Viêm phổi, viêm phế quản do bị bội nhiễm vi khuẩn, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tổn thương thành mạch và hẹp các động mạch tứ chi… là các biến chứng nguy hiểm mà bệnh đái tháo đường gây ra khi điều trị muộn. Vậy bệnh đái tháo đường là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng tránh.
Đái tháo đường là gì
Đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng do lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân có thể là do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin.
Khi bị tiểu đường các chất bột đường có trong thực phẩm ăn hàng ngày sẽ không được chuyển hóa để tạo ra năng lượng mà nó sẽ tích tụ ở trong máu. Nếu như lượng đường trong máu luôn ở mức cao sẽ khiến bạn dễ bị mắc các bệnh về tim mạch, mắt, hệ thần kinh dễ bị tổn thương.
Có mấy loại đái tháo đường?
Hiện nay, các chuyên gia đang phân chia tiểu đường thành 3 loại khác nhau, bao gồm:
Đây là thể bệnh do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy khiến lượng insulin bị suy giảm hoặc không thể tiết ra. Làm cho lượng insulin lưu hành trong máu rất ít, không có khả năng điều hòa lượng đường trong máu. Đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Tiểu đường tuýp 1 rất hiếm gặp tuy nhiên thường sảy ra ở trẻ em và trẻ nhỏ. Hiện nay, tỷ lệ trẻ bị mắc tiểu đường chiếm dưới 10 %.
Là dạng bệnh người bệnh bị đề kháng với insulin. Tức là cơ thể vẫn sản xuất ra insulin nhưng chất này không thể chuyển hóa thành glucose.
Tiểu đường tuýp 2 có tỷ lệ người mắc bệnh cao, trong đó độ tuổi bệnh nhân 40 là chủ yếu. Tuy nhiên hiện nay, tiểu đường tuýp 2 đang có xu hướng dẫn trẻ hóa. Vì thế, các bạn cần phải có kiến thức cho bản thân trong việc nhận biết bệnh sớm.
Đái tháo đường thai kỳ hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ, đây là bệnh lý chỉ gặp ở phụ nữ mang thai.
Khi mang bầu nhau thai sẽ tạo ra các hormon nữ như estrogen, progesterone… chúng sẽ tác động vào insulin ở trên tế bào đích làm tăng đề kháng insulin.
Tuy nhiên, khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết để vượt qua sức đề kháng này. Lượng đường trong máu sẽ bị tích tụ khiến chị em bị tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, không phải ai mang bầu cũng bị mắc bệnh lý này.[1]
Đái tháo đường nhận biết như thế nào?
Mỗi giai đoạn của tiểu đường sẽ có các dấu hiệu triệu chứng khác nhau. Các bạn có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để phân biệt đái tháo đường type 1 và 2 và tiểu đường thai kỳ.
+ Dấu hiệu tiểu đường tuýp 1
Ở tuýp này bệnh diễn biến của bệnh khá là nhanh, các dấu hiệu thường xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần như:
- Người bệnh luôn cảm thấy đói và mệt mỏi
- Thường xuyên có cảm giác khát nước
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày
- Miệng luôn trong tình trạng bị khô
- Da bị ngứa
- Cân nặng sụt giảm nghiêm trọng
+ Triệu chứng của tiểu đường tuýp 2
So với tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 phát triển 1 cách âm thầm trong nhiều năm. Các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng vì thế, người bệnh thường khó phát hiện ra bệnh.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi thấy bản thân có các dấu hiệu dưới đây, các bạn cần nhanh chân đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và làm xét nghiệm:
- Người bệnh bị nhiễm trùng men tại các vị trí như: nếp gấp ẩm của da, ở giữa ngón tay, ngón chân, vùng dưới ngực, thậm chí xung quanh hoặc trong cơ quan sinh dục.
- Vết thương chậm lành
+ Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ
Phụ nữ mang thai bị đái tháo đường thường không có dấu hiệu cụ thể rõ ràng. Chị em thường phát hiện ra bệnh khi tiến hành làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ từ tuẩn thứ 24- 28 của thai kỳ. Khi bị tiểu đường thai kỳ mẹ bầu sẽ khát nước và đi tiểu nhiều hơn so với các mẹ bầu không bị mắc bệnh.
Đái tháo đường có nguy hiểm không?
Đái tháo đường có nguy hiểm không hay đái tháo đường gây ra những biến chứng gì? Tiểu đường nếu như phát hiện và điều trị muộn, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy nguy hiểm có thể kể đến như:
Khi lượng đường trong máu quá cao sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân có hại như vi khuẩn phát triển.
Bên cạnh đó, còn làm suy yếu hệ miễn dịch khiến người bệnh thường bị mắc các nhiễm trùng như: nhiễm trùng răng lợi, nhiễm trùng tiết niệu, viêm sinh dục, vết loét lâu lành…
Đường huyết tăng cao sẽ làm cho hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Về lâu dài sẽ khiến thị lực bị suy giảm, thậm chí có thể gây mù lòa.
-
Hệ thần kinh bị tổn thương
Đây là một trong những hệ lụy phổ biến nhất mà bệnh tiểu đường có thể gây ra. Người bệnh sẽ bị đau rát, tê bì chân tay. Thậm chí người bệnh bị mất cảm giác hoặc rối loạn cảm giác, nhịp tim không ổn định; mồ hôi tiết ra nhiều…
Hệ thần kinh bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Người bệnh sẽ dễ bị nhồi máu cơ tim; liệt bàng quang; liệt dương; rối loạn tiêu hóa…
Hệ thần kinh bị tổn thương sẽ khiến bàn chân bị biến chứng như: Người bệnh thường xuyên thấy ngứa, đau, rát hoặc mất cảm giác ở bàn chân.
Bên cạnh đó, lưu lượng máu đến chân bị thuyên giảm, khiến bàn chân hoặc ngón chân bị biến dạng.
Khi bị đái thái đường, chức năng của thận sẽ bị suy giảm, thận yếu sẽ không còn khả năng lọc chất thải.
Đái tháo đường là một trong những bệnh lý có nguy cơ khiến huyết áp cao; bị xơ cứng động mạch; dễ bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Vì thế, khi bị đái tháo đường thì khả năng bị đột quỵ sẽ cao hơn so với những người khác.
-
Chức năng não bộ bị suy giảm
Đái tháo đường khiến lưu lượng máu lưu thông trong cơ thể bị suy giảm, khiến xơ vữa mạch máu. Đồng thời còn hình thành lên các mảng xơ vữa do tích tụ chất béo trong lòng mạch. Những thay đổi này có thể dẫn tới hình thành cục máu đông.
Nếu như cục máu đông di chuyển lên não sẽ gây tắc nghẽn. Khiến người bệnh bị đột quỵ, đe dọa đến tính mạng.
Bên cạnh đó, máu lưu thống lên não bị suy giảm sẽ khiến chức năng não bộ bị ảnh hưởng theo. Người bệnh dễ bị mất tập trung, chức năng nhận thức sẽ bị suy giảm.
-
Ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi
Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ sẽ dễ bị tiền sản giật, bị nhiễm trùng… giật đe dọa đến tính mạng của thai phụ. Trẻ có thể bị sinh non, bị dị tật, khi sinh ra sẽ bị thừa cân và dễ bị mắc bệnh tiểu đường hơn so với các em bé khác…
Xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ quan trọng như thế nào?
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có vai trò vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Vì thế, các bác sĩ chuyên khoa thường khuyến cáo mẹ bầu cần phải theo dõi thai kỳ từ tuần thứ 20 và tiến hành làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ từ tuần 24 đến tuần 28.
Xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ bao gồm:
-
Xét nghiệm nước tiểu và đo huyết áp
Xét nghiệm nước tiểu và đo huyết áp là để kiểm tra huyết áp có tăng không; trong nước tiểu có mỡ và đường không.
Nếu như trong nước tiểu có đường, điều đó cho thấy chị em đang bị tiểu đường thai kỳ. Trong nước tiểu nếu như có mỡ chứng tỏ thai phụ bị huyết áp cao khi mang thai.
Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm rất phổ biến của thai kỳ. Thông qua hình thức xét nghiệm sẽ máu sẽ giúp mẹ bầu phát hiện sớm ra các bệnh lý nguy hiểm.
Thông thường khi làm xét nghiệm máu, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám các mục:
+ Kiểm tra nhóm máu thai phụ
+ Kháng thể ngẫu nhiên
+ Lượng máu
+ Đường trong máu
+ Kháng thể virus Rubella
+ Kháng thể HTLV-1
+ Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B
Tỷ lệ đái tháo đường tại việt nam
Theo số liệu điều tra tại Việt Nam, hiện nay tỷ lệ người bị mắc bệnh tiểu đường đang ngày gia tăng, cứ 7,5 người thì có 1 người bị đái tháo đường.
Nguyên nhân khiến tỷ lệ đái tháo đường tại việt nam gia tăng là do:
- Nhận thức về bệnh của người dân hạn chế, người dân chưa có đầy đủ kiến thức về bệnh.
- Do lối sống sinh hoạt hàng ngày của người dân thiếu tính khoa học. Người dân thường ăn những thực phẩm có chứa hàm lượng calo và chất béo cao.
- Bên cạnh đó người bệnh còn ít vận động, không chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe.
Theo dự đoán ở Việt Nam vào năm 2045, tỷ lệ người bị mắc bệnh tiểu đường sẽ chiếm 7,7% dân số của cả nước.
Đái tháo đường không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước nhà. Vì thế, để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra. Người bệnh cần phải trang bị cho mình những thông tin hữu ích, cơ bản và cần thiết của bệnh.
Chế độ ăn đái tháo đường
Bệnh tiểu đường cũng như biến chứng của bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu như người bệnh có chế độ ăn uống khoa học lành mạnh. Khi bị tiểu đường, các bạn:
- Ăn đúng giờ, đúng bữa, không được chia bữa ăn thành các bữa nhỏ
- Không bỏ bữa, không ăn quá ít
- Cần phải nhai kỹ thức ăn
- Tránh ăn những món ăn hầm nhừ, xay nhuyễn, chiên, nướng bởi nó kích thích thành phần món ăn sẽ khiến lượng đường huyết tăng cao. Người bị tiểu đường nên ăn thức ăn luộc hoặc hấp.
- Không nên thức quá khuya
- Không nên sử dụng thực phẩm đóng hộp
Những loại thực phẩm mà bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường nên ăn:
- Thực phẩm thuộc nhóm đường bột như: ngũ cốc; gạo còn vỏ; rau củ quả…
- Nhóm thịt cá: thịt nạc; thịt gia cầm
- Nhóm chất béo, đường: đậu nành; vừng; dầu cá; mỡ cá…
- Nhóm rau: rau luộc, rau sống. rau trộn
- Hoa quả tươi như: cam; quýt; bưởi…
Bên cạnh những thực phẩm người bị tiểu đường nên ăn, người bệnh cũng cần phải kiêng các loại thực phẩm sau:
- Khoai nướng
- Bánh mì trắng
- Đường
- Gạo xát kỹ
- Miến dong
- Các loại bánh kẹo
- Các loại hoa quả ngọt: dưa hấu, na, mít, xoài….
- Không nên ăn mặn, đặc biệt ở những bệnh nhân bị cả đái tháo đường và tăng huyết áp
Điều trị đái tháo đường
Đối với bệnh đái tháo đường bên cạnh điều trị bằng chế độ ăn uống khoa học lành mạnh. Người bệnh còn được các bác sĩ điều trị bằng thuốc, tùy vòa mức độ của bệnh mà thuốc điều trị bệnh sẽ khác nhau.
Thuốc uống được sử dụng trong điều trị đái tháo đường bao gồm:
- Nhóm thuốc kích thích tụy bài tiết insulin
- Nhóm thuốc làm tăng nhạy cảm insulin ở ngoại vi, giảm đề kháng insulin: metformin, thiazolidinedione.
- Nhóm ức chế enzyme alpha glucosidase làm giảm hấp thu glucose.
- Nhóm Glinid
- Nhóm các thuốc tác dụng trên hệ incretin
Việc điều trị đái tháo đường bằng thuốc chỉ mang lại hiệu quả khi và chỉ khi:
- Người bệnh tuân thủ đúng các nguyên tắc về điều trị bệnh đái tháo đường do bác sĩ chỉ định.
- Dựa vào việc thăm khám lâm sàng của từng người bệnh, các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp hiệu quả. Vì thế, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa thăm khám bác sĩ chuyên khoa.
- Trong trường hợp bệnh mới được chẩn đoán, mức glucose máu thấp, chưa có biến chứng. Người bệnh nên điều chỉnh bằng chế độ ăn uống hàng ngày cũng như việc luyện tập. Tiếp đó theo dõi tiến triển của bệnh trong vòng 3 tháng; Nếu như lượng đường trong máu không giảm, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng thuốc.
Như vậy có thể thấy việc điều trị đái tháo đường như thế nào để đạt hiệu quả cần phải phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh. Vì thế, việc thăm khám, làm xét nghiệm bệnh là vô cùng cần thiết và cấp bách.
Phòng tránh tiểu đường và đái tháo đường như thế nào?
- Có chế độ ăn uống hợp lý
- Tăng cường vận động thể lực để nâng cao sức đề kháng
- Tuân thủ tốt phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa
- Thường xuyên thăm khám và tiến hành làm xét nghiệm máu định kỳ
Đái tháo đường là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, vì thế khi nghi ngờ bản thân bị mắc bệnh các bạn cần thăm khám sớm. Bên cạnh đó cần xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học lành mạnh. Đặc biệt cần trang bị cho bản thân kiến thức về bệnh đái tháo đường. Từ đó phòng tránh, phát hiện điều trị bệnh sớm, hiệu quả và an toàn.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin