Ai mắc sùi mào gà cũng cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, đặc biệt hơn nếu đó là bệnh sùi mào gà ở miệng. Khi sùi mào gà xuất hiện ở miệng không chỉ ảnh hưởng về sức khỏe mà vẻ ngoài của người bệnh cũng bị tác động nặng nề tạo nên tâm lý vô cùng xấu hổ. Vậy sùi mào gà ở miệng là gì? Căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị sùi mào gà ở miệng như thế nào? Cũng theo dõi qua bài viết sau đây nhé!
Sùi mào gà ở miệng là bệnh gì?
Sùi mào gà còn được dân gian gọi bằng cái tên bệnh mồng gà. Tác nhân gây bệnh này là do virus HPV, bệnh chủ yếu lây lan qua đường tình dục không an toàn ở người. Đây là một căn bệnh xã hội nguy hiểm điển hình xảy ra ở mọi đối tượng, bao gồm cả nam giới và nữ giới, cả người già và trẻ nhỏ.
Sùi mào gà ở miệng là căn bệnh dễ gặp phải khi quan hệ tình dục bằng đường miệng. Đặc trưng của nó là khiến người bệnh mọc lên các đám mụn sùi trên niêm mạc và da. Cụ thể là trong khoang miệng, môi, lưỡi, họng…
Bệnh sùi mào gà ở miệng không điều trị gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Trong số đó, nghiêm trọng nhất phải kể đến bệnh ung thư vòm họng. 2/3 số ca ung thư vòm họng là do biến chứng từ sùi mào gà.
Hình ảnh sùi mào gà ở miệng và sùi mào gà ở môi
Theo các chuyên gia, hình ảnh sùi mào gà ở miệng lưỡi, sùi mào gà ở môi có thể quan sát thấy khá rõ ràng sau thời gian ủ bệnh:
- Thời gian đầu, bệnh nhân sẽ xuất hiện những mảng trắng ở khoang miệng, lưỡi, môi, họng…
- Xuất hiện hình ảnh những nốt mụn nhỏ li ti trên mảng trắng sau một thời gian.
- Hình ảnh mụn lớn dần và kết mảng. Trông chúng từa tựa như hoa mào gà hoặc hoa súp lơ. Đây là hình ảnh đặc trưng nhất của bệnh sùi mào gà nói chung và sùi mào gà đường miệng nói riêng.
Sùi mào gà ở miệng triệu chứng ra sao?
Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở miệng tiến triển theo từng giai đoạn như sau:
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở miệng
Sùi mào gà miệng ủ bệnh bao lâu? Theo các chuyên gia, khoảng thời gian này có thể kéo dài từ 2 tới 9 tháng, trung bình là khoảng 3 tháng.
Trong giai đoạn ủ bệnh, người bệnh sẽ không gặp triệu chứng gì đặc biệt, vì thế khó có thể phát hiện ra căn bệnh này.
Thời gian ủ bệnh có thể tăng lên nếu trong khoảng thời gian này bạn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, sống khoa học, không sử dụng thực phẩm hoặc đồ uống có hại, không thức khuya… Những ai có sức khỏe càng tốt thì thời gian ủ bệnh càng lâu.
Sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu
Sùi mào gà giai đoạn đầu ở miệng đã có những dấu hiệu khởi phát đầu tiên. Đó mà việc xuất hiện các u nhú có màu hồng, mềm mại trong khoang miệng. Nhưng u này không gây ra sự vướng víu, không khiến người bệnh đau đớn. Nhìn qua, chúng chỉ giống như nốt lở miệng hoặc nhiệt miệng thông thường.
Sau một thời gian, mụn mới lớn dần, tạo thành các mảng xù xì chứa dịch nước bên trong.
Dấu hiệu bị sùi mào gà ở miệng giai đoạn phát triển
Ở giai đoạn sau khi các mụn nước đã lớn, chỉ 1 ma sát nhỏ, ví dụ khi ăn uống, cũng sẽ khiến chúng dễ lở loét và chảy dịch. Lúc này người bệnh cảm thấy đau rát khó chịu, nguy cơ viêm nhiễm tăng cao.
Đồng thời ở thời điểm này, người bệnh phải đối mặt với tình trạng đau cổ, hôi miệng, khó nuốt, tê lưỡi, xương hàm đau… Có trường hợp còn bị ho khan ra máu. Những triệu chứng này khiến cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân bị đảo lộn.
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở miệng
Sự xâm nhập của virus HPV vào cơ thể một cách trực tiếp thông qua đường miệng là nguyên nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà ở miệng. Cụ thể, chúng sẽ vào cơ thể qua vết xây xát tổn thương trên niêm mạc da.
Bên cạnh đó, những yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Dùng chung đồ dùng cá nhân, ăn uống chung với người bệnh
Khi sử dụng chung thìa, đũa, bàn chải đánh răng, cốc, gáo… với người bệnh, bạn có nguy cơ bị lây nhiễm virus HPV. Nếu lúc này trong khoang miệng có vết trầy xước, virus sẽ dễ dàng xâm nhập vào trong.
Quan hệ tình dục bằng miệng
Vùng kín sinh dục là một trong những nơi khư trú chủ yếu của virus HPV. Khi bạn quan hệ tình dục bằng đường miệng và tiếp xúc với khu vực này, virus có thể tiếp cận bạn dễ dàng qua đường nước bọt, dịch tiết âm đạo, chất nhầy… Khi đó, nguy cơ nhiễm bệnh của bạn là rất cao.
Hôn người nhiễm vi rút bệnh sùi mào gà
Nguy cơ bị mắc sùi mào gà đường miệng sẽ tăng cao khi bạn hôn sâu với người có nhiễm vi rút HPV. Tiếp xúc với dịch của người bệnh sẽ là con đường lây nhiễm dễ dàng của vi rút hpv do đó nên hạn chế hôn người lạ người ít quen biết.
Tác hại của bệnh sùi mào gà miệng
Sùi mào gà được xếp vào nhóm bệnh xã hội nguy hiểm. Nó sẽ dẫn tới những hậu quả vô cùng tai hại nếu không được điều trị kịp thời. Cụ thể như sau:
- Gây lây lan viêm nhiễm và lở loét sang các khu vực khác của miệng. Ví dụ như môi, lưỡi, vòm họng… Thậm chí nó có thể lây lan ra ngoài, trên mặt hoặc mắt…
- Sự vướng víu của các u nhú khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống, giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.
- Tăng nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình khi quan hệ không an toàn qua đường miệng. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể vô tình lây lan sang cho người thân, bạn bè và xã hội.
- Là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới ung thư vòm họng. Điều này đặc biệt dễ xảy ra nếu bạn bị nhiễm virus HPV tuýp 16 hoặc 18.
- Khiến cho khuôn mặt và khu vực miệng lưỡi của người bệnh mất thẩm mỹ. Làm người bệnh cảm thấy xấu hổ, tự ti và mặc cảm.
Sùi mào gà ở miệng có chữa được không?
Với tiến bộ của khoa học và y học hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau đã ra đời để điều trị bệnh sùi mào gà. Đa phần các phương pháp có thể giúp bạn loại bỏ triệu chứng bệnh, tạm thời ức chế virus HPV.
Tuy nhiên chưa có một phương pháp nào tiêu diệt virus HPV được triệt để. Điều này khiến cho sùi mào gà có thể tái phát nhiều lần.
Các chuyên gia khuyên bạn không nên quá lo lắng. Hiện nay, một liệu trình điều trị tốt có khả năng giúp bạn ngăn ngừa tình trạng tái phát bệnh ở mức tối đa.
Xét nghiệm sùi mào gà ở miệng
Tại cơ sở y, tế đầu tiên bạn sẽ được bác sĩ quan sát tổng quát khoang miệng và vòm họng. Quá trình này giúp bác sĩ phát hiện ra những tổn thương ban đầu. Nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, bạn sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm sinh thiết. Mẫu vật được thu thập không chỉ để kiểm tra sự tồn tại của virus HPV mà còn kiểm tra ung thư.
Sau khi có kết quả, nếu được xác định là sùi mào gà, phương án điều trị thích hợp sẽ được bác sĩ đề ra.
Điều trị sùi mào gà ở miệng như thế nào
Hiện nay tại các cơ sở y tế, có nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà khác nhau được áp dụng:
Điều trị các nốt sùi mào gà ở miệng bằng thuốc
Với bệnh nhân sùi mào gà đường miệng, điều trị bằng thuốc là phương pháp phổ biến. Các loại thuốc này sẽ giúp teo nhỏ nốt mụn, ức chế virus HPV phát triển, lây lan. Đồng thời chúng cũng giúp bệnh nhân giảm cảm giác khó chịu. Thuốc điều trị sùi mào gà đường miệng có thể được điều chế dưới dạng viên nén để uống, hoặc dưới dạng kem bôi.
Điều trị sùi mào gà miệng bằng cách đốt điện
Đây là phương pháp sử dụng dao điện để đốt các nốt mụn sùi mào gà. Tuy nhiên nó đang được sử dụng ít dần trong y học vì đem đến những tác dụng phụ không mong muốn.
Điều trị sùi mào gà khoang miệng bằng cách đốt laser
Đốt laser cũng là một phương pháp hiện đại để điều trị sùi mào gà, thực hiện bằng cách chiếu tia laser trực tiếp lên vùng da bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ áp dụng cách này kết hợp thuốc điều trị cho bệnh nhân.
Điều trị sùi mào gà miệng lưỡi bằng cách áp lạnh
Đây là phương pháp làm hoại tử mụn sùi mào gà bằng cách áp nitơ lỏng có nhiệt độ thấp. Hiệu quả của nó có thể đạt từ 60 đến 90% sau vài lần điều trị. Tuy nhiên khả năng tái phát bệnh cũng tương đối cao.
Liệu pháp ALA – PDT trong điều trị sùi mào gà miệng
Biện pháp mới nhất và có nhiều ưu điểm nhất trong điều trị sùi mào gà đường miệng là liệu pháp ALA – PDT. Phương pháp này gây hoại tử vùng da có mụn sùi mào gà bằng cách sử dụng nhiệt và ánh sáng. Tuy nhiên bạn không cần lo lắng, với vết cắt mỏng dính, phương pháp này sẽ bảo vệ các mô, tế bào lành xung quanh mô bệnh một cách tối đa.
ALA – PDT có thời gian thực hiện nhanh, ít gây đau đớn, hiệu quả lại cao nên đang được áp dụng ngày càng nhiều trong y học.
Phẫu thuật chữa sùi mào gà
Với các khối u sùi mào gà lớn mà các biện pháp trên không thể triệt tiêu được, bác sĩ sẽ cho thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ.
Phòng ngừa bệnh sùi mào gà khoang miệng như thế nào?
Với trẻ em từ 11 đến 12 tuổi, cha mẹ nên cho bé đi tiêm phòng 2 mũi vacxin để ngừa bệnh sùi mào gà. 2 mũi này cách nhau khoảng 6 tháng. Người từ 15 tuổi trở lên cũng có thể tiêm phòng nhưng cần tiêm 3 mũi.
Các biện pháp khác để phòng ngừa bệnh sùi mào gà bao gồm:
- Quan hệ tình dục thủy chung với một bạn đời duy nhất. Không quan hệ tình dục với nhiều người, gái bán hoa…
- Không quan hệ tình dục bằng đường miệng. Nếu vẫn quan hệ nên dùng biện pháp bảo hộ an toàn. Bạn có thể dùng bao cao su hoặc màng chắn miệng đều được.
- Nếu khoang miệng bạn hoặc bạn tình xuất hiện các vết loét, vết rách niêm mạc…, không nên hôn sâu.
- Nếu thấy có dấu hiệu bất thường trong khoang miệng, môi, lưỡi, vòm họng… cần đi khám ngay. Nên đưa cả bạn tình đi khám cùng để xác định xem cả hai có bị bệnh hay không.
Những câu hỏi thường gặp về bệnh sùi mào gà khoang miệng
Ngoài những kiến thức nêu trên, nhiều người vẫn còn rất mơ hồ về bệnh sùi mào gà ở khoang miệng. Sau đây là những câu hỏi thường gặp nhất về căn bệnh này:
Sùi mào gà ở miệng có đau không? Sùi mào gà ở miệng có ngứa không?
Theo các chuyên gia, ban đầu khi mụn mới mọc thì người bệnh không cảm thấy đau, không cảm thấy ngứa. Họ chỉ cảm thấy hơi vướng víu một chút. Nhưng khi mụn lớn lên và lở loét, người bệnh sẽ bắt đầu thấy ngứa rát và đau.
Sùi mào gà ở miệng trẻ em là như thế nào?
Trẻ em cũng có thể mắc sùi mào gà ở miệng. Thông thường, phổ biến nhất là những trẻ từ 12 đến 16 tuổi. Trẻ sơ sinh dính bệnh do lây nhiễm từ mẹ. Đồng thời nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà miệng ở bé gái cao hơn so với bé trai.
Mụn sùi mào gà thường có màu hồng, vàng hoặc nâu nhạt, mọc trong khoang miệng, khiến bé khó chịu và thấy vướng víu.
Có nhiều phương pháp phòng ngừa bệnh cho bé mà cha mẹ có thể thực hiện. Trong đó có phương pháp tiêm phòng vắc xin HPV cho các bé từ 9 tuổi trở lên.
Sùi mào gà ở miệng sáo là gì?
Sùi mào gà ở miệng sáo thực chất là bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nam xuất hiện ở lỗ tiểu hay còn gọi là miệng sáo nam giới.
Căn bệnh này khiến cho khu vực lỗ sáo hay lỗ tiểu của nam giới xuất hiện u nhú sùi mào gà. Các u nhỏ này mềm mại, có màu hồng, đường kính khoảng 1 đến 2 mm. Sau một thời gian chúng cũng lớn dần và tạo thành mảng bùi nhùi như hoa mào gà. Sùi mào gà ở miệng sáo dễ lây lan đến bao quy đầu và thân dương vật.
Nhiệt miệng sùi mào gà ở miệng là gì?
Thực chất không có bệnh nhiệt miệng sùi mào gà ở miệng, bởi lẽ sùi mào gà và nhiệt miệng là 2 căn bệnh khác nhau. Tuy nhiên ở những giai đoạn sùi mào gà đầu tiên, người bệnh thường nhầm lẫn các vết mụn với bệnh nhiệt miệng. Điều này khiến cho người bệnh chủ quan, không thăm khám, không điều trị, làm cho bệnh tiến triển nặng hơn.
Thực tế những biểu hiện của bệnh nhiệt miệng rất khác so với bệnh sùi mào gà. Cụ thể, nốt nhiệt miệng là vết loét có viền đỏ xung quanh, không phải là nốt mụn li ti. Khi chạm vào nút nhiệt bạn sẽ thấy đau, đặc biệt là khi ăn uống. Đồng thời nhiệt miệng cũng không kéo dài như sùi mào gà. Sau vài ngày đến 1 tuần, chỉ cần ăn nhiều rau xanh, nhiệt miệng sẽ biến mất.
Sùi mào gà ở miệng cũng như sùi mào gà ở môi là một căn bệnh nguy hiểm, khả năng tái phát của nó rất cao. Đó là lý do bạn cần nghiêm túc điều trị ngay từ khi phát hiện ra. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có được những thông tin cần thiết về bệnh sùi mào gà ở miệng!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin