banner

Viêm họng hạt là bệnh gì, dùng thuốc gì trị hiệu quả

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Viêm họng hạt là gì, viêm họng hạt có mủ nguy hiểm không. Điều trị viêm họng hạt như thế nào, chữa bao lâu thì khỏi. Người bị viêm họng hạt cần kiêng gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.

Viêm họng hạt là gì?

Viêm họng hạt được biết đến là một trong những thể lâm sàng của viêm họng mãn tính. Bệnh xảy ra khi cổ họng bị viêm nhiễm dài ngày, làm cho các tổ chức lympho ở họng phát triển quá mức. Khiến họng xuất hiện các hạt màu hồng có kích thước nhô hăn lên so với niêm mạc xung quanh họng.

viêm họng hạt là gì

Viêm họng hạt có thể xảy ra ở mọi độ tuổi của cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, người trưởng thành chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Viêm họng hạt cấp tính thường phát triển dai dẳng, nếu không điều trị kịp thời người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị viêm họng teo.

Ngoài ra, đây còn là bệnh lý góp phần làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh về đường hô hấp. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho mình, ngay khi thấy bản thân có các dấu hiệu của viêm họng hạt ở lưỡi các bạn cần nhanh chân thăm khám bệnh và điều trị với bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Viêm họng hạt có mủ do đâu?

Viêm họng hạt là một trong những bệnh hô hấp rất phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị viêm họng hạt có mủ, trong đó không thể không nói đến các nguyên nhân:

  • Do vệ sinh khoang miệng hằng ngày không đúng cách

Việc vệ sinh khoang miệng qua loa hoặc không sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân có hại như nấm, vi khuẩn sinh sôi phát triển và gây viêm. Khiến các tế bào mô lympho ở khoang miệng phải làm việc liên tục. Từ đó, khiến các tế bào mô lympho bị sưng to.

viêm họng hạt 2

  • Do bệnh lý

Nếu như các bạn thường xuyên bị viêm mũi xoang mạn tính; viêm họng cấp tái phát nhiều lần; viêm amidan mạn tính;… khả năng cao sẽ bị viêm họng hạt hốc mủ.

  • Lối sống hàng ngày không khoa học

Thường xuyên hút thuốc, ăn đồ cay nóng sẽ làm cho cổ họng bị kích thích. Tạo điều kiện cho các nhân có hại xâm nhập và gây viêm họng hạt.

  • Viêm họng hạt mãn tính do bất thường trong giải phẫu cấu trúc mũi xoang.

Nếu như bạn mới thực hiện giải phẫu về polyp mũi, lệch vẹo vách ngăn,… Tuy nhiên bạn lại thực hiện tại những cơ sở y tế yếu kém khiến cho quá trình giải phẫu gặp trục chặc, làm tăng nguy cơ gây bệnh.

  • Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên, viêm họng hạt ở trẻ em còn là do trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá nhiều. Hoặc do thời tiết thay đổi thất thường gây ra.

Viêm họng hạt triệu chứng

So với viêm họng hạt amidan ở giai đoạn mãn tính thì viêm họng hạt giai đoạn cấp tính thường diễn biến nhanh, hơn nữa còn có dấu hiệu rõ ràng, cụ thể:

viêm họng hạt 3

+ Viêm họng hạt triệu chứng cơ năng

  • Họng bị đau rát
  • Luôn có cảm giác bị ngứa và vướng ở cổ họng
  • Người bệnh bị ho húng hắng có đờm dính kèm.
  • Đờm thường đặc quánh có màu trắng đục
  • Khi nhai thức ăn cổ họng thường bị nghẹn.
  • Ban đêm hoặc trời trở lạnh sẽ bị ho nhiều.
  • Giọng bị khàn.

+ Viêm họng hạt ho ngứa cổ triệu chứng thực thể

  • Khi thăm hám, quan sát sẽ thấy họng bị đỏ, viêm sưng.
  • Sau amidan xuất hiện nhiệu trụ giả.
  • Các đám hạt màu đỏ nhô cao xuất hiện nhiều ở thành sau họng, các hạt này thường tập trung thành từng cụm.
  • Mép sau thanh quản, màn hầu có dấu hiệu dày lên.
  • Tai bị ù.
  • Eo họng bị hẹp lại, khiến người bệnh luôn có cảm giác buồn nôn và muốn nôn.

Viêm họng hạt có nguy hiểm không?

Viêm họng hạt có nguy hiểm không? Là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm khi bản thân bị viêm họng hạt ở cuống lưỡi.

Theo các chuyên gia, viêm họng hạt mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh thường kéo dài khiến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng. Nguy hại hơn, bệnh nếu kéo dài sẽ gây nên viêm họng hạt có mủ trắng.

viêm họng hạt 4

Khi bị viêm họng hạt, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với các biến chứng dưới đây nếu như bệnh không điều trị kịp thời và dứt điểm:

  • Dễ bị mắc các bệnh hô hấp khác như: Viêm phế quản mãn tính; viêm khí phế quản;…
  • Khiến cơ thể bị suy nhược: Khi bị bệnh, người bệnh thường ăn uống kém thêm vào đó thường bị mất ngủ do các cơn ho gây ra. Vì thế, cơ thể rất dễ bị suy nhược, nhất là người cao tuổi.
  • Chất lượng cuộc sống bị suy giảm: Mất ngủ; giao tiếp hàng ngày bị ảnh hưởng; công việc, sinh hoạt hàng ngày bị gián đoạn.

Viêm họng hạt có lây không?

Một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm họng hạt là do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Các tác nhân gây bệnh này thường sống ở dịch mũi và cổ họng. Khi người bệnh ho hay hắt hơi, vi khuẩn virus sẽ theo giọt bắn bắn ra bên ngoài và lẫn vào không khí.

Nếu như bạn hít phải không khí có chứa virus, vi khuẩn gây bệnh; hoặc tiếp xúc với bề mặt có chứa vi khuẩn sau đó đưa lên miệng luôn. Khả năng cao sẽ khiến bạn bị viêm họng hạt.

Vì thế, với thắc mắc viêm họng hạt có lây không? câu trả lời sẽ là có. Để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh sang cho người khác, khi bị ho, hắt hơi sổ mũi các bạn nên đeo khẩu trang hoặc cần dùng tay bịp lại. Tiếp đó, vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn.

Trị viêm họng hạt tại nhà được không?

Thực tế hiện nay có rất nhiều người khi bị viêm họng hạt thay vì đến cơ sở y tế, họ tự tìm cách điều trị bệnh tại nhà như:

  • Sử dụng chanh ngâm mật ong

Mặt ong có hàm lượng vitamin cao, có công dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng, giúp bảo vệ cổ họng.

Khi sử dụng chanh ngâm mật ong để chữa viêm họng hạt sẽ giúp màng nhầy co lại, cổ họng được bảo vệ không bị đau rát.

  • Điều trị viêm họng hạt tại nhà bằng nước lá tía tô

Các bạn lấy một ít lá tía tô sau đó rửa sạch nấu làm nước uống hàng ngày. Ngoài ra, các bạn có thể chế biến lá tía tô vào các món ăn như cháo tía tô để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. 

Tuy nhiên theo chuyên gia, việc điều trị viêm họng hạt tại nhà tùy vào cơ địa mà hiệu quả điều trị bệnh sẽ không giống nhau. Có người sẽ khỏi nhưng cũng có người bệnh chuyển biến ngày một nặng hơn.

Bị viêm họng hạt phải làm sao?

Biến chứng viêm họng hạt gây ra rất khó lường, vì thế khi bị viêm họng hạt các bạn cần nhanh chân đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Sau khi thăm khám căn cứ vào kết quả, mức độ của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Các bác sĩ sẽ kê những toa thuốc điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn.

Viêm họng hạt hình ảnh chẩn đoán như thế nào?

Để việc chẩn đoán bệnh chính xác không bị nhầm lẫn sang các bệnh lý khác. Khi đến cơ sở y tế, người bệnh sẽ được bác sĩ chẩn đoán viêm họng hạt hình ảnh bằng các kỹ thuật sau:

  • Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân về các triệu chứng người bệnh gặp phải. Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vòm họng.

  • Nội soi thanh quản

Nội soi thanh quản sẽ giúp bác sĩ kiểm tra được phần niêm mặc thành họng sau được chính xác hơn.

  • Chụp X- quang phổi

Nếu như bạn bị ho nhiều, lồng ngựa bị đau thắt lại, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X- Quang.

Điều trị viêm họng hạt như thế nào?

Với mỗi nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng hạt sẽ có cách điều trị khác nhau.

  • Điều trị viêm họng hạt theo từng nguyên nhân

Nếu viêm họng hạt là do các bệnh lý gây ra, người bệnh sẽ được bác sĩ điều trị dứt điểm bệnh lý gây viêm họng hạt. Khi các bệnh lý đã được chữa khỏi, các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt cũng sẽ thuyên giảm và biến mất.

điều trị viêm họng hạt

Trường hợp bạn bị bệnh do sinh hoạt hàng ngày, vệ sinh răng miệng kém… gây ra. Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bệnh theo mức độ của bệnh.

  • Thuốc điều trị viêm họng hạt

Viêm họng hạt uống thuốc gì? Người bệnh sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng cần có sự chỉ định từ bác sĩ. Vì thế, các bạn không được tự ý mua thuốc về sử dụng.

Thuốc điều trị viêm họng hạt bao gồm 2 loại:

+ Thuốc điều trị và kiểm soát nguyên nhân gây bệnh như: Thuốc ức chế virus; vi khuẩn; thuốc điều trị ngược họng ở thanh quản.

+ Thuốc làm giảm các triệu chứng của bệnh như: thuốc giảm ho, giảm ngứa, thuốc tiêu đờm,…

Việc điều trị bệnh bằng thuốc chỉ đạt hiệu quả khi người bệnh tuân thủ theo đơn của bác sĩ. Vì thế người bệnh không được bỏ điều trị giữa chừng, không tự ý thay đổi đơn thuốc để tránh tình trạng bị kháng thuốc.

Viêm họng hạt bao lâu thì khỏi?

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, cũng như thể trạng của người bệnh mà thời gian bệnh khỏi nhanh hay chậm ở mỗi người sẽ khác nhau. Có người chỉ từ 3-5 ngày nhưng cũng có người kéo dài cả tháng.

Để bệnh nhanh khỏi không gây ra biến chứng, các bạn cần phải khám và điều trị bệnh kịp thời. Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với việc:

  • Súc miệng hàng ngày bằng nước muối
  • Uống nhiều nước mỗi ngày
  • Hạn chế nói nhiều
  • Không sử dụng rượu bia hay đồ ăn cay nóng
  • Bổ sung cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.

Viêm họng hạt và sùi mào gà có giống nhau không?

Có rất nhiều người thường bị nhầm lẫn viêm họng hạt với sùi mào gà ở họng, bởi khoang họng đều xuất hiện các mụn hạt màu hồng nhô cao khỏi niêm mạc da. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì viêm họng hạt và sùi mào gà là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau.

khám viêm họng hạt

Sùi mào gà là bệnh xã hội do virus HPV gây ra, bệnh lây truyền thông quan quan hệ tình dục không an toàn hoặc có tiếp xúc thân mật với virus HPV.

Viêm họng hạt là bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn, không để lại biến chứng.

Sùi mào gà nếu điều trị muộn, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển thành ung thư vòm họng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. 

Do đó, để bảo vệ mình các bạn cần có sự hiểu biết về hai bệnh lý có thể xảy ra ở khoang miệng đó là viêm họng hạt và sùi mào gà.

Viêm họng hạt nên kiêng gì?

Chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày thiếu tính khoa học là một trong những nguyên nhân gây viêm họng hạt. Vì thế, khi không may bị mắc bệnh, các bạn cần phải kiêng:

  • Không ăn đồ thô cứng.
  • Không ăn thức ăn cay nóng chua mặn.
  • Hạn chế đồ ăn có nhiều dầu mỡ.
  • Không ăn đồ ăn sống.
  • Kiêng sử dụng rượu bia, thuốc lá.

Thay vào đó, người bệnh nên ăn các loại thực phẩm:

  • Thực phẩm giàu vitamin C, A, E
  • Thực phẩm giàu protein
  • Thực phẩm có hàm lượng kẽm cao như: ngao. Sò, súp lơ xanh,…
  • Thực phẩm có tính kháng viêm như: tía tô; mật ong; tỏi,…

Như vậy, bài viết đã cung cấp đến các bạn các thông tin hữu ích về bệnh viêm họng hạt. Từ đó, giúp các bạn phát hiện bệnh sớm, thăm khám và điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả. Phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra.

banner
21 26 28 35 44 51