Viêm tinh hoàn ở trẻ em có thể để lại các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản cho trẻ về sau này. Vậy viêm tinh hoàn ở trẻ em do nguyên nhân nào gây ra, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Tìm hiểu các thông tin này giúp bố mẹ sớm phát hiện bệnh ở trẻ và có biện pháp điều trị kịp thời. Hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây để biết thêm chi tiết!
Viêm tinh hoàn ở trẻ em và trẻ sơ sinh là gì?
Viêm tinh hoàn ở trẻ là tình trạng tinh hoàn bị các tác nhân như vi khuẩn và virus tấn công. Tinh hoàn là cơ quan sản xuất hormone sinh dục và tinh trùng. Do đó bệnh viêm tinh hoàn nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các hệ lụy ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản của trẻ về sau.
Trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh chưa tự biết chăm sóc cơ thể, do đó bố mẹ cần chủ động để sớm phát hiện bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ để có biện pháp điều trị thích hợp.
Viêm tinh hoàn ở trẻ em trẻ sơ sinh là gì
Cách nhận biết triệu chứng viêm tinh hoàn ở trẻ em
Trong khi vệ sinh hàng ngày, bố mẹ cần quan sát để sớm phát hiện bệnh viêm tinh hoàn. Cụ thể các dấu hiệu viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ là:
Da bìu phù nề, sưng đỏ
Biểu hiện dễ nhận thấy của bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em là da bìu phù nề, sưng đỏ. Viêm nhiễm cũng khiến tinh hoàn đó to hơn bên còn lại.
Tinh hoàn cứng và sưng đau:
Tinh hoàn bị viêm nhiễm khi sờ vào sẽ thấy cứng và sưng đau. Lúc vệ sinh cho bé, nếu bé kêu đau khi bị chạm vào tinh hoàn, bạn cần chú ý.
Trẻ đi tiểu nhiều hơn
Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn bình thường, nước tiểu có thể có chứa dịch mủ.
Sốt nhẹ, mệt mỏi
Viêm nhiễm ở tinh hoàn khiến trẻ bị sốt nhẹ và mệt mỏi, chán ăn, không thích vận động.
Nguyên nhân gây bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em
Những vấn đề dẫn đến viêm tinh hoàn ở trẻ em là:
Hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu bẩm sinh là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ em nam giới và trẻ sơ sinh. Bao quy đầu sẽ lột dần khi trẻ lớn lên cho đến tuổi dậy thì. Chỉ một số trường hợp vẫn bị hẹp bao quy đầu khiến nước tiểu và các chất bẩn đọng lại bên trong bao quy đầu. Đó là điều kiện khiến cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm bao quy đầu, sau đó lây lan ra các cơ quan xung quanh.
Té ngã gây tổn thương tinh hoàn
Viêm tinh hoàn cũng có thể là hệ quả khi trẻ chơi đùa và bị ngã dẫn đến tổn thương tinh hoàn.
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ
Đây là nguyên nhân phổ biến gây viêm nhiễm các cơ quan sinh dục của trẻ, bao gồm cả viêm tinh hoàn. Bố mẹ nên chú ý hơn trong việc vệ sinh hàng ngày cho trẻ, nếu trẻ chưa thể tự vệ sinh sạch sẽ.
Biến chứng của bệnh quai bị
Quai bị là bệnh do virus gây ra. Căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng virus gây bệnh có thể di chuyển xuống tinh hoàn và gây viêm tinh hoàn.
Ảnh hưởng của các bệnh lý khác
Viêm tinh hoàn ở trẻ em cũng có thể là hệ quả của các bệnh lý khác như: viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm niệu đạo.
Viêm tinh hoàn ở trẻ em và trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Viêm tinh hoàn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất hormone nội tiết và tinh trùng. Do đó căn bệnh này có thể để lại biến chứng rất nguy hiểm. Vì sức đề kháng còn kém nên trẻ nhỏ mắc bệnh lý này có nguy cơ đối mặt với biến chứng cao hơn.
Viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ kéo dài có thể gây ra các vấn đề sau:
- Áp xe, xơ hóa tinh hoàn
- Teo tinh hoàn
- Nghiêm trọng nhất là hoại tử và phải cắt bỏ tinh hoàn.
Các phương pháp điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ em
Để ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng do viêm tinh hoàn ở trẻ gây ra, bố mẹ cần cho trẻ đi thăm khám và điều trị sớm. Tùy vào tình trạng viêm nhiễm, các phương pháp điều trị có thể là:
Sử dụng thuốc
Nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn gây ra thì điều trị bằng thuốc kháng sinh đặc trị.
Kỹ thuật CRS:
Đây là phương pháp sử dụng tần sóng để tiêu diệt vi khuẩn. Kỹ thuật này hạn chế được tác hại của thuốc kháng sinh lên toàn thân.
Trong quá trình điều trị, bố mẹ cần chú chăm sóc sức khỏe cho trẻ để trẻ tăng sức đề kháng và nhanh phục hồi. Dưới đây là những điều bố mẹ nên lưu ý:
- Để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vận động mạnh
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và uống đủ nước
- Đảm bảo vệ sinh vùng kín sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan hoặc diễn tiến nặng hơn.
Cách phòng ngừa bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ
Bố mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ bằng các biện pháp sau:
- Tiêm vắc xin phòng quai bị: Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng viêm tinh hoàn do quai bị gây ra.
- Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ hàng ngày để ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bị quai bị.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường, rau xanh, trái cây để tăng cường hệ miễn dịch.
- Ngay khi có biểu hiện bất thường ở tinh hoàn, cần đưa trẻ đi khám ngay.
Trên đây là những thông tin về viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ với các kiến thức cần thiết giúp cho trẻ có được sức khỏe sinh lý an toàn. Hy vọng các bố mẹ đã nắm được nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa viêm tinh hoàn cho trẻ. Mong rằng sức khỏe của bé và gia đình bạn sẽ luôn được tốt nhất mọi thắc mắc cần giải đáp thêm vui lòng liên hệ link chat để được trực tiếp trò truyện cùng bác sĩ
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin