Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở hoặc vết trầy xước trên da. Bên cạnh đường tình dục, bệnh cũng có khả năng truyền từ mẹ sang con. Điều đặc biệt là thời gian ủ bệnh giang mai ở các giai đoạn khác nhau hoàn toàn không xuất hiện triệu chứng. Khiến người bệnh hiểu nhầm mình đã khỏi bệnh hoặc không mắc bệnh, đến lúc biến chứng đã quá muộn. Vậy, giang mai ủ bệnh trong bao lâu?
1. Tổng quan về bệnh giang mai
Theo Bs Đặng Tuấn Trình tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, vi khuẩn Treponema pallidum được phát hiện vào năm 1905 và có hình giống một chiếc lò xo với 6-14 vòng xoắn. Treponema pallidum thường có sức đề kháng yếu, không thể sống quá vài giờ ở bên ngoài cơ thể người và thích hợp phát triển ở nhiệt độ 37°C. Xà phòng và các chất sát khuẩn có thể tiêu diệt vi khuẩn này trong vài phút.
Bệnh giang mai có thể lây lan khi người lành tiếp xúc trực tiếp với các vùng nhiễm giang mai của người bệnh. Cụ thể là quan hệ tình dục bằng đường âm đạo, đường hậu môn hoặc đường miệng. Bệnh cũng có thể lây truyền gián tiếp thông qua đồ dùng, vật dụng nhiễm bệnh, qua các vết xước trên da hoặc niêm mạc. Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền qua máu hoặc từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai.
2. Thời gian ủ bệnh giang mai trong bao lâu?
Có rất nhiều người thắc mắc về thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu? Thời gian ủ bệnh của giang mai trung bình kéo dài từ 3-4 tuần (tương đương 9-90 ngày). Thời gian ủ bệnh giang mai là giai đoạn quan trọng để phát hiện và điều trị bệnh hoàn toàn.
Trong thời gian ủ bệnh giang mai, các săng giang mai bắt đầu xuất hiện dưới dạng những nốt hình tròn, có kích thước dưới 2cm, không gây đau và không có gờ nổi cao.
Những tổn thương nghiêm trọng của giang mai thường xuất hiện trong khoảng từ 1-15 năm sau và có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh. Việc nhận biết giai đoạn này không chỉ giúp người bệnh có nhiều cơ hội chữa khỏi mà còn giúp tránh nguy cơ lây lan cho người thân và đối tác tình dục.
Theo bác sĩ Trình, bệnh giang mai nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể tồn tại trong thời gian dài. Thời gian ủ bệnh giang mai theo từng thời kỳ và đi kèm các triệu chứng khác nhau:
2.1. Giang mai thời kỳ I
Trong giai đoạn này, bệnh nhân vẫn duy trì cuộc sống hàng ngày mà không gặp phải bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào. Tuy nhiên, đây lại là thời kỳ mà sự lây nhiễm của bệnh giang mai trở nên đặc biệt dễ xảy ra. Thông thường, thời gian ủ bệnh giang mai kéo dài khoảng 3-4 tuần sau khi nhiễm vi khuẩn (trong khoảng 9-90 ngày).
Trong thời gian ủ bệnh giang mai, bệnh nhân bắt đầu nhận thức về sự xuất hiện của một vết loét nhỏ, có hình dạng tròn và được biết đến là “săng”. Mặc dù vết loét này không gây đau, nhưng lại có khả năng lây nhiễm cao. Nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể, bao gồm miệng, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Dù có được điều trị hay không, vết thương này thường tự lành trong khoảng 3-10 tuần.
Đáng chú ý là, có khả năng bệnh nhân không nhận ra sự xuất hiện của vết loét và có thể bỏ qua các triệu chứng liên quan trong thời gian ủ bệnh giang mai. Nếu không được chẩn đoán và điều trị trong thời gian ủ bệnh giang mai, trong khoảng 4-8 tuần kể từ khi xuất hiện tổn thương ban đầu, bệnh giang mai sẽ tiến triển sang giai đoạn thứ hai của bệnh lý.
2.2. Giang mai thời kì II
Do xuất hiện các dấu hiệu phát ban trên da và đau họng. Ở giai đoạn này, bệnh có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý dị ứng thuốc hoặc vảy nến. Phát ban không gây ngứa, thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Thậm chí, một số người không nhận ra sự xuất hiện của nốt phát đến tận lúc chúng biến mất.
Các triệu chứng khác của giai đoạn 2 bệnh giang mai bao gồm: đau đầu, sưng hạch bạch huyết, mệt mỏi, sốt, giảm cân, rụng tóc, đau nhức khớp,… Thậm chí các dấu hiệu thần kinh như điếc một bên, liệt thần kinh mắt, viêm màng bồ đào, và viêm màng não.
Giang mai giai đoạn II có thể tự mất đi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn tiềm ẩn.
2.3. Giang mai tiềm ẩn
Trong giai đoạn này, không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng lâm sàng nào, và duy nhất cách để phát hiện là thông qua xét nghiệm huyết thanh. Bệnh giang mai tiềm ẩn được phân chia thành hai loại: tiềm ẩn sớm (ít hơn hai năm) và tiềm ẩn trễ (kéo dài hơn hai năm).
Nếu không được điều trị, tất cả bệnh nhân sẽ trải qua một giai đoạn không có triệu chứng từ 12-24 tháng sau khi lần đầu tiên nhiễm vi khuẩn. Điều này tạo ra một hiểu lầm phổ biến, khiến nhiều người nghĩ rằng bệnh đã tự khỏi.
Trên thực tế, vi khuẩn gây giang mai vẫn tồn tại và hoạt động trong cơ thể của người bệnh, mặc dù không có dấu hiệu ngoại trừ khi được xác định thông qua các xét nghiệm chuyên sâu. Thời gian ủ bệnh giang mai trong giai đoạn này có thể kéo dài từ 5 đến 20 năm, làm tăng khả năng lây nhiễm và gây hậu quả sức khỏe nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Để phát hiện vi khuẩn giang mai, cần thực hiện xét nghiệm máu để tìm kiếm kháng thể giang mai. Điều này là quan trọng để có chẩn đoán chính xác và triển khai phương pháp điều trị hiệu quả.
2.4. Giang mai giai đoạn III
Sau nhiều năm (5 đến 20 năm) vi khuẩn Treponema pallidum trú ngụ trong cơ thể, bệnh diễn biến sang giai đoạn 3 với các biến chứng rõ rệt. Các săng thương sâu, gôm xuất hiện ở da, xương, nội tạng, tim mạch và thần kinh. Trong giai đoạn này, khả năng lây nhiễm giảm rõ rệt vì xoắn khuẩn đã chuyển từ da và niêm mạc vào khu trú trong phủ tạng.
2.5. Giang mai giai đoạn cuối
Đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. Khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn này, nhiều cơ quan trên cơ thể có thể bị tác động và ảnh hưởng. Xoắn khuẩn giang mai đi sâu vào lục phủ ngũ tạng, tấn công tim, tế bào máu, não và hệ thần kinh. Các dấu hiệu và triệu chứng sẽ xuất hiện từ 10 đến 30 năm sau khi bị lây nhiễm.
Trong giai đoạn này, bệnh có thể gây tổn thương cơ quan và dẫn đến tình trạng tử vong, hủy hoại hệ thống thần kinh. Biểu hiện cụ thể nhất là giang mai thần kinh và giang mai thị giác.
Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh và có thể xảy ra nếu người bệnh không được điều trị. Tình trạng này gây tổn thương nghiêm trọng cho não và hệ thần kinh (giang mai thần kinh) hoặc mắt (giang mai thị giác). Người bệnh gặp vấn đề về não (thần kinh), nhiễm trùng và viêm màng quanh não và tủy sống, tê, điếc,… Gặp vấn đề về thị giác hoặc mù lòa, thay đổi tính cách, sa sút trí tuệ, bệnh van tim và chứng phình động mạch.
Giang mai không gây tử vong nếu được điều trị sớm và dứt điểm. Nhưng biến chứng của giang mai hoàn toàn có thể tước đoạt mạng sống của người bệnh. Thông thường, người bệnh không chết vì giang mai mà tử vong do đột quỵ, suy tim, phình động mạch,… do xoắn giang mai tấn công.
3. Giang mai có chữa khỏi hoàn toàn không?
Giang mai hoàn toàn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Phát hiện sớm ở hai giai đoạn đầu
Phát hiện càng sớm càng tốt, nếu phát hiện trong thời gian ủ bệnh giang mai thì đây là thời gian hoàn hảo để điều trị hoàn toàn bệnh. Bởi nếu chủ quan để bệnh bước sang giai đoạn tiềm ẩn, sẽ rất khó để phát hiện vi khuẩn Treponema pallidum do bệnh không có triệu chứng.
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn 3 và giai đoạn cuối, mọi biện pháp chỉ nỗ lực giảm thiểu sự tấn công của xoắn giang mai. Khuẩn giang mai đã lan khắp cơ thể, tấn công tim, nội tạng, não và hệ thống thần kinh của người bệnh.Không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Vậy nên, thời gian điều trị tốt nhất là bệnh đang ở hai giai đoạn đầu, đăc biệt là thời gian ủ bệnh giang mai.
- Điều trị tại cơ sở y tế uy tín, có phác đồ điều trị chuẩn xác
Tâm lý e ngại bệnh xã hội khiến nhiều người chọn cơ sở y tế chui, điều này khiến trì hoãn và kéo dài thời gian điều trị. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh và theo dõi chặt chẽ suốt quá trình điều trị. Giang mai giai đoạn đầu rất nhanh khỏi và dễ điều trị. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn theo dõi và duy trì điều trị đảm bảo bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn và không tái nhiễm.
- Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ
Không quan hệ tình dục kém an toàn tránh lây nhiễm và nhiễm bệnh từ người khác. Sau khi bình phục, giang mai sẽ không tái phát. Tuy nhiên, có khả năng tái nhiễm nếu tiếp xúc với vết loét của người mang bệnh.
Kết luận
Thời gian ủ bệnh giang mai khoảng 3 – 4 tuần (9 – 90 ngày). Đây là “thời gian vàng” để người bệnh có thể điều trị dứt điểm giang mai. Nếu không điều trị sớm ở thời gian ủ bệnh giang mai, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn nặng và nguy hiểm hơn. Giang mai giai đoạn đầu không nguy hiểm tính mạng, nhưng nếu không điều trị sớm để bệnh phát triển và biến chứng, người bệnh sẽ bị hủy hoại, cuối cùng tử vong trong trạng thái đau đớn.
Nếu nghi ngờ mắc giang mai, đến ngay cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và xét nghiệm kịp thời. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ qua hotline 02437152152 – 0969668152 (Tổng đài trực 24/24), bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn chi tiết nhất.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin