banner

Viêm khớp dạng thấp điều trị thế nào

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Loãng xương, khô mắt miệng, nhiễm trùng,… là các biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra. Với mong muốn giúp các bạn có kiến thức trong việc bảo vệ mình. Dưới đây sẽ là các thông tin cơ bản, cần thiết về bệnh viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp tên tiếng anh là RA – Rheumatoid Arthritis Là bệnh lý do khớp bị tổn thương gây nên hiện tượng tràm dịch ở khớp. Bệnh có thể bắp gặp ở mọi độ tuổi của cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, người trung tuổi, phụ nữ là đối tượng chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị vi khuẩn/virus tấn công sẽ khiến các khớp trở nên sưng, nóng, đỏ và đau.

viêm khớp dạng thấp là gì

Bệnh nêu như không được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp. Người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị tàn phế. Bên cạnh đó, các cơ quan khác tỏng cơ thể như: Mắt, tim, phổi,… sẽ bị tổn thương. Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính (tiếng anh là Seropositive RA) là loại phổ biến nhất của viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis – RA), chiếm khoảng 60 – 80%. Vì vậy, khi gặp tình trạng này, người bệnh vẫn có các biểu hiện giống như bị viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là 1 dnagj khác của bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh mà trong máu của người bệnh có tồn tại các tự kháng thể là A – CCP và yếu tố dạng thấp.

Khi bị Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính người bệnh sẽ thấy bản thân có các dấu hiệu:

  • Khớp bị cứng nhất là vào buổi sáng.
  • Khớp ở bàn tay và bàn chân bị đau nhức.
  • Xung quang khớp người bệnh sẽ thấy nóng, sưng tấy đỏ.
  • Phần da gần khớp xuất hiện các cục u cứng.

Ngoài ra, người bệnh sẽ có thêm các dấu hiệu:

  • Da bị khô.
  • Người bệnh bị sốt nhẹ, cơ thể thường xuyên mệt mỏi.
  • Xung quanh cơ bắp bị yếu và bị teo dần lại.

Viêm khớp dạng thấp bệnh học có dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Viêm khớp dạng thấp được chia ra làm nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn của bệnh sẽ có các dấu hiệu khác nhau. Các bạn có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để nhận biết bệnh:

  • Giai đoạn 1

Giai đoạn 1 hay còn gọi là giai đoạn đầu của bệnh. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có các triệu chứng:

+ Khớp bị đau.

+ Khớp bị sưng đỏ và cứng.

+ Các mô bên trong của khớp bị sưng.

  • Giai đoạn 2

Giai đoạn này, màng hoạt dịch đã bị viêm nặng hơn. Vì thế, các sụn khớp của người bệnh sẽ bị tổn thương.

Ngoài các triệu chứng giống như ở giai đoạn 1, người bệnh còn bị hạn chế trong quá trình vận động sụn khớp bị tổn thương khiến người bệnh bị đau nhiều hơn.

  • Giai đoạn 3

Viêm khớp dạng thấp giai đoạn 2 nếu như không điều trị kịp thời bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn 3 với các biểu hiện nghiêm trọng hơn.

Ở giai đoạn 3, xương của người bị đã bị tổn thương. Lớp sụn giữa các khớp xương bị bào mòn sẽ khiến mức độ đau tăng lên. Bên cạnh đó, các khớp của người bệnh cũng sưng to.

Với những bệnh nhân bị yếu cơ khả năng vận động có thể mất. Thương không chỉ bị tổn thương mà còn bị biến dạng.

  • Giai đoạn 4

Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối của bệnh. Ở giai đoạn này, các khớp gần như là không hoạt động.  Người bị sẽ bị sau, sưng và cứng các khớp nhiều hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng bị mất khả năng vận động. Có một số khớp sẽ bị hỏng, khiến chúng dính lại với nhau.

Chụp X-quang viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý khó chẩn đoán trong giai đoạn đầu. Vì thế chụp X quang viêm khớp dạng thấp là một trong những những hình giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh được chính xác.

Thông qua các hình ảnh chụp X quang, các bác sĩ sẽ phát hiện ra được vị trí cũng như dấu hiệu của bệnh. Từ đó giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả.

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?

Người bị khớp dạng thấp luôn cảm thấy khó chịu do các triệu chứng của bệnh gây ra. Vì thế, bệnh có chữa khỏi được không là vấn đề mà hầu hết bệnh nhân nào cũng quan tâm và muốn biết.

Theo các chuyên gia: Viêm khớp dang thấp là bệnh lý về xương khớp không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu người bệnh thăm khám bệnh và điều trị sớm sẽ làm chậm tiến triển của bệnh. Đồng thời còn ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Vì thế, để không phải đối mặt với nguy cơ bị tàn phế. Ngay khi bản thân có các dấu hiệu của bệnh các bạn cần thăm khám và điều trị bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Đơn thuốc viêm khớp dạng thấp

Đơn thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có rất nhiều toa. Tuy nhiên sử dụng toa thuốc nào cũng cần tập trung chủ yếu vào việc:

  • Làm giảm tình trạng viêm ở các khớp.
  • Xoa dịu và làm giảm tình trạng đau nhức do khớp bị tổn thương.
  • Ngăn chặn và giản thiểu nguy cơ suy giảm chức năng cũng như sự biến dạng của khớp.
  • Làm chặn quá trình tổn thương của khớp.

Viêm khớp dạng thấp uống thuốc gì?

Sau khi đã biết viêm khợp dạng thấp không thể chữa khỏi, thì bệnh khớp uống thuốc gì để ngăn chặn các biến chứng của bệnh là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm.

Thuốc điều trị khớp dạng thấp có rất nhiều loại. Tuy nhiên sử dụng loại thuốc nào, thời gian điều trị ra sao cần phải có sự thăm khám, tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Vì thế, người bệnh không được tự ý mua thuốc về sử dụng.

Hiện tại bệnh nhân bị khớp dạng thấp đang được các bác sĩ chỉ định điều trị bệnh bằng các loại thuốc:

+ Methotrexate

Methotrexate là thuốc điều trị các bệnh liên quan đến khớp như: viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp,… công dụng của thuốc:

  • Làm giảm các triệu chứng đau nhức của bệnh. 
  • Ngăn chặn nguy cơ bị tổn thương giữa các khớp
  • Cải thiện tình trạng đau nhức, sưng tấy đỏ của các khớp.

+ Hydroxychloroquine 

Hydroxychloroquine là một trong những thuốc điều trị bệnh khớp có xuất xứ từ Hoa Kỳ.

Công dụng của thuốc: 

  • Cải thiện tình trạng đau nhức ở các khớp một cách hiệu quả.
  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất, giúp xương chắc khỏe.

+ Ibuprofen

Ibuprofen là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Đây là loại thuốc điển hình được bác sĩ chỉ định cho các bệnh nhân bị viêm đau khớp, sưng khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn,…

Công dụng của thuốc:

  • Điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp tỏng thời gian dài.
  • Điều trị ngắn hạn các triệu chứng về bệnh xương khớp ở giai đoạn mạn tính
  • Giúp phục hồi và tái tạo lại các khớp bị tổn thương. Đồng thời giúp bảo vệ các mấu khớp.
  • Giảm đau, chống viêm.

+ Prednisone 

Prednisolon là thuốc điều trị bệnh khớp thuộc nhóm corticosteroid. Thuốc có công dụng:

  • Làm giảm tình trạng bị viêm ở các khớp.
  • Giúp làm giảm rối loạn máu, hô hấp, dị ứng nặng hay các bệnh lý về da và hệ thống miễn dịch.
  • Cải thiện tình trạng đau nhức.

+ Methylprednisolon

Nói đến thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả không thể không nói đến Methylprednisolon.

 Với thành phần chính là hoạt chất methylprednisolon. Cho nên công dụng của thuốc chính là:

  • Điều trị các rối loạn do thấp khớp.
  • Cải thiện tình trạng đau nhức ở các khớp do viêm khớp hoặc do các bệnh lý về xương khớp gây ra.
  • Giúp nâng cao và duy trì hệ thống xương  khớp
  • Làm chậm quá trình lão hóa của các khớp.

Thuốc điều trị khớp dạng thấp có rất nhiều loại. Dù là loại thuốc nào cũng sẽ có những tác dụng phụ nhất định. Vì thế, để làm giảm các tác dụng phụ không mong muốn do thuốc gây ra. Các bạn cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì?

Một trong những nguyên nhân khiến khớp dạng thấp tái phát cũng như tiến triển nhanh là do chế độ ăn uống hàng ngày thiếu tính khoa học. Vì thế, viêm khớp dnagj thấp kiêng ăn gì? Luôn là vấn đề người bệnh quan tâm.

Theo các chuyên gia, khi bị khớp dạng thấp, các bạn cần phải kiêng sử dụng các loại thực phẩm:

  • Thực phẩm có hàm lượng chất béo cao

Người bị khớp nếu ăn các loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất béo cao như: đồ ăn nhanh, đồ chiên xào,… sẽ khiến cho quá trình đào thải caxin qua thận bị ảnh hưởng. Làm tăng nguy cơ bị loãng xương, đồng thời làm tăng mức độ đau nhức, sưng tấy ở các khớp.

  • Các chất kích thích

Khi sử dụng rượu bia, thuốc lá,… sẽ khiến canxi trong cơ thể bị suy giảm. Các triệu chứng của bệnh trở nên nặng hơn.

  • Thực phẩm chứa nhiều đạm

Nếu như người bệnh ăn thực phẩm có hàm lượng đạm cao sẽ khiến bản thân bị đau nhức các khớp nhiều.

Vì thế, khi bị khớp các bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng cao như: thịt bò, trứng, các loại hạt,…

  • Nội tạng động vật

Nói đến thực phẩm người bệnh cần tránh không thể không nói đến nội tạng động vật như: Tim , gan, cật, … bởi trong đó có chứa nhiều cholesterol. Nếu như người bệnh ăn nội tạng động vật sẽ khiến xương khớp bị ảnh hưởng. Đồng thời còn gây hại cho máu và hệ tim mạch.

  • Muối

Người bị khớp dạng thấp nên hạn chế ăn muối. Bởi muối là một trong những thực phẩm có khả năng cản trở quá trình hấp thụ của canxi vào cơ thể. Nếu như người bệnh ăn muối nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị loãng xương.

  • Thực phẩm nhiều đường

Bệnh nhân bị khớp nếu ăn thực phẩm có nhiều đường như bánh kẹo; nước ngọt;…sẽ khiến xương khớp bị tổn thương. Mức độ đau, tê nhức sẽ tăng. Khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

  • Các loại thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt dê,… sẽ khiến cho mức độ đau trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, bệnh nhân bị khớp cần phải kiêng các loại thịt đỏ.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều hệ lụy trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó, các bạn cần phải trang bị cho bản thân các kiến thức cơ bản và cần thiết về bệnh. Từ đó, giúp làm giảm các triệu chứng, biến chứng do bệnh gây ra. Mong rằng với những gì mà bài viết vừa chia sẻ, các bạn đã biết khớp dạng thấp uống thuốc gì và kiêng sử dụng thực phẩm nào.

banner
21 26 28 35 44 51