Khám bệnh là cách để chăm sóc sức khỏe tốt nhất với mỗi người. Việc khám bệnh định kỳ cũng giúp bạn phát hiện các vấn đề bất thường về sức khỏe để kịp thời điều trị. Bên cạnh đó khi có các dấu hiệu là việc đi khám bệnh là hết sức cần thiết, vậy khám bệnh là gì? Đi khám bệnh là đi khám những gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này!
Khám bệnh là gì?
Khám bệnh là quá trình bác sĩ hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh của bệnh nhân. Đồng thời bác sĩ cũng chỉ định thăm khám thực thể hoặc các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Quá trình này nhằm chẩn đoán bệnh, và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.
Ý nghĩa của việc khám bệnh là để đánh giá tình hình sức khỏe ở thời điểm đó một cách chính xác nhất. Từ đó nếu phát hiện vấn đề bất thường, bạn sẽ được bác sĩ giúp đỡ để điều trị kịp thời. Khi khám bệnh, một trong những yếu tố quan trọng nhất là danh mục khám.
>>>>>> phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Đi khám bệnh là khám những bệnh gì?
Nếu như đã có lịch khám bệnh với bác sĩ, bạn cần đi khám theo đúng lịch đã hẹn. Tại cơ sở y tế, bạn cần chọn một gói khám phù hợp. Thông thường mọi người thường chọn gói khám bệnh tổng quát. Gói này bao gồm những những danh mục sau:
Khám lâm sàng tổng quát
Bạn sẽ được đánh giá biểu hiện lâm sàng của các hệ cơ quan trong cơ thể, cụ thể như:
- Khám hệ tuần hoàn
- Khám hệ hô hấp
- Khám hệ tiêu hóa
- Khám thận – tiết niệu
- Khám nội tiết
- Khám hệ cơ xương khớp
- Khám hệ thần kinh và tâm thần
- Khám mắt, tai, mũi, họng
- Khám bệnh bệnh xã hội(da liễu)
- Khám răng hàm mặt
Ngoài ra bạn cũng có thể khám thêm các chuyên khoa như ung bướu, lão khoa, nam khoa, phụ khoa… Mỗi danh mục khám lại có các phòng khám bệnh chuyên khoa khác nhau để phục vụ nhu cầu của mỗi người.
Xét nghiệm máu, nước tiểu
Quá trình xét nghiệm nước tiểu và máu có thể bao gồm :
- Xét nghiệm công thức máu 18 thông số.
- Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số.
- Xét nghiệm đường máu, mỡ máu.
- Xét nghiệm chức năng thận và men gan.
- Xét nghiệm viêm gan B.
- Tìm hồng cầu trong phân
- …
Chẩn đoán hình ảnh
Thông thường bạn sẽ được chụp X-quang các vị trí như khung chậu, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, lồng ngực… Bạn cũng có thể được siêu âm tuyến giáp, siêu âm ổ bụng, siêu âm vú với nữ giới…
Thăm dò chức năng
Được thực hiện bằng cách đo điện não đồ, điện tâm đồ, đo loãng xương… Việc thực hiện thăm dò chức năng là tùy theo yếu tố nguy cơ của bệnh.
Đi khám bệnh cần giấy tờ gì?
Khi đi khám bệnh, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ quan trọng, nên cho chúng vào một túi hồ sơ để tránh thất lạc. Những giấy tờ cần thiết bao gồm:
- Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân. Bạn cũng có thể dùng thẻ hình có dấu giáp lai, ghi rõ họ tên và năm sinh.
- Sổ khám bệnh và giấy xuất viện, nếu có.
- Thẻ bảo hiểm y tế.
- Với người chuyển từ bệnh viện tuyến dưới và có bảo hiểm y tế thì cần giấy chuyển tuyến.
- Nếu từng hẹn tái khám với bác sĩ thì cầm theo giấy hẹn.
- Các giấy tờ liên quan ở các bệnh viện khác: kết quả chẩn đoán xét nghiệm, chỉ định điều trị của bác sĩ, đơn thuốc đang dùng.
Khám bệnh không có bảo hiểm y tế
Khám bệnh không có bảo hiểm y tế là một bất lợi vì bạn sẽ không được hưởng Ưu đãi. Điều này khiến cho chi phí khám đắt đỏ hơn. Thông thường khám bệnh không có bảo hiểm y tế sẽ theo quy trình sau:
Bước 1: Tiếp nhận bệnh nhân
Các bước tiếp nhận bệnh nhân mới khám lần đầu là:
- Đăng ký khám bệnh ở quầy tiếp nhận. Ghi rõ thông tin, họ tên, địa chỉ, năm sinh.
- Nhận số thứ tự khám bệnh và đóng tiền.
- Quan sát số thứ tự trên bảng điện tử để mua sổ khám bệnh và phiếu khám bệnh theo quy định.
- Di chuyển đến phòng khám bệnh chuyên khoa.
Các bước tiếp nhận bệnh nhân với người tái khám như sau:
- Đăng ký khám bệnh ở quầy tiếp nhận.
- Được cấp số thứ tự khám bệnh và đóng tiền tại quầy tiếp nhận.
- Nhận số thứ tự được cấp để đóng tiền, sau đó di chuyển tới phòng khám bệnh chuyên khoa.
Bước 2: Đến phòng khám chuyên khoa
Đầu tiên bạn cần nộp sổ khám bệnh và chờ tới lượt mình theo thứ tự. Khi được vào khám, bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra, chỉ định các xét nghiệm cần thiết. Với người không cần làm xét nghiệm, có thể nhận toa thuốc luôn.
Bước 3: Khám bệnh cận lâm sàng
Với những người phải thực hiện xét nghiệm, siêu âm, chụp X-quang… thì bạn cần di chuyển đến nơi đóng tiền để nộp tiền xét nghiệm. Sau đó bạn hãy đến phòng chức năng làm xét nghiệm, siêu âm, chụp X-quang… Chờ một lúc để có kết quả, mang kết quả trở lại phòng khám ban đầu.
Bước 4: Mua thuốc
Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán bệnh, đồng thời đưa phương pháp điều trị thích hợp và kê đơn thuốc. Bạn cầm đơn thuốc ra ngoài mua thuốc.
Ngoài ra, tùy tình hình mà bệnh nhân có thể nằm bệnh viện hoặc điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.
>>>>>>>> phòng khám nam khoa
Trước khi đi khám bệnh tổng quát nên làm gì?
Trước khi khám bệnh tổng quát, bạn nên tuân theo những điều sau để việc khám bệnh đạt hiệu quả cao nhất:
- Đi ngủ từ tối hôm trước để có giấc ngủ thật ngon.
- Giữ tinh thần thư thái, không lo lắng.
- Nếu dự định xét nghiệm máu hoặc nội soi dạ dày cần nhịn ăn.
- Không dùng thực phẩm hoặc đồ uống có chứa chất kích thích, caffeine.
- Cần báo với bác sĩ nếu có thai hoặc trong cơ thể đang mang những dụng cụ kim loại. Ví dụ như máy trợ thính, máy phá rung tim, nẹp xương, răng giả, đinh nội tủy…
- Mang theo những giấy tờ cần thiết.
Ngoài ra, với mỗi xét nghiệm khác nhau bạn cũng nên lưu ý những điều sau:
- Xét nghiệm máu: Trước khi xét nghiệm nên nhịn ăn từ 4 đến 6 giờ. Không ăn sáng, không sử dụng chất kích thích, không uống sữa, chỉ được uống nước lọc.
- Xét nghiệm nước tiểu: Nên dùng ống đựng bệnh phẩm để lấy phần nước tiểu giữa dòng. Không được chạm vào mặt trong của ống. Kiểm tra thật kỹ thông tin ghi trên ống đựng nước tiểu: Họ tên, ngày tháng năm sinh…
- Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (đây là xét nghiệm cho những phụ nữ đã quan hệ tình dục): Cần đảm bảo đang không trong thời gian hành kinh.
- Siêu âm ổ bụng: Trước khi siêu âm 1 giờ cần uống 500ml nước lọc và nhịn tiểu thì kết quả đánh giá mới chính xác.
- Chụp X-quang: trước khi chụp cần bảo với bác sĩ nếu có thai hoặc nghi ngờ có thai. Không sử dụng sản phẩm chống mồ hôi, khử mùi nếu chụp X-quang tuyến vú.
Khám bệnh miễn phí là gì?
Việc chi trả chi phí điều trị là điều lo lắng của rất nhiều bệnh nhân, đặc biệt với những người có kinh tế không khá giả. Trong thời kỳ dịch bệnh covid hoành hành, số người gặp khó khăn về tài chính càng tăng mạnh. Đó là lý do nhiều bệnh viện và phòng khám triển khai hoạt động khám bệnh miễn phí cho bệnh nhân. Những đối tượng được khám miễn phí là những người có hoàn cảnh khó khăn.
Nếu bạn không có đủ tiền khám bệnh, có thể trao đổi với bác sĩ về các chương trình khám bệnh miễn phí. Điều này sẽ giúp bạn tiếp cận với một quỹ khám bệnh phù hợp, và được hỗ trợ ở mức cao nhất.
Khám bệnh trẻ em
Khám sức khỏe tổng quát không chỉ cần thiết với người lớn mà còn cần thiết với cả trẻ em. Thậm chí với trẻ em, điều này càng có ý nghĩa quan trọng. Bởi lẽ hệ miễn dịch của các em bé thường chưa phát triển đầy đủ, nên bé rất dễ mắc bệnh. Nhiều cha mẹ lại chủ quan, không cho khám bệnh em bé định kỳ. Nên khi bị mắc bệnh, lúc bấy giờ bố mẹ mới sốt sắng đưa bé vào viện.
Ngoài phát hiện bệnh kịp thời, việc khám bệnh trẻ em còn giúp bố mẹ nắm rõ tình hình phát triển thể chất của bé. Bố mẹ biết được não bộ của trẻ phát triển ra sao, bé đã đạt tới chỉ số cân nặng, chiều cao như thế nào. Các hoạt động chức năng của thị giác, thính giác, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa… có tốt không. Bên cạnh đó, các bác sĩ còn tư vấn cho cha mẹ làm sao để xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng phong phú, lành mạnh, đầy đủ các chất cần thiết. Bác sĩ cũng sẽ đưa ra phương pháp giúp bé phòng tránh bệnh tật, phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Một việc khác cha mẹ cần lưu ý là cho bé đi đi tiêm phòng một số vắc-xin như viêm gan, quai bị, uốn ván, sởi…
Khi cho khám bệnh trẻ em, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Lựa chọn cơ sở y tế uy tín, đáng tin cậy, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại.
- Đặt lịch khám trước với bác sĩ để việc khám bệnh diễn ra tiện lợi và nhanh chóng hơn.
- Nếu bé phải xét nghiệm máu, không cho bé sử dụng nước đường, nước ngọt có ga, các loại chất kích thích như cà phê… Chỉ nên cho bé uống nước lọc.
- Cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe của bé, tiền sử bệnh gia đình, tiền sử bệnh của bé, những loại thuốc bé đang dùng.
- Chuẩn bị sẵn các thắc mắc, câu hỏi cần bác sĩ giải đáp.
Khám bệnh từ xa
Trong tình hình dịch bệnh Covid diễn ra phức tạp, rất nhiều người có nhu cầu khám bệnh từ xa vì lo ngại phải đến bệnh viện. Vậy khám bệnh từ xa là gì?
Khám bệnh từ xa là gì?
Khám bệnh từ xa là một dịch vụ y tế giữa bác sĩ và bệnh nhân, Thực hiện bằng cách tương tác qua hình ảnh và âm thanh điện tử, không ở cùng một địa điểm. Dịch vụ này bao gồm:
- Tư vấn khám và điều trị bệnh từ xa.
- Chỉ định cận lâm sàng từ xa.
- Kê đơn thuốc.
- Cung cấp cho bệnh nhân tài liệu hướng dẫn về y tế.
- Theo dõi y tế từ xa.
Khi lựa chọn dịch vụ tư vấn khám chữa bệnh từ xa, bệnh nhân chỉ cần sử dụng công nghệ để có thể nhìn và nghe bác sĩ trò chuyện. Dịch vụ này giúp bệnh nhân không cần phải nghỉ làm cả buổi để thăm khám. Điều đó sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, giảm ách tắc giao thông. Điều này đặc biệt thuận tiện với những người bận rộn, phải chăm sóc con nhỏ… Nó cũng thích hợp cho những bệnh nhân ở xa, bệnh nhân đi lại khó khăn, bệnh nhân già yếu, bệnh nhân có bệnh mãn tính, bệnh nhân cần tái khám sau phẫu thuật…
Trong mùa dịch, việc khám bệnh từ xa còn giúp bệnh nhân bảo vệ sức khỏe an toàn, tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Đó là lý do rất nhiều cơ sở y tế đã triển khai chương trình khám bệnh từ xa trong mùa dịch.
Khám bệnh tại nhà từ xa cần lưu ý những gì?
Khi khám bệnh từ xa tại nhà bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Hẹn lịch trước với bác sĩ, chuẩn bị đầy đủ thiết bị để kết nối với bác sĩ trước giờ hẹn.
- Chuẩn bị sẵn kết quả chụp X-quang xét nghiệm hoặc đơn thuốc.
- Chuyển điện thoại di động sang chế độ im lặng hoặc tắt điện thoại nếu sử dụng máy tính.
- Giữ tinh thần tập trung trong buổi tư vấn khám bệnh, chú ý lắng nghe lời bác sĩ nói. Không để mình bị phân tâm và gián đoạn buổi khám.
- Khi nói cần phát âm rõ ràng để micro có thể thu chuẩn xác âm thanh.
- Giao tiếp bằng mắt với bác sĩ bằng cách nhìn vào camera.
- Trao đổi ngay với bác sĩ nếu có câu hỏi cần giải đáp.
- Chuẩn bị sẵn giấy bút để ghi lại lời khuyên của bác sĩ.
Khám bệnh online mùa dịch
Như đã nói, trong thời gian dịch covid-19 có diễn biến phức tạp, rất nhiều bệnh nhân không thể đến bệnh viện khám trực tiếp. Vì thế nhiều bệnh viện lớn đã triển khai chương trình tư vấn sức khỏe trực tuyến miễn phí từ xa. Lúc này, bệnh nhân có thể kết nối Zalo với bác sĩ để được tư vấn.
Được biết chương trình khám bệnh online mùa dịch từ xa là do lãnh đạo các khoa, phòng ban của bệnh viện, đều là những người có kinh nghiệm đảm nhiệm. Các bác sĩ sẽ vui vẻ tư vấn khi có bệnh nhân liên hệ qua fanpage hoặc đường dây nóng của bệnh viện. Nhiều bệnh viện cũng khuyến khích bệnh nhân nên điều trị tại nhà với những bệnh lý chưa thực sự cần thiết. Khi dịch bệnh ổn định hơn, bệnh nhân mới nên trực tiếp tới bệnh viện kiểm tra.
Thông thường khi kết nối khám bệnh từ xa, bác sĩ sẽ tư vấn cách chăm sóc sức khỏe hoặc sử dụng thuốc tại chỗ tùy theo tình hình mỗi bệnh nhân. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân tìm đến cơ sở y tế gần nhất.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc khám bệnh là gì khám những gì thực hiện như thế nào. Hãy chú ý các dấu hiệu của bệnh và chăm sóc sức khỏe đặc biệt trong mùa dịch. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn! Chúc bạn luôn khỏe mạnh và bình an!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin