Ung thư tinh hoàn có thể chữa khỏi nếu nam giới phát hiện và điều trị bệnh sớm. Tuy hiếm gặp nhưng ung thư tinh hoàn đang có xu hướng giá tăng trong những năm gần đây. Để hiểu rõ hơn về bệnh ung thư tinh hoàn cũng như cách nhận biết bệnh sớm, bạn đọc hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Ung thư tinh hoàn là gì?
Ung thư tinh hoàn là tình trạng các tế bào ung thư xuất hiện, phát triển trong các mô của tinh hoàn nam giới. Sự xuất hiện của các tế bào ung thư có thể xảy ra tại một hoặc cả hai bên tinh hoàn.
Đây là căn bệnh ung thư khá hiếm gặp ở nam giới, chỉ chiếm khoảng 1%, do đó rất nhiều người không biết và hiểu rõ về bệnh. Ung thư tinh hoàn được chia làm 2 dạng chính đó là:
- Khối u tế bào mầm: Thường bắt đầu từ những tế bào tạo ra tinh trùng. Đây là dạng tinh hoàn thường gặp nhất, chiếm tới hơn 90% các trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán bệnh.
- Khối u mô đệm: Các tế bào ung thư phát triển trong các mô xung quanh tế bào mầm trong tinh hoàn. Dạng này chiếm khoảng 5% trong tổng số trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán bệnh. Hầu hết nam giới bị khối u mô đệm đều có tiên lượng điều trị bệnh rất tốt.
Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư tinh hoàn?
Tinh hoàn là bộ phận quan trọng thuộc cơ quan sinh dục, đóng vai trò sản xuất tinh trùng, tiết ra nội tiết tố nam đảm bảo chức năng sinh lý của nam giới. Vì thế, bất kỳ một vấn đề bất thường nào liên quan tới tinh hoàn cũng đều ảnh hưởng tiêu cực tới nam giới.
Khi bị ung thư tinh hoàn, nam giới sẽ nhận thấy có sự thay đổi nhất định trong bìu. Ung thư tinh hoàn dấu hiệu nhận biết qua từng giai đoạn như sau:
Dấu hiệu ung thư tinh hoàn giai đoạn đầu
Tế bào ung thư xuất hiện tại tinh hoàn và bắt đầu phát triển. Lúc này, các tế bào khối u chỉ hoạt động bên trong tinh hoàn. Ở giai đoạn đầu, khối u chưa hoạt động, phát triển mạnh nên người bệnh thường không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, chỉ phát hiện ra bệnh khi vô tình kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Ung thư tinh hoàn giai đoạn 2
Các tế bào đã có sự lây lan vượt ra ngoài tinh hoàn. Tế bào ung thư lan tới các hạch bạch huyết ở bụng phát triển và gia tăng về kích thước.
Ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối
Đây là giai đoạn nặng cũng là nguy hiểm nhất của bệnh. Ở giai đoạn này, nam giới có thể cảm nhận sự thay đổi của tinh hoàn, các triệu chứng bệnh rõ ràng hơn. Thậm chí, các tế bào ung thư còn di căn, lan sang nhiều bộ phận khác trên cơ thể như: gan, phổi, xương, não,…
Nếu ở giai đoạn này, nam giới không có phương pháp điều trị, biện pháp ngăn chặn bệnh hiệu quả thì thời gian sống sẽ không còn dài. Để xác định chính xác mức độ phát triển của khối u, giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm cũng như xét nghiệm máu.
Ung thư tinh hoàn triệu chứng nhận biết như thế nào?
Khi bị ung thư tinh hoàn, nam giới thường sẽ có những triệu chứng dưới đây:
- Quan sát bằng mắt thường thấy bìu to lên, sờ bìu thấy có khối u trong bìu. Khối u có thể đau hay không đau, tinh hoàn to hơn bình thường, có cảm giác đau bên trong tinh hoàn, ngực và núm vú to hơn bình thường.
- Khối u phát triển thành cục cứng trong tinh hoàn, khi sờ có cảm giác hơi cứng kèm biểu hiện đau tức bất thường tại tinh hoàn, có hiện tượng sưng, tức và nặng ở bìu.
- Nặng bìu, bìu chứa nhiều chất lỏng, khối u nhỏ, tinh hoàn cứng và thay đổi về kích thước.
- Xuất hiện u bướu nhỏ không đau tại vùng tinh hoàn.
- Tinh hoàn to hơn mức bình thường, đau bên trong tinh hoàn.
- Ngực, núm vú to hơn so với bình thường
- Một số trường hợp thấy đau tức tại hai bên bẹn, vùng bụng dưới, cơn đau có thể kéo dọc sống lực kèm theo cảm giác mệt mỏi, đi lại gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân ung thư tinh hoàn ở nam giới điển hình nhất
Hiện nay, các chuyên gia nam học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân cụ thể gây ung thư tinh hoàn ở nam giới. Tuy nhiên qua khảo sát, các bác sĩ phát hiện một số yếu tố nguy cơ có thể tác động hình thành và phát triên K tinh hoàn ở phái mạnh. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn ở nam giới phải kể đến như:
Tuổi tác
Hầu hết nam giới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn đều thuộc độ tuổi từ 20 – 35. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể gặp ở nam giới ngoài độ tuổi trên, thậm chí là trên 60 tuổi. Vì thế, nam giới cần hết sức lưu ý tới sức khỏe, nên thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Tinh hoàn ẩn
Tinh hoàn ẩn là tình trạng một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu sau khi trẻ được sinh ra đời. Trong trường hợp này nam giới có thể giảm nguy cơ mắc bệnh nếu được phẫu thuật khắc phục trước tuổi dậy thì.
Di truyền
Theo nhiều nghiên cứu, nam giới có người thân trong gia đình như anh trai, cha bị ung thư tinh hoàn thì nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn.
Tiền sử bệnh cá nhân
Nam giới từng bị ung thư 1 bên tinh hoàn sẽ có khả năng phát triển ung thư ở bên tinh hoàn còn lại.
Mắc bệnh suy giảm miễn dịch
Nam giới bị nhiễm Hiv hay hội chứng suy giảm miễn dịch do Hiv gây ra cũng sẽ có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn so với người bình thường khác.
Vô sinh
Nam giới bị vô sinh cũng có khả năng cao mắc bệnh ung thư tinh hoàn, ung thư bìu.
Chẩn đoán ung thư tinh hoàn
Bệnh ung thư tinh hoàn có thể được chẩn đoán qua những biện pháp sau đây:
Chẩn đoán lâm sàng
Bác sĩ sẽ kiểm tra tinh hoàn để tìm những triệu chứng như: u, sưng đau hay cứng chắc tại tinh hoàn. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng kiểm tra các biểu hiện lâm sàng trên các vùng gồm: háng, bụng, cổ, ngực,… để đánh giá mức độ phát triển của ung thư.
Siêu âm
Nếu khối u có kích thước đủ lớn để siêu âm thì bác sĩ sẽ xác định vị trí, kích thước, mật độ khối u dựa trên phim chụp, hình ảnh siêu âm ung thư tinh hoàn.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu giúp bác sĩ tìm ra những chất chỉ điểm đặc trưng ở mỗi loại ung thư, những chất chỉ điểm như: AFP, beta-hCG, LDH, PLAP. Nồng độ những chất chỉ điểm này là căn cứ để bác sĩ chẩn đoán bệnh cũng như đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Sinh thiết
Đây là phương pháp cần thiết để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác bệnh ung thư
Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng được chỉ định để đánh giá tiến triển của ung thư như: chụp X-quang, CT, MRI, PET,…
Ung thư tinh hoàn có chữa được không, bị có chết không?
Ung thư tinh hoàn mặc dù là bệnh lý nguy hiểm nhưng không phải không có cách chữa. Bệnh có thể chữa khỏi nếu người bệnh phát hiện và điều trị bệnh sớm, phác đồ điều trị hiệu quả.
Ung thư tinh hoàn sống được bao lâu thì tùy từng giai đoạn của bệnh mà thời gian sống ở mỗi người sẽ khác nhau. Với bệnh ở giai đoạn đầu, tỷ lệ chữa khỏi có thể lên tới 90%. Bệnh càng nặng thì thời gian sống sẽ càng giảm.
Bị ung thư tinh hoàn có chết không? Thực tế, nam giới bị ung thư tinh hoàn nếu không điều trị bệnh sẽ phát triển, chuyển biến ác tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tới tính mạng.
Không như những loại ung thư khác, ung thư tinh hoàn thường phát triển chậm, phản ứng tích cực khi được hóa trị, xạ trị. Thế nhưng, những phương pháp này có thể gây ra các tác dụng phụ và chúng sẽ kéo dài trong suốt quá trình điều trị.
Do đó, dù kỹ thuật chẩn đoán, điều trị bệnh có hiệu quả tới đâu thì việc phát hiện bệnh sớm luôn là điều quan trọng hàng đầu.
Bệnh ung thư tinh hoàn điều trị như thế nào?
Mục đích của điều trị ung thư tinh hoàn đó là loại bỏ triệt để các tế bào ung thư trong cơ thể. Những phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào độ tuổi, loại hình ung thư, giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe chung của người bệnh. Hiện nay, bệnh ung thư tinh hoàn đang được điều trị bằng những phương pháp sau:
Phẫu thuật
Bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ phần tinh hoàn bị ung thư không gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, khả năng quan hệ tình dục ở nam giới. Sau khi phẫu thuật cắt tinh hoàn, bác sĩ có thể đặt tinh hoàn giả nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và ổn định tâm lý cho bệnh nhân.
Nếu thuộc khối u tinh hoàng khu trú, tùy vào dạng tế bào bác sĩ sẽ đặt ra việc chiếu tia xạ ổ bụng kết hợp dùng hóa chất, nạo vét hạch sau phúc mạc hoặc theo dõi thông thường.
Hóa trị
Hóa trị thường được sử dụng nhằm bổ trợ cho phẫu thuật hay áp dụng cho ung thư tinh hoàn thuộc giai đoạn tiến triển.
Xạ trị ít khi được sử dụng nhưng có thể dùng trong trường hợp nam giới bị u tinh hay tùy vào dạng tế bào, vị trí khối u mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
Phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh ung thư tinh hoàn
Để phòng ngừa bệnh ung thư tinh hoàn hiệu quả, chúng ta cần loại bỏ yếu tố nguy cơ. Với trường hợp trẻ bị tinh hoàn ẩn, cha mẹ cần thăm khám, phát hiện sớm bệnh cho trẻ. Ở nam giới trường thành cần biết cách tự kiểm tra tinh hoàn cho mình để phát hiện, điều trị sớm bệnh đưa tinh hoàn trở lại vị trí thông thường, tránh nguy cơ ung thư tinh hoàn.
Ngoài ra, nam giới cũng cần có đời sống tình dục lành mạnh tránh lây nhiễm HIV, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, luyện tập thể thao hợp lý để nâng cao sức khỏe.
Nam giới có thể tự thăm khám tinh hoàn qua những bước sau:
Bước 1:
Phái mạnh đứng trước gương kiểm tra phần da bìu để tìm dấu hiệu bất thường tại da bìu như phù nề, sưng đau.
Bước 2:
Dùng tay khám tỉ mỉ từng bên tinh hoàn. Ngón trỏ, ngón giữa đặt phía dưới tinh hoàn, ngón cái đặt trên tinh hoàn. Di chuyển nhẹ nhàng từng ngón tay để tìm kiếm các u cục bất thường.
Bước 3:
Kiểm tra mào tinh hoàn, đây là phầm mềm mại nằm phía sau tinh hoàn cũng là nơi để tinh trùng trường thành.
Tuy ung thư tinh hoàn ảnh hưởng rất lớn tới nam giới nhưng là bệnh có tiên lượng điều trị tốt nên nếu được phát hiện, chữa trị kịp thời sẽ có tỷ lệ chữa khỏi cao (lên tới 90%). Bệnh nhân có tỷ lệ sống 5 năm khi mắc bệnh ung thư tinh hoàn trên 95%. Vì thế, ngoài việc thay đổi lối sống thì mọi người nên thăm khám, sàng lọc ung thư tinh hoàn để kịp thời phát hiện và điều trị.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh ung thư tinh hoàn. Mọi thắc mắc vui lòng gọi về số: 0584591860, hoặc gửi trực tiếp về thư mục tư vấn trực tuyến bằng cách click chọn [TẠI ĐÂY].
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin