banner

Viêm niệu đạo là gì hội chứng viêm niệu đạo nam giới mãn tính

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Bệnh viêm niệu đạo ở nam giới là bệnh thường gặp và gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Căn bệnh này còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của nam giới, nếu không được điều trị kịp thời. Vậy viêm niệu đạo nam là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm niệu nam như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể điều này trong nội dung dưới đây!

Viêm niệu đạo nam là gì

Niệu đạo của nam giới nối dài từ bàng quang đến đầu dương vật (còn gọi là lỗ sáo). Đường niệu đạo, ngoài nhiệm vụ đào thải nước tiểu khi còn dẫn truyền tinh dịch khi nam giứi xuất tinh. Viêm niệu đạo nam giới do rất nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng chủ yếu là do nhiễm khuẩn.

viem nieu dao la gi

Bệnh viêm niệu đạo ở nam giới xuất hiện chủ yếu từ độ tuổi từ 20 – 30 tuổi. Bệnh phát triển thành 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Viêm niệu đạo cấp, nếu không điều trị triệt để sẽ biến chuyển thành viêm niệu đạo mãn tính. Viêm niệu đạo mãn tính ở nam giới sẽ khó điều trị triệt để, dễ tái phát và gây nhiều biến chứng với sức khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo ở nam giới

Các nguyên nhân khiến nam giới bị viêm niệu đạo là:

  • Kích ứng với các loại hóa chất: các hóa chất đó có thể là xà phòng tắm, chất bôi trơn trong bao cao su…
  • Thực hiện các phẫu thuật ở niệu đạo như: đặt ống thông tiểu, tán sỏi bằng thăm khám bàng quang….
  • Viêm nhiễm cơ quan sinh dục: Đây là nguyên nhân lớn nhất gây viêm niệu đạo ở nam giới. Các tác nhân gây viêm nhiễm rất đa dạng bao gồm: vi khuẩn, nấm, trong đó chủ yếu là vi khuẩn. Nam giới bị dài/hẹp bao quy đầu khiến vệ sinh không sạch sẽ là đối tượng dễ mắc căn bệnh này nhất.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: quan hệ không sử dụng bao cao su với nữ giới mắc bệnh phụ khoa hoặc bệnh tình dục sẽ khiến nam giới có nguy cơ mắc viêm niệu đạo rất cao. Ngoài ra, nam giới còn dễ bị lây nhiễm các bệnh xã hội nguy hiểm như lậu, giang mai…
  • Không vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ: Nhiều nam giới rất chủ quan và không vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ hàng ngày. Thói quen vệ sinh này khiến nam giới dễ mắc viêm niệu đạo và nhiều bệnh lý nam khoa khác.
  • Nhịn tiểu: Nhịn tiểu sẽ khiến vi khuẩn tích tụ trong bàng quang và hình thành viêm niệu đạo. Đây là thói quen rất có hại cho sức khỏe mà bạn cần loại bỏ.
  • Dài, hẹp bao quy đầu: Đây là tình trạng bao quy đầu bị bó hẹp hoặc dài trùm kín dương vật. Việc này gây khó khăn cho nam giới khi vệ sinh bao quy đầu và khiến vi khuẩn phát triển. Khi đó, nam giới rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm nam khoa trong dó viêm bao quy đầu, viêm niệu đạo.

Triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo ở nam giới

Bệnh viêm niệu đạo ở nam giới có triệu chứng khá giống với các bệnh khác. Vì vậy bạn cần để ý các hiểu hiện bất thường ở vùng kín để có biện pháp khắc phục kịp thời và hợp lý.

viêm niệu đạo là gì nguyên nhân triệu chứng chuẩn đoán và điều trị

Cụ thể triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo ở nam giới là:

  • Đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt: Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, đau buốt khi đi tiểu. Đây cũng là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm niệu đạo.
  • Nước tiểu có thể lẫn máu hoặc mủ, nước tiểu có màu dục và mùi khai.
  • Lỗ sáo sưng đỏ, ngứa ngáy, dương vật căng tức và đau ở bìu.
  • Lỗ niệu đạo chảy dịch nhiều có mùi hôi, dịch nhầy có thể màu trắng, hơi vàng hoặc xanh.
  • Đau khi quan hệ tình dục: Viêm nhiễm ở niệu đạo khiến nam giới đau buốt khi cương cứng và khi quan hệ. Ngoài ra người bệnh còn bị đau âm ỉ vùng bụng dưới, thắt lưng và xương mu.
  • Viêm nhiễm nặng có thể gây sốt từ nhẹ đến nặng, nóng rát bên vùng niệu đạo, nổi hạch hoặc buồn nôn.

Ngay khi có một trong các biểu hiện trên, bạn hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Điều trị viêm niệu đạo sớm để ngăn ngừa bệnh chuyển sang thể mãn tính.

Viêm niệu đạo mãn tính

Viêm niệu đạo mãn tính là tình trạng bệnh đã chuyển biến nặng và có thể gây nhiều biến chứng cho sức khỏe. Tình trạng này gây ra các triệu chứng như sau:

  • Vùng kín tiết dịch có mùi hôi
  • Đi tiểu nhiều, tiểu rắt, hay mót tiểu
  • Lỗ niệu đạo sưng đỏ và tiết dịch mủ màu trắng đục hoặc màu xanh
  • Sốt và ớn lạnh
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Hay bị đau lưng và đau vùng chậu

Viêm niệu đạo mãn tính rất dễ gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe là:

  • Hình thành sẹo cục bộ ở niệu đạo, dẫn đến hẹp niệu đạo và gây tiểu khó, tiểu buốt, bí tiểu.
  • Viêm niệu đạo lâu ngày sẽ khiến viêm nhiễm lây lan ngược dòng và gây suy thận mãn tính. Tỷ lệ xảy ra biến chứng này có thể lên đến 25% .
  • Viêm nhiễm các cơ quan xung quanh: Niệu đạo nằm gần các cơ quan rất quan trọng như tuyến tiền liệt, bàng quang, mào tinh hoàn. Do đó viêm nhiễm rất dễ lây lan vào cơ quan này và gây tác động xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nam giới.

Viêm niệu đạo trẻ em

Viêm niệu đạo cũng là bệnh rất phổ biến ở trẻ em. Tác nhân gây bệnh đa dạng, bao gồm: vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, virus. Trong các loại vi khuẩn thì phổ biến nhất là vi khuẩn E.coli, ngoài ra còn có Klebsiella, Pseudomonas aeruginosa và Enterococci. Các loại vi khuẩn này có thể tồn tại trong phân người hoặc bên ngoài môi trường sống như đất, bụi, nước, không khí… Các loại vi khuẩn này thường từ hậu môn xâm nhập vào đường niệu đạo.

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở trẻ em

Các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị viêm niệu đạo là:

  • Sống ở môi trường ô nhiễm, không được vệ sinh đúng cách.
  • Không mặc quần hoặc quần thủng và chơi lăn lên trên mặt đất.
  • Không dùng bỉm đúng cách: bỉm không thông thoáng, không thường xuyên thay bỉm.
  • Không rửa tay sau khi đi vệ sinh.
  • Dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh.
  • Bàng quang thần kinh: Đây là tình trạng bàng quang bị rối loạn trương lực co bóp và không đẩy hết được nước tiêu ra ngoài sau mỗi lần đi tiểu.
  • Ứ nước bể thận do chít hẹp khúc nối bể thận niệu quản
  • Sỏi bàng quang- niệu quản
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch: nhiễm trùng da, nhiễm virus cúm, nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy gây mất nước.
  • Thực hiện các kỹ thuật xâm lấn như đặt ống thông tiểu không đảm bảo vô trùng.
  • Suy dinh dưỡng kéo dài.
  • Hay bị táo bón.
  • Nhịn tiểu hoặc uống ít nước.

Triệu chứng viêm niệu đạo ở trẻ em

Các biểu hiện của bệnh viêm niệu đạo ở trẻ em cũng khá giống so với người lớn.

Cụ thể triệu chứng viêm niệu đạo ở trẻ em là:

  • Đau buốt khi đi tiểu
  • Đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt
  • Tiểu són ra quần
  • Tiểu dầm vào ban đêm
  • Mệt mỏi
  • Ăn uống không ngon miệng, biếng ăn
  • Sốt cao
  • Đau tức vùng bụng dưới, đau vùng hông lưng.

Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi hoặc trẻ sơ sinh, các triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo không điển hình. Đặc biệt là trẻ sơ sinh không thể nói rõ nhưng khó chịu của mình, do đó bố mẹ cần theo dõi việc đi tiểu của trẻ. Nếu trẻ đi tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày thì cần nghi ngờ viêm niệu đạo.

Trẻ nhỏ bị viêm niệu đạo cũng có thể bị sốt, hay bứt rứt khó chịu và thường quấy khóc. Lưu ý là trẻ càng nhỏ thì viêm niệu đạo càng gây biến chứng nghiêm trọng, nặng nhất là nhiễm trùng huyết. Do đó, bố mẹ cần quan sát để chẩn đoán và có biện pháp điều trị thích hợp.

Phòng bệnh viêm niệu đạo ở trẻ em

Để phòng ngừa bệnh viêm niệu đạo cho trẻ, bố mẹ cần chú ý hơn đến việc vệ sinh cho trẻ trong sinh hoạt hàng ngày.

Cụ thể, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Với trẻ sơ sinh, khi thay bỉm cần vệ sinh sạch sẽ và lau khô da.
  • Thường xuyên kiểm tra để xem có cặn trắng ở bỉm không.
  • Quan sát xem khi đi tiểu, bao quy đầu có bị phồng hay sưng đỏ hay không. Vấn đề này cần khám kịp thời vì rất có thể đó là dài/hẹp bao quy đầu.
  • Hướng dẫn và tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng cách.
  • Cho trẻ uống đủ nước hàng ngày, tăng cường các thực phẩm rau củ để làm tăng lượng nước nhằm giúp hệ bài tiết hoạt động tốt hơn.

Nếu phát hiện trẻ có có các bất thường về giải phẫu đường tiết niệu thì cần đưa trẻ đi thăm khám sớm. Đây là cách tốt nhất để phòng ngừa viêm niệu đạo và các ảnh hưởng đến khả năng sinh lý cũng như sức khỏe sinh sản.

Bệnh viêm niệu đạo ở nam giới có nguy hiểm không?

Nhiều người vẫn rất chủ quan với bệnh viêm niệu đạo và nghĩ đây là bệnh lý không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng đến nhiều cơ quan lân cận, không chữa trị viêm niệu đạo sớm có thể gây nhiều biến chứng cho sức khỏe người bệnh.

Cụ thể những ảnh hưởng của bệnh viêm niệu đạo ở nam giới là:

  • Gây nhiễm trùng các cơ quan đường tiết niệu bao gồm: bàng quang, niệu quản, thận… thậm chí có thể lan vào máu, dẫn đến nhiễm trùng máu và gây tử vong.
  • Khiến người bệnh tăng nguy cơ mắc viêm tuyến tiền liệt. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục và sức khỏe sinh sản của người bệnh.
  • Nguy hiểm nhất là ảnh hưởng đến hoạt động của các quan sinh sản và dẫn đến vô sinh.

Chẩn đoán và điều trị viêm niệu đạo nam giới

Ngay khi có những biểu hiện nghi ngờ viêm niệu đạo, bạn nên đi thăm khám để điều trị ngay. Đây là cách tốt nhất để điều trị bệnh sớm và hiệu quả.

Người bệnh cần thực hiện các biện pháp chẩn đoán sau:

Kiểm tra thể chất

Đây là bước đầu tiên để chẩn đoán bệnh viêm niệu đạo. Người bệnh cần kiểm tra sức khỏe nói chung, thăm khám bộ phận sinh dục đặc biệt là tinh hoàn và dương vật. Tiếp đó bác sĩ kiểm tra vùng bụng, hai bên hông và lưng xăm có đau và sưng hay không.

Bác sĩ cũng kiểm tra xem người bệnh có từng bị nhiễm trùng đường tiểu hay chưa hoặc tiền sử gia đình có mắc vấn đề gì liên quan đến bệnh lý hay không.

Xét nghiệm chẩn đoán

Để xác định chính xác bệnh viêm niệu đạo, người bệnh cần thực hiện các biện pháp chẩn đoán sau:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm dịch tiết niệu đạo
  • Nội soi bàng quang

Từ kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị thích hợp. Các điều trị phổ biến là dùng thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc giảm đau.

  • Các loại thuốc kháng sinh hay dùng là: Nitrofurantoin, fosfomycin, aminoglycoside, fluoroquinolones.
  • Thuốc hạ sốt: Paracetamol
  • Thuốc giảm đau tiết niệu: Phenazopyridine

Mỗi người sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh. Để tăng hiệu quả điều trị, bạn cũng nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Uống đủ nước để đẩy vi khuẩn ra ngoài theo đường tiểu.
  • Vệ sinh cơ quan sinhd ục nhất là khu vực bao quy đầu sách sẽ hàng ngày.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ.
  • Không nên nhịn tiểu

Phác đồ điều trị viêm niệu đạo mãn tính

Khi viêm niệu đạo chuyển sang mãn tính, nghĩa là vi khuẩn đã kháng thuốc. Vì vậy, người bệnh cần điều trị trong thời gian dài và khó khăn hơn trước. Do đó, viêm niệu đạo mãn tính cần có phác đồ riềng và được chỉ định các loại thuốc điều trị đặc hiệu hơn.

Để điều trị viêm niệu đạo mãn tính thì trước hết bác sĩ cũng cần chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh. Nếu bệnh do vi khuẩn gây ra thì điều trị bằng thuốc kháng sinh, còn nếu đó là hệ quả của các bệnh xã hội thì phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị.

Cụ thể một số phác đồ điều trị viêm niệu đạo mãn tính như sau:

  • Dùng thuốc kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và ngăn không cho chúng gây viêm nhiễm các cơ quan xung quanh.
  • Với những người bệnh không thể dùng thuốc kháng sinh thì sử dụng thuốc Đông y. Thuốc đông y ít gây tác dụng phụ nên rất phù hợp với những bệnh nhân bị dị ứng với thuốc kháng sinh. Ngoài ra còn có thể kết hợp cả Đông và Tây y để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Điều trị ngoại khoa trong trường hợp viêm niệu đạo mãn tính quá nặng: Phẫu thuật cắt bỏ tế bào bị hoại tử hoặc hút dịch mủ ở niệu đạo.

Trong quá trình điều trị viêm niệu đạo mãn tính, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Không quan hệ tình dục để tránh khiến bệnh nặng hơn hoặc lây nhiễm cho bạn tình.
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ hàng ngày.
  • Tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý bỏ điều trị giữa chừng vì điều này khiến bệnh rất dễ tái phát.

Viêm niệu đạo mãn tính dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, người bệnh nên chủ động điều trị sớm để ngăn ngừa những ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Đồng thời, bạn nên tuân thủ đúng những yêu cầu trong điều trị để chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Cách phòng ngừa bệnh viêm niệu đạo nam giới

Để ngăn chặn những ảnh hưởng của bệnh viêm niệu đạo, nam giới nên chủ động phòng tránh căn bệnh này. Cách phòng ngừa bệnh viêm niệu đạo cho nam giới là:

Uống đủ nước, mỗi ngày nên uống ít nhất 2l nước để giúp cơ thể bài tiết các vi khuẩn trong niệu đạo và ngăn ngừa viêm đường tiết niệu.

  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với một bạn tình: đây là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm niệu đạo và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Tuyệt đối không được nhịn tiểu vì điều này ảnh hưởng đến bàng quang và rất dễ gây viêm bàng quang, viêm niệu đạo.
  • Chú ý lựa chọn quần lót thoải mái, thông thoáng, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, không mặc quần bó sát.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ với bạn nhưng thông tin về bệnh viêm niệu đạo ở nam giới. Tuy đây là căn bệnh thông thường nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh. Do đó bạn nên tìm hiểu kiến thức về căn bệnh này để có biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất.

banner
21 26 28 35 44 51