai
Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Theo như Bộ Y tế Việt Nam thống kê, mỗi tuần có khoảng 500 – 1000 ca mắc sốt xuất huyết trên cả nước. Nếu nhiễm một chủng bệnh khác hoặc không được điều trị kịp thời, những biến chứng nặng nề hoặc nguy cơ tàn tật vĩnh viễn, tử vong… có thể xảy ra.
Sốc do mất máu
Người bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện tình trạng chảy máu ở chân răng hay mũi. Trầm trọng hơn là những trường hợp xuất huyết nội tạng, khiến bệnh nhân ho ra máu, nôn ra máu, đi tiểu ra máu, rong kinh, ra máu âm đạo bất thường… [1]
Mù đột ngột, hoặc xuất huyết trong dịch kính mắt
Người bệnh bệnh sốt xuất huyết thường rất dễ bị tổn thương mắt. Cụ thể, tình trạng xuất huyết võng mạc có thể xảy ra, khiến cho mạch máu của võng mạc bị tổn hại nghiêm trọng. Lúc này bệnh nhân bị giảm sút thị lực. Bên cạnh đó, tình trạng xuất huyết ở trong dịch kính mắt cũng có thể xảy ra. Khi đó bệnh nhân cần phải được cấp cứu kịp thời, nếu không thì rất dễ bị mù.
Các chức năng nội tạng bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Tình trạng dịch huyết tương bị xuất huyết và tim không đủ sức bơm máu dẫn tới màng tim bị tràn dịch và ứ đọng. Thận cũng bị ảnh hưởng, bởi phải làm việc hết công suất nhằm bài tiết huyết tương ra ngoài qua đường nước tiểu. Nếu kéo dài tình trạng đó, có thể dẫn tới suy thận cấp.
Viêm đường hô hấp
Tràn dịch màng phổi và viêm đường hô hấp có thể xảy ra. Đây là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh sốt xuất huyết khi bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời. Khi đó, huyết tương trong cơ thể sẽ bị tràn ra, xâm nhập vào trong đường hô hấp, dẫn tới phù phổi cấp hoặc viêm phổi. Đây là tình trạng có thể làm tính mạng người bệnh bị đe dọa.
Hôn mê
Dịch huyết tương có thể bị ứ đọng ở màng não khi xuất huyết trong cơ thể xảy ra. Điều này dễ dẫn tới phù não, cũng như các hội chứng thần kinh khác. Hệ quả là bệnh nhân có thể bị hôn mê.
Đi lại khó khăn
Huyết áp bệnh nhân sẽ giảm đột ngột khi xuất huyết. Khi đó, việc di chuyển hàng ngày sẽ trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó bệnh nhân còn dễ bị đau đầu dữ dội, nếu kéo dài có thể xuất huyết não.
Nguy cơ sinh non hoặc sảy thai ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai khi bị bệnh sốt xuất huyết đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ phía y bác sĩ. Thân nhiệt của mẹ bầu sẽ tăng cao trong những ngày sốt đầu tiên, nhịp tim thai đập nhanh hơn. Khi đó thai nhi sẽ bị ảnh hưởng không tốt.
Bên cạnh đó, hiện tượng sốt xuất huyết, chảy máu cũng dễ xảy ra nếu bà bầu bị giảm tiểu cầu. Điều này dễ gây ra tình trạng sảy thai.
>>>>>> sốt phát ban là gì
Điều trị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết uống thuốc gì là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Tuy nhiên hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Thông thường bác sĩ chỉ điều trị dựa trên triệu chứng của bệnh nhân. Bệnh nhân nên đi khám ở bệnh viện nếu thấy triệu chứng bệnh. Với sốt xuất huyết nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn điều trị tại nhà. Quá trình này có thể mất từ 7 tới 10 ngày mới có thể lành bệnh. Tại nhà, bạn có thể hạ sốt bằng cách uống thuốc Paracetamol, liều dùng từ 10 – 15mg/1kg/lần, các lần uống cách nhau ít nhất 4 giờ.
Trong quá trình điều trị bạn cần tránh hoạt động mạnh, tốt nhất chỉ nên nghỉ ngơi tại giường, bởi lúc này bạn thường cảm thấy choáng và mệt, dễ té ngã. Cần uống đủ nước mỗi ngày, nước bù điện giải, nước trái cây, nước cháo loãng… Bữa ăn nên chia nhỏ thành nhiều lần để dễ ăn, nên ăn thực phẩm dạng mềm hay lỏng. Việc tắm táp cần sử dụng nước ấm, không nên kỳ mạnh lên da mà chỉ lau người nhẹ nhàng.
Lưu ý trong quá trình điều trị, bạn không được uống các loại thuốc như Analgin, Aspirin, Ibuprofen. Bởi lẽ những loại thuốc này có thể khiến tình trạng xuất huyết thêm nặng hoặc toan máu.
Trong quá trình điều trị bệnh tại nhà, nếu thấy triệu chứng bệnh trở nên bất thường hơn, cần đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
>>>>>>> Dấu hiệu sùi mào gà
Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi?
Tại nhà bạn nên làm gì để sốt xuất huyết nhanh khỏi? Hãy tuân theo những lưu ý sau của các y bác sĩ:
Sốt xuất huyết nên ăn gì?
Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn:
Cháo loãng, súp
Một trong những triệu chứng dễ thấy của bệnh sốt xuất huyết là miệng đắng và chán ăn, đặc biệt ở trẻ con. Vì thế với các bệnh nhân sốt xuất huyết, nên sử dụng những món ăn dạng súp hoặc cháo loãng. Những món này này có nhiều chất dinh dưỡng và rất dễ hấp thụ.
Với trẻ em đang bú mẹ mà bị sốt xuất huyết, cần được cho bú nhiều hơn bình thường thì bé mới có thể tăng sức đề kháng. Các mẹ nên cho bé ăn thành nhiều bữa nhỏ, đồng thời cho uống đủ nước, không nên để bé phải ăn dồn dập.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin A, giàu đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), giàu kẽm trong thịt bò hay thịt gà… Khi đó, bé sẽ có thêm sức đề kháng để chống bệnh.
Nước ép từ các loại rau
Người bệnh sốt xuất huyết cũng nên bổ sung thêm những loại nước ép từ rau quả tươi, ví dụ như dưa chuột, cà rốt hay các loại rau. Món nước ép này sẽ giúp giảm đau, cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin và tăng cường khả năng miễn dịch.
Ăn bù sau khỏi bệnh
Với trẻ con, sau khi đã hết sốt và khỏi bệnh, cần được cho mẹ cho ăn uống bình thường trở lại để bổ sung chất dinh dưỡng trong lúc ốm. Có như thế mới có thể hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng sau này.
Khẩu vị của bé sẽ thay đổi khi ốm, vì vậy cha mẹ nên kiên trì cho bé thử các món ăn khác nhau để bé thấy ngon miệng. Hãy ưu tiên các món giàu khoáng chất như sắt, kẽm, vitamin A, vitamin D…
>>>>>>>> Đau tinh hoàn trái
Sốt xuất huyết kiêng gì?
Người sốt xuất huyết nên kiêng những thứ sau:
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Thực phẩm nhiều dầu mỡ khiến việc tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Người bệnh sốt xuất huyết nên tránh xa những thực phẩm này.
Đồ ăn cay, nóng
Người bệnh sốt xuất huyết có sức đề kháng giảm, không những thế năng lượng còn bị hao hụt. Việc sử dụng thực phẩm cay nóng như mù tạt, gừng, ớt… sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng lên. Khi đó bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn và người bệnh cũng khó phục hồi hơn.
Thực phẩm có màu sẫm
Sốt xuất huyết khiến người bệnh dễ bị chảy máu. Việc ăn những thực phẩm có màu sẫm như đen, nâu, đỏ… sẽ chiến bác sĩ nhầm lẫn trong quá trình chẩn đoán. Cụ thể, bác sĩ sẽ nhầm là bệnh nhân bị chảy máu dạ dày. Vì thế bạn không nên ăn những thực phẩm này.
Đồ uống ngọt
Các tế bào diệt khuẩn trong cơ thể sẽ hoạt động chậm chạp hơn khi bạn tiêu thụ nhiều đường. Đó là lý do người bệnh sốt xuất huyết không nên sử dụng mật ong, đồ uống ngọt như soda, Coca Cola hoặc những loại đường tự nhiên khác.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh xa cà phê rượu bia và thuốc lá khi đang bị bệnh.
Sốt xuất huyết có được tắm không?
Theo các chuyên gia y tế, bạn có thể tắm rửa bình thường khi bị sốt xuất huyết. Tuy nhiên khi tắm, cần lưu ý tắm với nước có độ ấm vừa phải, không tắm hoặc ngâm mình trong nước lâu. Bạn cần tuyệt đối tránh xa nước lạnh. Khi gội đầu thì cần gội nhanh và sấy khô tóc sau khi gội, tránh để tóc ẩm lâu vì sẽ làm cơ thể nhiễm lạnh.
Nếu mắc sốt xuất huyết bị suy giảm tiểu cầu, bạn không được kỳ cọ mạnh, nếu không sẽ dễ làm chảy máu dưới da.
Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
Hiện nay trên thế giới có các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết sau:
Tiêm vắc xin
Vắc xin phòng ngừa sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép lưu hành vào tháng 6 năm 2016. Cho tới nay đã có nhiều nước đưa vắc xin vào sử dụng, trong đó có các nước Đông Nam Á như Philippines, Singapore, Thái Lan. Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam vắc xin vẫn chưa được đưa vào sử dụng, vì một số lo ngại có thể xảy ra cho sức khỏe bệnh nhân.
Ngăn ngừa muỗi đốt
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho sốt xuất huyết. Chúng ta biết rằng nguồn trung gian lây bệnh chính là do muỗi vằn. Vì thế, tiêu diệt muỗi tận gốc chính là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh, và kiểm soát nguy cơ bùng dịch.
Biện pháp phòng và tiêu diệt bọ gậy, muỗi, lăng quăng:
- Thường xuyên thay nước cho các lọ hoa hay chậu cây cảnh có nước.
- Thả cá vàng vào hòn non bộ, hồ cá, bể cá… nhằm tiêu diệt lăng quăng, bọ gậy.
- Đậy thật kỹ xô nước và lu nước.
- Rửa các dụng cụ chứa nước thường xuyên.
- Khi không sử dụng thì nên lật úp các dụng cụ chứa nước xuống.
- Thường xuyên thu gom rác thải và phế liệu.
- Phát quang cây cối và bụi rậm trong vườn.
- Thường xuyên phun thuốc diệt muỗi ở quanh nhà.
Thay đổi thói quen sinh hoạt:
- Ngủ màn cho dù là ban ngày hay ban đêm.
- Mặc quần áo nhạt màu, dài tay và dài chân khi ra ngoài.
- Thoa kem chống muỗi hoặc dầu tràm.
- Hạn chế ra ngoài vào mùa mưa, nhất là các buổi chiều tối, tránh đến những nơi nhiều cây cối, ẩm thấp và um tùm.
- Với trẻ em, cha mẹ cần giám sát, theo dõi hoạt động của bé, tránh để bé bị muỗi đốt.
- Đóng kín các cửa trong nhà.
- Bệnh nhân sốt xuất huyết cần ngủ màn để tránh trường hợp muỗi đốt mình và lây cho các thành viên khác trong nhà.
Hi vọng bạn đã hiểu hơn về căn bệnh sốt xuất huyết qua bài viết trên. Đây là một bệnh nguy hiểm, vì dễ gây ra những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là tước đi sinh mạng người bệnh. Vì thế bạn cần chủ động phòng ngừa căn bệnh này một cách tích cực.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin