Tinh hoàn nước là một căn bệnh gặp nhiều ở trẻ em do trong bìu tích tụ chất lỏng. Trong vài tháng đầu khi mới sinh ra, hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh mắc bệnh tinh hoàn nước đều tự thuyên giảm. Tuy nhiên nếu bệnh vẫn tồn tại, bé cần được phẫu thuật mới thoát khỏi căn bệnh này. Vậy tinh hoàn nước là gì? Hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé!
Tinh hoàn nước là gì?
Tinh hoàn nước là 1 cụm từ dân gian hay dùng để mô tả tình trạng tinh hoàn của nam giới bị căng lên, to ra như bong bóng. Bên trong tinh hoàn chứa nước. Y học gọi trường hợp này là bệnh nước màng tinh hoàn, hay còn có một cái tên khác là thủy tinh mạc.
Bệnh thủy tinh mạc xảy ra khi trong tinh hoàn có một ống nhỏ nối giữa vùng bìu và ổ bụng, gọi là ống phúc tinh mạc. Ống này khiến cho nước từ trong ổ bụng chảy xuống bìu, Làm bìu tích tụ chất lỏng, căng lên và hình thành bệnh. Bệnh thủy tinh mạc phổ biến nhất là với trẻ sơ sinh, dù nam giới cũng có thể mắc bệnh.
Thủy tinh mạc có thể gây đau đớn, nhưng căn bệnh này không gây ảnh hưởng quá nhiều tới người bệnh. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh thủy tinh mạc ở trẻ em có thể tự khỏi khi bé lớn mà không cần can thiệp y học. Tuy vậy bạn vẫn nên đưa bé đi kiểm tra nếu phát hiện ra căn bệnh này.
Bệnh tinh hoàn nước nguyên nhân do đâu?
Ngay từ khi còn trẻ còn nằm trong bụng mẹ đã có thể hình thành bệnh tinh hoàn nước. Tinh hoàn được tạo thành từ ổ bụng, sau đó qua một đường hầm ngắn để xuống bìu. Trong mỗi tinh hoàn có một túi chất lỏng. Thông thường trước khi bé sinh ra, đường hầm và túi chất lỏng này sẽ được bịt kín lại. Nhưng nếu quá trình này không xảy ra, bé sẽ mắc bệnh tinh hoàn nước.
Bệnh tinh hoàn nước được chia thành hai dạng sau đây:
– Bệnh thủy tinh mạc không thông nối: Túi bìu của người bệnh vẫn đóng, nhưng người bệnh không hấp thu được chất lỏng chứa bên trong.
– Bệnh thủy tinh mạc có thông nối: Căn bệnh này khiến bìu tiếp tục sưng lên theo thời gian.
Triệu chứng của bệnh tinh hoàn nước
Triệu chứng duy nhất của bệnh tinh hoàn nước ở trẻ em là quan sát thấy bìu sưng to lên. Cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay cả khi không thấy bé có biểu hiện đau đớn. Điều này để đảm bảo trẻ không mắc phải các bệnh lý khác như thoát vị bẹn, nhiễm trùng, có khối u…
Ngoài ra, triệu chứng viêm của bệnh tinh hoàn nước không thông nối là không có sự thay đổi kích thước túi bìu. Trong khi đó, kích thước tối bìu của bệnh tinh hoàn nước có thông núi có khả năng thay đổi. Nếu nắn nhẹ bìu, bìu sẽ nhỏ lại vì chất lỏng di chuyển vào ổ bụng. Nhưng khi thả tay, chất lỏng lại di chuyển vào túi bìu làm kích thước tăng lên.
Chẩn đoán bệnh tinh hoàn nước
Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh tinh hoàn nước bằng phương pháp:
- Sờ nắn xem bìu có mềm và chứa nước bên trong hay không.
- Chiếu đèn để kiểm tra xem trong tinh hoàn có chất lỏng hay không.
Ngoài ra, bác sĩ cũng cần kiểm tra để loại trừ trường hợp trẻ bị thoát vị bẹn. Trẻ cũng được làm siêu âm bìu, xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân khác làm bìu sưng tấy, tăng kích thước.
Điều trị bệnh tinh hoàn nước ở trẻ em
Hầu hết trẻ em mắc bệnh tinh hoàn nước đều tự khỏi bệnh trước năm 1 tuổi. Nhưng nếu tình trạng này không hết, cha mẹ cần cho bé đến gặp bác sĩ. Lúc này, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định làm phẫu thuật.
Sau khi được tiêm thuốc tê hoặc gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ rạch một đường trên da bìu hoặc phần bụng, nhằm đưa chất lỏng ra ngoài. Cuối cùng bác sĩ khâu để đóng lại túi bìu.
Sau khi phẫu thuật, cha mẹ cần chăm sóc vệ sinh vết thương cho bé, giữ khu vực này khô ráo và sạch sẽ. Bé cũng cần được tái khám để bác sĩ đánh giá hiệu quả của ca mổ.
Biến chứng của bệnh tinh hoàn nước ở trẻ em
Thông thường bệnh tinh hoàn nước không gây đau đớn cho bé và cũng không gây hại cho tinh hoàn. Tuy nhiên nguy cơ thoát vị sẽ tăng với trường hợp mắc tinh hoàn nước có thông nối, bởi một bên quai ruột có thể bị đẩy qua lỗ mở ở túi bìu. Vì thế cha mẹ nên cho bé can thiệp y tế ngay nếu thấy bìu của bé tăng kích thước, bé đau đớn và không ngừng quấy khóc.
Bệnh tinh hoàn nước thường không làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của bé trong tương lai. Tuy nhiên túi dịch trong bìu có khả năng tạo điều kiện cho khối u hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu xuất hiện. Những căn bệnh này khiến hoạt động và chức năng của tinh hoàn bị ảnh hưởng. Thậm chí trong trường hợp mọc khối u, tính mạng của bé có thể bị đe dọa.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh tinh hoàn nước cũng như bệnh thủy tinh mạc, một căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Cha mẹ hãy luôn chú ý, giúp bé phát hiện bệnh kịp thời để sớm có phương án xử lý!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin