banner

Thận yếu dấu hiệu triệu chứng cách điều trị hiệu quả nhất – Kiến thức

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Thận yếu là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị suy giảm chức năng sinh lý cũng như ham muốn tình dục. Điều này khiến cho hạnh phúc lứa đôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy liệu bạn có biết thận yếu là gì? Thận yếu phải làm sao? Hay thận yếu ăn gì thì tốt nhất? Tất cả những vấn đề này đều sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau!

Thận yếu là gì?

Thận là bộ phận có chức năng thải độc, điều hòa huyết áp và cân bằng điện giải trong cơ thể. Vì vậy vai trò của thận rất quan trọng đối với sức khỏe.

thận yếu có nguy hiểm không

Thận yếu được định nghĩa là tình trạng hoạt động cũng như chức năng của thận bị bị suy giảm. Khi đó, khả năng lọc các chất cặn bã và bài tiết của nó bị hạn chế, khiến độc tố tích tụ trong máu khó thoát ra ngoài. Thận yếu diễn biến âm thầm dấu hiệu rất khó nhận biết, sau một thời gian dài người bệnh mới có thể phát hiện ra bệnh.

Nguyên nhân gây nên thận yếu

Để đánh giá đúng đúng mức độ bệnh thì cần chuẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có biện pháp chữa trị phù hợp. Sau đây là những nguyên làm cho thận yếu:

Nguyên nhân gây ra bệnh thận yếu

Do các bệnh lý nền

Thận yếu có thể do những bệnh lý nền sau đây:

  • Bệnh đái tháo đường: Khiến các mạch máu trong thận bị thu hẹp, máu đến thận bị cản trở nên suy giảm chức năng thận. 
  • Sỏi niệu quản sỏi thận: Tình trạng này khiến quá trình thải độc tố qua đường nước tiểu bị ngăn cản, độc tố tích tụ nhiều hơn trong thận khiến thận bị suy yếu. 
  • Tắc niệu quản, viêm bàng quang: Đây là nguyên nhân làm thận bị ứ nước, khiến các đài bể thận bị tổn thương nên dẫn tới suy thận. 
  • Bệnh u xơ tuyến tiền liệt cũng gây ảnh hưởng tới hoạt động bài tiết nước tiểu, làm chức năng thận suy yếu. 

Do béo phì, thừa cân

Nguy cơ bệnh thận gặp nhiều ở những người thừa cân béo phì hơn so với người bình thường. Điều này là do sự gia tăng của lượng mỡ thừa trong cơ thể, làm lượng máu chảy đến thận bị cản trở. Khi tình trạng này kéo dài sẽ làm thận bị thiếu máu, khiến hoạt động và chức năng của nó đều bị ảnh hưởng theo. 

Do lạm dụng thuốc

Rất nhiều thuốc hiện nay sử dụng một vài lượng độc tố nhất định trong thuốc điều trị bệnh. Vì thế việc lạm dụng những loại thuốc này một thời gian sẽ làm gan và thận phải tăng cường hoạt động để đào thải độc tố. Việc để cho cơ thể phải sử dụng nhiều thuốc dẫn đến thận và gan phải làm việc nhiều hơn và có thể gây ra suy giảm chức năng của 2 cơ quan này.

Do lối sống thiếu khoa học

Những thói quen sống sau cũng có thể làm thận bị suy yếu:

  • Sử dụng chất kích thích.
  • Uống nhiều rượu bia và đồ uống có cồn.
  • Lười uống nước khiến cho hoạt động của thận trở nên khó khăn hơn, nguy cơ tạo sỏi thận gia tăng, độc tố dễ tích tụ trong thận. 
  • Có thói quen nhịn tiểu làm gia tăng áp lực trong thận thời gian dài, khiến cho thận dễ bị hư và yếu.

Cách nhận biết thận yếu dấu hiệu triệu chứng

Dấu hiệu thận yếu ban đầu không quá rõ rệt nhưng bạn vẫn có thể nhận ra bệnh nhờ một số biểu hiện sau đây: 

Tiểu đêm nhiều lần: dấu hiệu thận yếu điển hình

Đối với thận thì một trong những vai trò quan trọng nhất là lọc nước tiểu. Vì thế quá trình tiểu tiện sẽ bị ảnh hưởng nặng nếu thận bị suy yếu. Cụ thể là người mắc bệnh thận thường đi tiểu nhiều lần hơn, đặc biệt vào ban đêm hay còn gọi là chứng tiểu đêm. Bên cạnh đó trong quá trình tiểu tiện, người bệnh cũng cảm thấy đau rát khó chịu ở khu vực hệ bài tiết. 

Suy nhược cơ thể: triệu chứng thận yếu hay gặp

Hormone Erythropoietin là một loại hoóc-môn do thận sinh ra để làm tăng số lượng hồng cầu trong máu. Vì thế quá trình sản sinh loại hoóc-môn này sẽ giảm khi bạn mắc bệnh thận. Đó là nguyên nhân thận yếu khiến cho người bệnh dễ bị thiếu máu và mỏi mệt, cơ thể suy nhược.

Suy giảm chức năng sinh lý: dấu hiệu thận yếu ở nam và nữ hay gặp

Hoạt động của nội tiết tố sinh dục nam và nữ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chức năng thận. Nồng độ những loại hoóc-môn này sẽ bị suy giảm khi thận yếu đi, gây ra tình trạng mất cân bằng hormone.

Vì thế sau khi chức năng thận suy yếu, người bệnh sẽ không còn mặn mà với chuyện chăn gối suy sinh dục. Thông thường triệu chứng này nổi bật ở nam giới hơn so với nữ giới. Những vấn đề anh em thường gặp phải là xuất tinh sớm, rối loạn cương dương… 

Đau lưng: biểu hiện của thận yếu

Dấu hiệu thận yếu

Nhiều người bị đau lưng thường cho rằng mình bị mắc bệnh xương khớp, tuy nhiên theo các chuyên gia đây cũng là một triệu chứng phổ biến của bệnh thận yếu. Cụ thể khi bị mắc bệnh thận yếu hay suy giảm testosterone bệnh nhân sẽ thấy đau nhức vùng lưng thường xuyên, đặc biệt khi cúi người. Ngoài ra người bệnh cũng có thể bị đau nhức bàn chân hoặc gót chân. 

Thận yếu biểu hiện như thế nào: Rối loạn tiêu hóa

Bệnh thận yếu cũng gây ra triệu chứng táo bón, người bệnh dễ bị khó tiêu, đầy hơi, hoạt động của hệ tiêu hóa bị suy giảm chức năng… 

Một số dấu hiệu khác

Người bị bệnh thận yếu có triệu chứng phù nề. Điều này là do tuần hoàn máu không được đảm bảo khi chức năng thận suy giảm, độc tố tích tụ trong cơ thể dẫn tới tình trạng phù nề. Bên cạnh đó, tay chân của người bệnh cũng bị lạnh. 

Ngoài ra căn bệnh còn khiến người bệnh dễ bị hoa mắt chóng mặt, cơ thể có phản ứng chậm chạp hơn…

Cách tự kiểm tra thận yếu tại nhà

Tại nhà bạn có thể kiểm tra xem thận có yếu hay không qua những bước cơ bản sau: 

  • Cho một ít nước tiểu vào trong ly nước sạch. 
  • Quan sát xem ly nước còn trong hay bị vẩn đục. Nếu ly nước còn trong thì thận vẫn khỏe mạnh, hệ bài tiết của bạn đang hoạt động tốt.
  • Nếu trong nước xuất hiện vẩn đục hoặc váng mỡ thì chức năng của thận đang có vấn đề, thận đang bị suy yếu hoặc tổn thương. 

Lúc này bạn nên đến cơ sở y tế kiểm tra lại bằng các xét nghiệm khoa học để xem thận đang gặp phải vấn đề gì. Những xét nghiệm thường được sử dụng như: 

  • Xét nghiệm nước tiểu 
  • Xét nghiệm sinh hóa máu
  • Xét nghiệm nồng độ ure máu
  • Xét nghiệm Creatinin huyết thanh
  • Xét nghiệm acid uric máu
  • Xét nghiệm điện giải đồ
  • Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan
  • Xét nghiệm hình ảnh: siêu âm, chụp scan, xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ…

>>>>>>>>>> tiểu rắt là gì

Cách chữa thận yếu ở nam giới và nữ giới

Nếu phát hiện sớm thì tình trạng suy thận có thể được điều trị bằng các biện pháp điều trị tích cực tại cơ sở y tế. Sau đây là một số phương pháp chữa: 

Bị thận yếu nên uống thuốc gì?

Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng một số loại thuốc sau khi đã xác định được thận đang ở mức độ tổn thương nào, do nguyên nhân nào gây ra. Thuốc trị thận yếu thường bao gồm: 

  • Thuốc lợi tiểu: Đây là loại thuốc sẽ hỗ trợ thần đào thải nước, độc tố cùng muối thừa trong cơ thể. 
  • Thuốc hạ huyết áp: giúp điều hòa huyết áp trở về mức ổn định.
  • Thuốc điều trị thiếu máu.
  • Thuốc kiểm soát acid uric: hỗ trợ cân bằng hàm lượng acid uric trong máu.

Phương pháp điều trị khác

Với những người bị suy thận giai đoạn cuối, bắt buộc phải điều trị bằng cách chạy thận nhân tạo, ghép thận hoặc thẩm phân phúc mạc. 

Đây là các phương pháp điều trị tương đối tốn kém, cần có sự chỉ định cụ thể từ phía bác sĩ, chuyên gia. 

Cách trị thận yếu tại nhà tự nhiên đơn giản

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây y thì những loại cây cỏ và vị thuốc tự nhiên trong vườn nhà cũng là hướng lựa chọn của nhiều bệnh nhân mắc bệnh thận yếu. Ưu điểm của những loại thuốc này là rẻ tiền, an toàn và dễ sử dụng. Sau đây là những cách trị thận yếu tại nhà mà bạn có thể thử:

cách chữa thận yếu tại nhà

Cách chữa thận yếu đi tiểu nhiều với râu ngô

Râu ngô có tính mát, rất tốt cho thận. Bạn hãy rửa sạch râu ngô cho vào nồi nước để đun sôi. Sau 10 phút thì đổ nước ra để uống. Nước râu ngô rất dễ uống, có thể dùng thay nước lọc, giúp tăng cường chức năng thận và thanh nhiệt cơ thể. 

Mẹo chữa thận yếu với đỗ đen

Bạn hãy cho đậu đen vào trong nồi cùng với nước để đun sôi. Khi đậu đen đã chín mềm thì cho thêm ít đường, ngoáy đều để đường tan ra. Người bị thận yếu nên ăn cả cái và uống nước đậu đen, sẽ có tác dụng điều trị bệnh rất tốt.

Thực phẩm tốt cho thận yếu

Người bị thận yếu nên ăn những thực phẩm sau: 

Khoai lang

Khoai lang được cho là một thực phẩm lành mạnh, rất hợp để dùng cho những người mắc bệnh mãn tính. Trong khoai lang có nhiều vitamin và khoáng chất, chất xơ, tinh bột, có thể cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, giúp thận hoạt động tốt hơn. 

Rau xanh

Rau xanh rất tốt cho hệ tiêu hóa, không những thế nó còn hỗ trợ thận hoạt động. Bởi lẽ rau xanh thường có khả năng trung hòa dịch vị dạ dày, cũng như kiềm hóa nước tiểu nhờ độ pH cao của nó. Điều này sẽ giúp nước tiểu bài tiết dễ dàng hơn, tránh cho thận gặp quá nhiều áp lực. Bên cạnh đó, trong rau xanh cũng có nhiều chất có khả năng thanh lọc cơ thể, hỗ trợ thận bài tiết độc tố.

Cá hồi

Trong cá hồi chứa rất nhiều đạm và Omega 3, giúp chống Oxy hóa và hỗ trợ các tế bào tổn thương được phục hồi. Tình trạng viêm nhiễm trùng đường tiểu trong cơ thể cũng thuyên giảm. 

Lòng trắng trứng gà

Khi thận yếu thì bạn không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm vì chức năng của thận sẽ bị ảnh hưởng. Thế nhưng không ăn đạm lại khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, thể trạng giảm. Vì thế bạn chỉ nên bổ sung một lượng vừa phải chất đạm bằng cách ăn lòng trắng trứng. 

Các loại đậu

Bạn có thể sử dụng nguồn đạm thực vật lành mạnh có trong đậu đỏ, đậu xanh, đậu nành, đậu Hà Lan… để thay thế cho đạm động vật. Trong đạm thực vật còn chứa nhiều axit amin và các hợp chất quan trọng giúp thanh lọc cơ thể, loại trừ gốc tự do, giảm nồng độ cholesterol. 

Quả bơ

Các nghiên cứu khoa học mới nhất cho thấy quả bơ có khả năng giảm triglyceride và Cholesterol trong máu. Vì thế bạn nên thêm bơ vào chế độ ăn để giữ huyết áp ở mức cân bằng, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Khi đó bạn sẽ giảm thiểu nguy cơ suy giảm chức năng thận do cao huyết áp gây ra. 

Táo

Tao cũng có khả năng điều hòa huyết áp giống như bơ. Vì thế ăn nhiều táo sẽ giúp bạn duy trì huyết áp, suy giảm cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, táo còn giúp tăng áp lực máu ở thận và giảm nguy cơ đột quỵ. 

Dưa lưới

Dưa lưới cũng là loại quả thích hợp cho bệnh nhân thận yếu vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Các hợp chất thực vật có trong loại quả này cũng giúp thanh lọc cơ thể, tiêu trừ gốc tự do.

Thận yếu nên uống gì?

Theo các chuyên gia, người bị bệnh thận yếu cần cung cấp cho cơ thể một lượng nước vừa đủ, không nên nhiều quá cũng không nên ít quá. Lượng nước này sẽ giúp bạn lọc máu, đào thải độc tố cũng như các chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Người bệnh thận yếu nên chia nước thành nhiều phần nhỏ để uống trong ngày, mỗi lần uống không nên uống quá nhiều hoặc quá ít. 

Bên cạnh việc uống đúng cách, bệnh nhân cũng cần chú ý đến loại nước mà mình nên uống. Đó là những loại nước sau: 

Nước lọc

Nước lọc là loại nước tốt nhất cho người bệnh thận yếu và cả cho người bình thường. Đây là loại nước giúp giải khát, thanh lọc, giải nhiệt và hỗ trợ thận hoạt động tốt hơn. 

Nước ép hoa quả

nước ép hoa quả tốt cho thận

Những loại nước ép trái cây cũng rất phù hợp với người mắc bệnh thận. Nước ép trái cây không chỉ ngon miệng mà còn cung cấp cho cơ thể nhiều chất cần thiết như vitamin, chất khoáng… Bạn có thể uống các loại nước ép hoa quả như nước ép rau má, nước ép dứa, nước ép táo… 

Tuy nhiên với nước trái cây bạn cũng chỉ nên uống vừa đủ, không nên uống quá nhiều. Bạn cũng không nên dùng loại nước này thay cho nước lọc, mà mỗi ngày chỉ cần uống từ một đến hai ly là đủ. 

Bên cạnh nước ép trái cây, bạn cũng nên bổ sung nước râu ngô vào chế độ uống mỗi ngày, sẽ có lợi cho bệnh thận. 

Nước cây nhân trần

Nước nhân trần được rất nhiều người biết đến và sử dụng thường xuyên trong những ngày hè oi bức. Loại nước này không chỉ dùng để giải khát, thanh nhiệt mà còn hỗ trợ thận rất tốt. Đây là loại nước có thể uống thay cho nước lọc mỗi ngày. 

Nước kim tiền thảo

Nước kim tiền thảo còn được gọi là nước cây mắt trâu. Đây là loại nước có khả năng lợi tiểu, hỗ trợ những người mắc bệnh thận bằng cách tăng cường khả năng lọc của thận. 

Thận yếu là căn bệnh gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Hy vọng bài viết trên đã cho bạn một cái nhìn rõ ràng hơn về căn bệnh này, cũng như các phương pháp điều trị!

banner
21 26 28 35 44 51