Rất nhiều chị em bị trễ kinh 2 tháng thắc mắc đây là tình trạng gì. Bởi kinh nguyệt là một yếu tố ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của chị em, nên khi thấy trễ kinh 2 tháng ai cũng lo lắng. Nếu bạn cũng có chung thắc mắc này, bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi!
Trễ kinh 2 tháng là gì?
Trễ kinh là một trong những dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Cụ thể, đây là tình trạng chị em chưa xuất hiện kinh nguyệt dù đã đến kỳ hành kinh. Trễ kinh 2 tháng là tình trạng không thấy có kinh trong vòng 2 tháng trở lại là dấu hiệu cơ thể phụ nữ đang có những thay đổi nhất định.
Chu kỳ kinh nguyệt là một chu kỳ lặp đi lặp lại mỗi tháng một cách đều đặn. Thông thường một chu kỳ kéo dài từ 28 đến 32 ngày. Nhưng kể từ chu kỳ hành kinh trước, nếu sau 35 ngày mà chị em vẫn chưa có kinh trở lại thì sẽ được coi là chậm kinh. Ngoài ra nếu ba kỳ kinh nguyệt liên tiếp không thấy máu kinh xuất hiện, chị em được coi là vô kinh. Vậy với những chị em trễ kinh 2 tháng thì nguyên nhân là do đâu? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
>>>>>>> 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao
Trễ kinh 2 tháng do mang thai
Sau khi quan hệ tình dục, nếu bị trễ kinh thì đa phần chị em phụ nữ sẽ nghĩ là mình đã mang thai.
Bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc tử cung sẽ tập trung nhiều mao mạch máu, dày lên để trở thành môi trường lý tưởng cho trứng thụ tinh vào làm tổ. Nhưng nếu thụ tinh không xảy ra, không có trứng đến làm tổ thì lớp niêm mạc này sẽ bị loại bỏ, chảy ra ngoài và tạo thành máu kinh. Đây chính là hiện tượng hành kinh. Sau đó đó cơ thể sẽ bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt mới. Đây là một lý do nếu vẫn thấy kinh nguyệt, chứng tỏ bạn chưa mang thai.
Ngược lại, nếu trứng đã thụ tinh và làm tổ trong tử cung, lớp niêm mạc tử cung sẽ không bong ra nữa. Bởi lúc này nó có nhiệm vụ nuôi dưỡng trứng, giúp trứng phân chia và phát triển thành thai nhi. Đó là lý do nếu đã mang thai, chị em sẽ không xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt suốt thời kỳ mang thai.
Như vậy không hề khó hiểu khi trễ kinh 2 tháng, chị em nghĩ ngay có thể mình đã mang thai. Để xác định điều này bạn có thể dùng que thử thai hoặc thử thai tại cơ sở y tế.
Chậm kinh 2 tháng do nguyên nhân bệnh lý
Chậm kinh 2 tháng cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể, đó là những căn bệnh sau:
Bệnh lý phụ khoa gây trễ kinh 2 tháng
Chị em bị trễ kinh có thể do nhiều bệnh lý phụ khoa như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, suy buồng trứng, u xơ tử cung…
Để nhận biết những bệnh lý này, bạn hãy để ý xem mình có bị kinh nguyệt vón cục, máu kinh đổi màu khác lạ hoặc mùi kinh nguyệt khó chịu hay không. Đồng thời, những triệu chứng bất thường sau đây cũng có thể xuất hiện:
- Đau bụng dưới âm ỉ.
- Tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường. Dịch âm đạo hôi và đổi màu.
- Đau khi quan hệ tình dục hoặc tiểu tiện.
- Vùng kín đau đớn, ngứa rát, sưng đỏ…
Nếu trễ kinh 2 tháng là do bệnh lý phụ khoa gây ra thì bạn nên thận trọng. Bởi nó sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe nếu không được điều trị. Nguy hiểm nhất là tình trạng hiếm muộn vô sinh.
Buồng trứng đa nang gây trễ kinh 2 tháng
Buồng trứng đa nang cũng là một trong những lý do khiến chị em dễ bị trễ kinh. Đây là một căn bệnh gây ra bởi sự rối loạn nội tiết tố, khiến buồng trứng xuất hiện các nang trứng nhỏ, nhưng nang trứng này khó chín và rụng như bình thường.
Kinh nguyệt không đều là triệu chứng phổ biến của bệnh đa nang buồng trứng. Nếu không sớm điều trị, nó sẽ gây ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh đẻ của chị em. Đồng thời buồng trứng đa năng cũng khiến chị em tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, rối loạn sinh sản…
Mất kinh 2 tháng do vấn đề về tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết điều chỉnh quá trình trao đổi chất bằng cách tiết hóc-môn kiểm soát, đồng thời tương tác với nhiều hệ cơ quan khác nhau trong cơ thể. Nó giúp mọi thứ diễn ra đúng nhịp, cân bằng. Khi tuyến giáp hoạt động quá mức hay hoạt động kém đi đều gây ra những hệ lụy, mà sự thay đổi kinh nguyệt là một trong số đó.
Trễ kinh 2 tháng do rối loạn nội tiết
Kinh nguyệt chỉ đều đặn khi hệ nội tiết được cân bằng. Một bất thường bất kỳ xảy ra trong hệ thống nội tiết tố sinh dục, có thể do sai lệch trong hoạt động của tuyến yên, buồng trứng, vùng dưới đồi, chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị thay đổi.
Các nguyên nhân khác gây trễ kinh 2 tháng
Ngoài các nguyên nhân bệnh lý kể trên, chị em cũng có thể trễ kinh 2 tháng do những nguyên nhân sau:
Giảm cân quá mức
Sự giảm cân quá mức một cách đột ngột trong thời gian ngắn có thể khiến chị em bị trễ kinh. Điều này là do sự suy giảm hàm lượng calo khiến cho vùng dưới đồi bị ảnh hưởng chức năng. Mà vùng dưới đồi lại chịu trách nhiệm rất lớn tới hệ thống nội tiết tố sinh dục và chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này cơ thể sẽ không sản xuất được một lượng hoóc môn cần thiết để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bình thường.
Tăng cân đột ngột
Không chỉ giảm cân mà tăng cân nhanh đột ngột cũng gây ra hiện tượng chậm kinh. Bởi lẽ khi tăng cân quá nhanh, một lượng lớn hormone estrogen sẽ được tiết ra, làm nội mạc tử cung bị mất ổn định, ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài trễ kinh, bạn còn có thể mắc các tình trạng rối loạn kinh nguyệt khác.
Vận động quá mức
Nồng độ hormone oestrogen cũng thay đổi khi em làm việc quá sức hoặc vận động mạnh. Bởi lúc này lượng calo sẽ bị hao hụt khiến cho cơ thể thiếu đi nguồn năng lượng cần thiết. Vì thế chị em chỉ nên luyện tập vừa vừa đủ mỗi ngày, và cần bổ sung các chất dinh dưỡng để duy trì chu kỳ kinh nguyệt một cách hợp lý.
Tâm trạng không ổn định
Hệ thần kinh bị ức chế là một trong những nguyên nhân khiến nữ giới chậm kinh 2 tháng. Vì lúc này sự căng thẳng sẽ khiến cơ thể tiết nhiều hormone adrenaline và cortisol. 2 hormone này trực tiếp tác động lên quá trình sản sinh estrogen, tác động xấu tới chu kỳ kinh nguyệt. Do đó chị em hãy khắc phục bằng cách sống tích cực mỗi ngày, luôn giữ thái độ vui vẻ lạc quan thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ ổn định lại như cũ.
Tác dụng phụ của thuốc
Nhiều loại thuốc có tác dụng phụ làm thay đổi khi chu kỳ kinh nguyệt. Nên nếu sử dụng những loại thuốc này, chị em có nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt, mà trễ kinh là một trong số đó. Những thuốc gây trễ kinh như thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc nội tiết tố, thuốc chống trầm cảm, thuốc dùng trong hóa trị, thuốc an thần…
Khi bị trễ kinh do dùng thuốc, bạn hãy trao đổi với bác sĩ để có phương án xử lý phù hợp.
Sử dụng chất kích thích
Hàm lượng hoóc-môn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các chất kích thích, rượu bia và thuốc lá. Bởi những loại chất này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới nội mạc tử cung, hoạt động của ống dẫn trứng… Kết quả, chị em không chỉ bị rối loạn kinh nguyệt mà còn tăng nguy cơ vô sinh.
Mãn kinh sớm
Ở độ tuổi 40 chị em rơi vào thời kỳ tiền mãn kinh. Khi đó lượng hoóc môn estrogen được tiết ra ít hơn, làm chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi. Thậm chí nhiều người còn bị mãn kinh sớm ở tuổi 40, tức là chu kỳ kinh nguyệt hoàn toàn dừng lại. Những người từng làm hóa trị hoặc xạ trị vùng xương chậu, vùng bụng sẽ sẽ đến giai đoạn mãn kinh nhanh hơn so với người thường.
Trễ kinh 2 tháng có nguy hiểm không?
Với chị em phụ nữ, kinh nguyệt là một yếu tố lớn phản ánh sức khỏe sinh sản. Vì thế nếu trễ kinh 2 tháng không phải do mang thai, đây là một dấu hiệu báo động dành cho chị em:
Làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản
Nếu bị trễ kinh do mắc bệnh lý phụ khoa, sức khỏe sinh sản của bạn sẽ bị ảnh hưởng xấu. Cụ thể, hoạt động chức năng của âm đạo, tử cung, buồng trứng bị ảnh hưởng hoặc tổn thương, Nên chị em khó có khả năng thụ thai hoặc sinh con như bình thường. Nguy cơ xấu nhất là khiến chị em bị hiếm muộn vô sinh.
Ảnh hưởng sức khỏe chị em
Tổn thương hệ sinh dục có thể khiến chị em lo lắng, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tổng thể. Ngoài ra nếu không điều trị, rất có khả năng từ một căn bệnh phụ khoa bình thường sẽ tiến triển thành bệnh ung thư. Những bệnh ung thư thường gặp ở hệ sinh dục nữ giới là ung thư buồng trứng, ung thư tử cung…
Tác động xấu đến tâm lý
Hiện tượng trễ kinh khiến nhiều chị em cảm thấy lo lắng và mất đi sự tự tin. Điều này gây ảnh hưởng xấu tới cuộc sống hàng ngày cũng như chất lượng đời sống phòng the của chị em.
Trễ kinh 2 tháng phải làm sao?
Trễ kinh 2 tháng gây ra nhiều hệ quả tai hại. Vì thế khi thấy triệu chứng này xảy ra chị em cần đến ngay cơ sở y tế. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định xem nguyên nhân bạn bị trễ kinh có phải do mắc bệnh hay không, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả. Ngoài ra trong sinh hoạt hàng ngày chị em cũng cần chú ý:
- Dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, không thức khuya.
- Lên thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày. Ăn nhiều thịt cá, trái cây và rau củ. Tránh xa chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga…
- Tập thể dục thể thao đều đặn nhưng không được tập quá sức. Có thể tham khảo các bộ môn như đi bộ, bơi lội, yoga, thiền định…
- Luôn vui vẻ, lạc quan, thoải mái, tránh xa căng thẳng và stress.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ hoặc bất cứ khi nào thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường. Cần tìm một địa chỉ khám bệnh chất lượng cao mới đảm bảo việc thăm khám và điều trị diễn ra hiệu quả.
Bài viết trên đã chia sẻ với chị em phụ nữ những vấn đề xung quanh tình trạng trễ kinh 2 tháng và cách xử lý. Hi vọng những kiến thức đó sẽ hỗ trợ chị em chăm sóc sức khỏe sinh sản của mình tốt hơn!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin