Bất kỳ ai trong độ tuổi nào dù là nam hay nữ đều có thể mắc bệnh giang mai. Tuy nhiên nguy cơ mắc căn bệnh này ở nữ cao hơn do cấu trúc bộ phận sinh dục có cấu tạo mở, dễ bị vi khuẩn tấn công. Vậy bệnh giang mai là gì ở phụ nữ? Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới ra sao? Căn bệnh này có nguy hiểm không và được điều trị như thế nào? Hãy để bài viết sau cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về bệnh giang mai ở nữ giới!
Bệnh giang mai ở nữ là gì?
Giang mai là căn bệnh xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước, lây truyền qua đường tình dục ở người. Xét về mức độ nguy hiểm nó chỉ đứng sau bệnh HIV. Căn bệnh này hình thành do nhiễm phải một loại vi khuẩn dạng xoắn có tên Treponema Pallidum. Loại vi khuẩn này rất nhỏ, khi quan sát dưới kính hiển vi sẽ thấy chúng chuyển động rất mạnh mẽ.
Nam giới hay nữ giới dù trong độ tuổi nào cũng có thể nhiễm giang mai. Trong đó độ tuổi mắc phải nhiều nhất là từ 25 đến 45 tuổi. Bệnh giang mai ở nữ giới bắt gặp nhiều hơn nam giới, theo thống kê của Bộ Y tế. Điều này là do cơ quan sinh dục nữ có trạng thái mở, dễ bị vi khuẩn tấn công. Thêm vào đó, cấu trúc các cơ quan sinh dục của chị em cũng khá phức tạp, dễ trở thành nơi khu trú cho vi khuẩn.
Nguyên nhân bệnh giang mai ở nữ
Chị em phụ nữ có thể mắc bệnh giang mai do những nguyên nhân sau đây:
Lây qua đường tiếp xúc với tổn thương giang mai
Trên cơ thể bệnh nhân mắc giang mai thường xuất hiện các mụn nước. Khi mụn này bị vỡ và và bạn tiếp xúc phải, thì khả năng lây nhiễm bệnh là rất cao. Tiếp xúc có thể gián tiếp qua khăn tắm, quần áo… hoặc có khi trực tiếp do ôm hôn.
Lây giang mai qua đường máu
Vi khuẩn giang mai có thể tồn tại trong máu. Vì thế nếu bạn tiếp nhận máu của người bệnh thì chúng sẽ di chuyển qua ống truyền vào máu bạn, khiến cho bạn mắc bệnh. Hệ quả tương tự cũng xảy ra nếu bạn dùng chung kim tiêm với người bệnh giang mai.
Lây giang mai do giao hợp không an toàn
Dù giang mai ở nữ giới hay nam giới thì nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là do giao hợp không an toàn, không có biện pháp bảo vệ. Có tới 95% bệnh nhân mắc giang mai qua con đường này.
Lây từ mẹ sang con
Một người phụ nữ mắc bệnh giang mai mà có thai thì thai nhi sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công trực tiếp vào máu qua cuống rốn. Cũng có trường hợp bé bị mắc trong quá trình mẹ sinh nở. Kết quả là thai nhi cũng bị nhiễm giang mai. Điều này khiến cho bé sinh ra bị mắc giang mai bẩm sinh.
>>>>>>> xét nghiệm giang mai ở đâu
Biểu hiện của bệnh giang mai ở nữ qua từng giai đoạn
Bệnh giang mai ở nữ giới phát triển qua ba giai đoạn chính và một giai đoạn tiềm ẩn. Triệu chứng của mỗi giai đoạn loại khác nhau, nhưng tăng dần mức độ theo thời gian. Cụ thể như sau:
Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai ở nữ giai đoạn đầu
Sau 3 đến 4 tuần ủ bệnh, những dấu hiệu đầu tiên bắt đầu xuất hiện trên da chị em phụ nữ. Cụ thể, người bệnh sẽ quan sát thấy những triệu chứng sau:
- Xuất hiện các vết trợt trên da, gọi là săng giang mai. Những vết này thường nông, không sâu, có dạng bầu dục hoặc dạng tròn. Xung quanh vết trợt có phần gờ mỏng, trong khi đó phần da bên trong cứng hơn. Săng giang mai thường có màu đỏ ửng, nhưng không khiến người bệnh thấy đau hay ngứa.
- Vị trí xuất hiện của săng giang mai thường là xung quanh niêm mạc sinh dục. Cụ thể như môi bé, môi lớn, âm đạo, âm hộ, hậu môn…
- Những vị trí phát bệnh xuất hiện hạch, ví dụ như vùng bẹn háng. Hạch thường mọc thành chùm, kích cỡ đa dạng. Trong đó có một cái có kích thước vượt trội hơn hẳn.
Các dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới giai đoạn đầu thường tự lành sau một thời gian ngắn. Điều này xảy ra ngay cả khi bệnh nhân không điều trị. Vì thế nhiều người chủ quan nghĩ rằng giang mai đã tự khỏi, và không chủ động thăm khám hay điều trị thêm. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bởi vi khuẩn giang mai chỉ đang ủ bệnh và bệnh chuẩn bị bước vào một giai đoạn nặng hơn.
>>>>>>> xét nghiệm bệnh xã hội
Hình ảnh bệnh giang mai ở nữ giới giai đoạn 2
Sau giai đoạn giang mai đầu tiên từ 7 đến 8 tuần, người bệnh sẽ bước vào giai đoạn thứ hai. Hình ảnh bệnh giang mai ở nữ giới giai đoạn 2 có thể quan sát thấy như sau:
- Xuất hiện các vết ban tràn lan trên da. Chúng có màu hồng hay màu trắng, tách nhau và tạo những mảng riêng biệt. Tuy nhiên khi chạm vào các vết ban sẽ thấy chúng biến mất. Đồng thời người bệnh cũng không thấy khó chịu hay ngứa ngáy.
- Quan sát thấy trên da nổi lên các vết sần như vảy nến hay trứng cá. Trong đó xung quanh hậu môn và bộ phận sinh dục xuất hiện những nốt sần phì đại.
- Các hạch lớn dần và cũng lan sang các vị trí khác.
- Rụng tóc thường xuyên.
Bệnh giang mai nữ giới giai đoạn tiềm ẩn
Trong giai đoạn tiềm ẩn, chị em phụ nữ sẽ thấy các triệu chứng giang mai biến mất. Thông qua biểu hiện bên ngoài không thể quan sát được gì. Khoảng thời gian này có thể kéo dài vài năm đến vài chục năm. Thực chất vi khuẩn giang mai vẫn tồn tại trong cơ thể. Chúng chỉ đang ủ bệnh để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn cuối cùng của bệnh giang mai.
Biểu hiện bệnh giang mai ở nữ giai đoạn 3
Giai đoạn 3 chính là giai đoạn nặng nhất của bệnh giang mai. Ở thời điểm này cả bệnh nhân nam giới và nữ giới sẽ xuất hiện những biểu hiện sau:
- Giang mai thần kinh: Hầu như bệnh nhân giai đoạn cuối nào cũng bị tổn thương thần kinh do vi khuẩn giang mai tấn công. Hệ quả là người bệnh dễ bị bại liệt, viêm não…
- Xuất hiện gôm và củ giang mai: Những cấu trúc này xuất hiện trên các bộ phận như cơ, xương và da… Khi nhìn trên da, bệnh nhân sẽ thấy những tổn thương có dạng hình tròn, trông to như hạt bắp. Chúng nằm tách biệt nhau, lở loét và hoại tử dần theo thời gian.
- Giang mai tim mạch: khiến cho hệ tim mạch của bệnh nhân bị tổn thương. Hay gặp nhất là tình trạng phình mạch.
>>>>>>> phòng khám bệnh xã hội
Giang mai ở phụ nữ có nguy hiểm không?
Bệnh giang mai với nữ giới là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Bệnh gây ảnh hưởng, tổn thương nặng nề đến máu, hệ tim mạch, hệ thần kinh, thậm chí gây tử vong nếu không điều trị. Cụ thể những nguy cơ của bệnh bao gồm:
Tăng nguy cơ nhiễm các bệnh xã hội khác, trong đó có HIV
Bệnh giang mai khiến người bệnh suy giảm sức đề kháng nghiêm trọng, làm cơ thể mỏi mệt và không còn sức sống. Lúc này các loại virus, vi khuẩn có hại sẽ dễ dàng xâm nhập cơ thể và gây bệnh trong đó các bệnh xã hội khác có nhiều nguy cơ nhất. Thống kê cho thấy bệnh nhân giang mai có nguy cơ mắc bệnh HIV cao hơn người thường gấp 3 lần. Nguy cơ mắc các bệnh lý xã hội khác cũng tăng.
Gây vô sinh hiếm muộn
Khi tồn tại trong cơ thể một thời gian dài, vi khuẩn giang mai sẽ có cơ hội tấn công và làm tổn thương nhiều cơ quan khác nhau. Trong đó có ống dẫn trứng, buồng trứng, các cơ quan sinh sản nói chung… Hệ quả là các cơ quan này gặp phải thương tổn, viêm nhiễm, khiến cho khả năng sinh sản suy giảm. Một số trường hợp thậm chí còn dẫn tới tình trạng hiếm muộn vô sinh.
Ngoài ra khi mắc bệnh giang mai, khi em còn thấy vùng kín đau rát và chảy dịch mủ. Điều này khiến chị em không còn tự tin trong chốn phòng the. Khi chất lượng tình dục suy giảm thì khả năng thụ thai của chị em cũng giảm.
Gây ra các vấn đề thần kinh nghiêm trọng
Giang mai không được điều trị đúng cách, ở giai đoạn cuối cùng sẽ gây tác hại nặng nề cho cơ thể. Đặc biệt hệ thần kinh là khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi hệ thần kinh bị tấn công, người bệnh dễ tê liệt não, viêm màng não, suy giảm trí nhớ, đột quỵ…
Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và thai nhi
Phụ nữ mang thai nếu mắc giang mai sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi. Cụ thể như sau:
- Khiến thai nhi bị lây vi khuẩn giang mai qua đường dây rốn và nhau thai. Bé sinh ra có khả năng dị tật bẩm sinh.
- Làm tăng nguy cơ sảy thai thai, chết lưu hoặc sinh non.
- Khi người mẹ sinh con qua ống sinh dục, vi khuẩn giang mai trong dịch tiết hoặc máu âm đạo cũng dễ di chuyển sang mắt và miệng bé. Bé sinh ra dễ bị mù lòa, viêm da…
Cách chữa bệnh giang mai ở nữ giới như thế nào
Sau khi khám bệnh và phát hiện bị giang mai bệnh nhân nữ có thể được điều trị theo các phương pháp y học trực tiếp. cách chữa bệnh giang mai ở nữ giới thường là sự kết hợp giữa hai phương pháp sau:
Điều trị giang mai nữ bằng thuốc
Các trường hợp giang mai thường được bác sĩ cho sử dụng thuốc kháng sinh. Thuốc được dùng có thể là dạng uống hoặc dạng tiêm, cần dùng kiên trì theo thời gian mười thái hiệu quả. Thuốc giúp hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn, chống tình trạng viêm nhiễm. Bác sĩ có thể kết hợp thêm thuốc đông y để tăng hiệu quả chữa trị.
Quá trình điều trị giang mai nữ bằng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Nếu tự ý thay đổi loại thuốc, đổi liều lượng… sẽ có khả năng gây ra nhiều biến chứng tai hại. Vì thế bạn cần hết sức lưu ý.
Điều trị giang mai ở nữ giới bằng liệu pháp cân bằng miễn dịch
Những trường hợp nặng hơn thường được điều trị thêm bằng liệu pháp cân bằng miễn dịch. Đây là một kỹ thuật điều trị chất lượng cao, được nhiều chuyên gia tin dùng. Phương pháp này giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh giang mai, nhằm có những can thiệp phù hợp. Ổ bệnh xoắn khuẩn giang mai bị tiêu diệt, hệ miễn dịch tế bào được kích thích. Nhờ đó người bệnh nhanh chóng vượt qua thương tổn và sớm phục hồi hoàn toàn. Phương pháp này cũng cũng giúp người bệnh tránh khỏi nguy cơ tái phát bệnh một cách tối đa.
Hi vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh giang mai ở nữ giới. Tuân thủ một chế độ sinh hoạt tình dục lành mạnh là một trong những cách phòng tránh căn bệnh này hữu hiệu nhất!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin