banner

Tại sao bị nổi mề đay – Kiến thức sức khỏe mỗi ngày

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Bệnh mề đay là một trong những bệnh dị ứng thường gặp, xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính. Bệnh lý này gây ngứa ngáy ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày, thậm chí người bệnh còn có thể bị sốc phản vệ nếu không được chữa trị kịp thời. Do vậy, việc hiểu rõ tại sao bị nổi mề đay khiến bạn có biện pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Đồng thời khi nhận thấy những dấu hiệu nổi mề đay thì cần điều trị sớm.

Tổng quan về bệnh mề đay

Nổi mề đay là phản ứng của các mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, dẫn tới phù cấp hoặc mạn tính ở trung bì. Mề đay là một trong số những hiện tượng liên quan đến da liễu, bất kỳ ai cũng có thể bị nổi mề đay nhất là những người có cơ địa mẫn cảm, dễ phản ứng với các yếu tố khác nhau khiến nổi mề đay liên tục.

tại sao bị nổi mề đay

Dựa theo thời gian tiến triển bệnh, nổi mề đay gồm có 2 loại:

  • Nổi mề đay cấp tính: Là tình trạng nổi mề đay kéo dài dưới 6 tuần và các triệu chứng biến mất sau vài giờ hoặc vài tuần.
  • Nổi mề đay mạn tính: là tình trạng nổi mề đay kéo dài trên 6 tuần, các triệu chứng của bệnh tái phát nhiều lần hoặc xuất hiện từng đợt.

Triệu chứng khi bị nổi mề đay bao gồm:

  • Xuất hiện các nốt hay mảng sần, phồng rộp màu đỏ hoặc sưng lên trên lớp bề mặt da. Những nốt này có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể.
  • Các nốt hay mảng đỏ này có kích thước khác nhau
  • Cảm thấy ngứa ngáy, nóng rát tại các nốt/mảng đỏ đó
  • Phù mạch

Tại sao bị nổi mề đay?

Để tìm ra căn nguyên gây nổi mề đay rất phức tạp. Bởi có một số trường hợp người bệnh bị nổi mề đay do nhiều nguyên nhân gây ra cùng một lúc. Một số nguyên nhân gây nổi mề đay có thể kể đến như:

Dị ứng

Giải đáp tại sao bị nổi mề đay. Nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng nổi mề đay chính là dị ứng.

tại sao bị nổi mề đay 3

Các chất gây dị ứng khi xâm nhập và cơ thể, chúng sẽ kích thích hệ miễn dịch phản ứng lại bằng cách giải phóng hàng loạt các chất, trong đó bao gồm histamin. Đây là một chất được dự trữ trong các hạt trong dưỡng bào, tế bào niêm mạc dạ dày, ruột, tế bào thần kinh… Khi lượng Histamin sản sinh quá mức cho phép của cơ thể thì có thể gây ra một số phản ứng dị ứng thường thấy: phát ban, đỏ da, sưng phù, khó thở, ngứa, ho, buồn nôn, sốc phản vệ…

>>>>>>>> Hình ảnh nổi mụn ở vùng kín nam

Cơ thể bạn có thể bị nổi mề đay do dị ứng bởi các yếu tố dưới đây:

  • Dị ứng với thực phẩm như trứng, cá hay động vật có vỏ, sữa, đậu phộng, …
  • Dị nguyên trong không khí như phấn hoa từ cây cối, bào tử nấm, …
  • Dị ứng với thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh khi đưa vào cơ thể có thể gây ra tác dụng phụ, dị ứng nổi mề đay. Các loại thuốc đó bao gồm beta-lactam, cyclin, chloramphenicol, macrolid, thuốc chống viêm không steroid, vacxin, thuốc ức chế men chuyển,…
  • Do côn trùng cắn
  • Dị ứng với mỹ phẩm
  • Dị ứng với một số chất tẩy rửa, các chất liệu khác nhau
  • Dị ứng thời tiết

Di truyền

Nguyên nhân gây nổi mề đay còn có thể là do di truyền. Theo nghiên cứu, trong số những trường hợp mắc bệnh thì có khoảng 50 -60% trường hợp mắc là do yếu tố di truyền. Nếu chỉ có cha hoặc mẹ bị nổi mề đay thì con khi sinh ra tỷ lệ bị nổi mề đay là 25%. Còn nếu cả bố và mẹ đều bị nổi mề đay thì tỷ lệ này tăng lên thành 50%.

>>>>>>> Bao quy đầu nổi mụn trắng

Tại sao bị nổi mề đay – Bệnh lý

Bệnh lý cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nổi mề đay. Cụ thể, các vấn đề nội tiết tố, các bệnh tự miễn và bệnh liên quan đến tuyến giáp đều khiến bạn dễ bị nổi mề đay. Khi phát hiện cần đi khám bệnh sớm tại các cơ sở da liễu uy tín để được điều trị kịp thời.

Ngoài những nguyên nhân trên thì còn có một số trường hợp không xác định được nổi mề đay do đâu. Những trường hợp này sẽ được xếp vào dạng mề đay tự phát hay mề đay vô căn.

Khi nào nổi mề đay nên gặp bác sĩ

Bạn nên đến gặp bác sĩ trong các trường hợp dưới đây:

  • Nổi mề đay 2 ngày không khỏi
  • Mề đay tái phát liên tục
  • Các nốt/mảng đỏ ngày càng lan rộng
  • Cảm thấy sốt
  • Nhận thấy dấu hiệu sưng phù ở dưới da

tại sao bị nổi mề đay 2

Đặc biệt là khi gặp triệu chứng dưới đây thì bạn nên đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được chữa trị kịp thời:

  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Nhịp tim tăng nhanh
  • Choáng váng
  • Khó thở, …..

Điều trị nổi mề đay

Với những trường hợp nổi mề đay ở mức độ nhẹ thì bạn có thể không cần điều trị bệnh sẽ tự khỏi. Lúc này bạn cần xem xét đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay để từ đó tránh tiếp xúc với những tác nhân dẫn tới bệnh này.

Còn một số trường hợp nổi mề đay mãn tính thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc đặc trị để cải thiện tình trạng nổi mảng đỏ, khắc phục ngứa ngáy.

tại sao bị nổi mề đay 4

Bên cạnh đó, bạn cũng cần thực hiện một số biện pháp nhằm ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nặng hơn. Anh chị em có thể áp dụng một số cách dưới đây:

  • Tránh chà sát lên vùng da nổi mề đay
  • Làm mát khu vực nổi mẩn đỏ
  • Tránh xa các chất kích thích
  • Hạn chế các thực phẩm cay nóng
  • Không tắm nước nóng hoặc lạnh 
  • Mặc quần áo thoải mái, …

Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn hiểu rõ tại sao bị nổi mề đay. Khi nhận thấy tình trạng này, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

banner
21 26 28 35 44 51