banner

Tiểu rắt tiểu nhiều lần là bệnh gì điều trị thế nào

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Tiểu rắt cho thấy triệu chứng không bình thường gặp phải ở hệ tiết niệu. Nguyên nhân của nó có thể do bệnh lý hoặc yếu tố tâm lý. Chỉ khi xác định được nguyên nhân tiểu rắt để xử lý, mới có thể cải thiện được triệu chứng. Đồng thời qua đó, bệnh nhân phòng ngừa được những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy tiểu rắt là gì, liên quan đến những căn bệnh nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau!

Tiểu rắt là gì?

Đái rắt hay tiểu rắt, là hiện tượng không làm sao kiểm soát được quá trình đi tiểu của mình. Việc mất khả năng kiểm soát bàng quang khiến cho người bệnh tiểu són ra ngoài, có trường hợp cần phải mang tã. Thế nhưng tiểu rắt lại thường gặp ở nhiều người.

Tiểu rắt là gì

Tiểu rắt khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, luôn cảm thấy như bàng quang của mình chứa rất nhiều nước tiểu. Họ thường cảm thấy muốn đi tiểu, nhưng vừa đi tiểu xong đã lại buồn đi tiếp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của họ.

Tiểu rắt không chỉ gây bất tiện mà còn cho thấy dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh. Đó là những bệnh đường tiết niệu, nhưng cũng có khi là bệnh hệ sinh dục…

Tiểu rắt là bệnh gì?

Tiểu rắt có thể cho thấy vấn đề về bàng quang, niệu quản hay thận, cũng có khi cho thấy một tình trạng bệnh lý khác. Vậy đi tiểu dắt là bệnh gì?

Tiểu rắt tiểu buốt, 1 tiếng đi tiểu 1 lần do nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) được coi là nguyên nhân phổ biến gây tiểu rắt. Bệnh xảy ra khi tác nhân xâm nhập vào bàng quang qua con đường niệu đạo. Ước tính rằng có tới một nửa số chị em sẽ trải qua một lần nhiễm căn bệnh này trong đời. Trong khi đó, 1/3 số phụ nữ nhiễm trùng tiểu trước 24 tuổi.

Nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu hơn của chị em phụ nữ cao hơn nhiều so với nam giới, chủ yếu vì niệu đạo của họ ngắn hơn. Vi khuẩn không phải di chuyển nhiều nên có thể dễ dàng lây nhiễm qua đường tiết niệu, dẫn tới các triệu chứng bệnh.

tiểu rắt tiểu buốt

Các yếu tố nguy cơ phổ biến của nhiễm trùng tiểu bao gồm:

– Giữ nước tiểu trong bàng quang 1 thời gian dài, khi đi tiểu lại không làm trống bàng quang hoàn toàn.

– Kích ứng và viêm nhiễm âm đạo.

– Sau khi vệ sinh, lau không đúng cách (thực hiện từ sau ra trước), làm niệu đạo tiếp xúc dễ dàng với vi khuẩn E. Coli.

– Quan hệ tình dục mà không dùng phương pháp bảo vệ nên vi khuẩn đi vào đường tiết niệu.

– Cấu trúc của hệ tiết niệu thay đổi, chẳng hạn như khi mang thai.

– Các vấn đề sức khỏe mãn tính gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cơ thể, chẳng hạn như bệnh tiểu đường.

Tiểu rắt ra máu, tiểu rắt về đêm do sỏi đường tiết niệu

Một mặt do viên sỏi cọ sát, gây kích thích niêm mạc đường tiết niệu. Những cơ quan bị kích thích là niệu đạo, niệu quản, bàng quang. Người bệnh xuất hiện phản xạ đau, rát buốt, đi tiểu nhiều lần (tiểu rắt). Bên cạnh đó sỏi tiết niệu, đặc biệt là sỏi bàng quang sẽ làm đường tiết niệu của người bệnh bị viêm. Nếu mắc viêm bàng quang, tình trạng ứ đọng nước tiểu sẽ xảy ra, và viêm nhiễm cũng dễ ngược dòng lên thận. 

Lúc này người bệnh không chỉ tiểu khó, tiểu buốt rát mà còn tiểu ra máu (nước tiểu chuyển màu hồng, đỏ), tiểu ra mủ (làm nước tiểu đục). Nguy hại hơn, viêm thận có thể xảy ra. Nên chữa trị đúng và kịp thời, nếu không người bệnh có thể mắc suy thận, một bệnh vô cùng nguy hiểm.

Tiểu rắt ở nam do bệnh tuyến tiền liệt

Với nam giới, tiểu rắt còn có thể do nguyên nhân ở tiền liệt tuyến. Cụ thể, đó là bệnh:

– Tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến (hay còn gọi là u xơ phì đại tiền liệt tuyến). Bệnh làm tiền liệt tuyến to ra, chèn ép vào cổ bàng quang. Khi đó, người bệnh sẽ khó tiểu, tiểu rắt. 

– Viêm nhiễm tiền liệt tuyến: tăng nguy cơ viêm nhiễm viêm bàng quang, gây tiểu buốt, tiểu rắt rõ rệt.

Đi tiểu rắt và buốt do bàng quang hoạt động quá mức

Bàng quang hoạt động quá mức cũng gây tiểu rắt, đây được coi là nguyên nhân phổ biến. Theo Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ, có tới 33 triệu người Mỹ mắc phải tình trạng bàng quang hoạt động quá mức. 

Bàng quang hoạt động quá mức là do cơ thành bàng quang co bóp quá nhiều, dẫn đến triệu chứng thường xuyên buồn tiểu và muốn đi tiểu. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:

– Đột ngột muốn đi tiểu, nếu không kịp có thể dẫn đến rò rỉ nước tiểu.

– Tiểu đêm ít nhất hai lần trở lên.

– Đi tiểu thường xuyên hơn, 1 ngày đi ít nhất tám lần.

Những nguyên nhân sau có thể dẫn đến tình trạng bàng quang hoạt động quá mức: chấn thương bàng quang, thiếu hụt estrogen do mãn kinh, cơ thể dư thừa trọng lượng gây thêm áp lực lên bàng quang. Các tình trạng ảnh hưởng đến dây thần kinh, cơ và mô cũng gây ra tình trạng này. Chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng hay đột quỵ…

Đi tiểu dắt và buốt sau khi quan hệ do bệnh xã hội

Các căn bệnh xã hội không chỉ gây tác động xấu tới cơ quan sinh dục mà còn ảnh hưởng không tốt tới hệ bài tiết. Chúng khiến người bệnh tiểu rát buốt, thậm chí tiểu ra máu. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường làm xuất hiện triệu chứng sau: 

– Lỗ niệu đạo đau rát và ngứa ngáy.

– Đau lưng, lên cơn sốt, ớn lạnh.

– Cảm thấy buồn tiểu thường xuyên, đi tiểu nhiều lần. Đau niệu đạo và bụng dưới khi tiểu tiện.

– Chảy mủ ở đầu sáo (với nam giới), tiết khí hư bất thường (với nữ giới). Trong nước tiểu hoặc khí hư thấy có lẫn máu, mủ, có mùi hôi.

Tiểu rắt ở nữ: tiểu rắt khi có kinh nguyệt do viêm nhiễm phụ khoa

Có nhiều căn bệnh phụ khoa khiến chị em phụ nữ tiểu rắt, đặc biệt khi có kinh nguyệt như:

– Viêm âm đạo

– Viêm cổ tử cung

– Viêm phần phụ

– Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Triệu chứng những căn bệnh này tương đối giống nhau nên chị em khó phân biệt được. Bên cạnh đó, nếu nội tiết tố sinh dục mất cân bằng (do tuyến yên hay tuyến giáp gây ra) thì vùng kín sẽ dễ bị khô. Khi đó âm đạo dễ tổn thương hơn, máu chảy máu bất thường và lẫn vào nước tiểu.

Tiểu rắt tiểu nhiều lần do bệnh phụ khoa ở nữ giới

Bệnh lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng ở nữ giới đều khiến tử cung, niêm mạc âm đạo bị tổn thương. Sau khi quan hệ tình dục, ma sát với dương vật sẽ làm khiến chị em bị đau ở khu vực này. Cơn đau càng rõ ràng hơn mỗi khi chị em tiểu tiện.

Tiểu rắt có phải mang thai?

Câu trả lời là có thể! Bàng quang nằm ngay sát tử cung. Vì thế khi thai nhi phát triển trong tử cung, bàng quang, niệu đạo sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể, áp lực từ thai nhi dễ dàng đè lên bàng quang, khiến thai phụ có cảm giác căng, buồn tiểu và muốn đi nhiều, thậm chí đôi khi són tiểu. Điều này xảy ra dù bàng quang có nước hay không. 

Khi mẹ bầu đi tiểu, lượng nước tiểu mỗi lần đi thường rất ít, chỉ tiết ra vài giọt (tiểu rắt). Điều này càng rõ hơi ở những tuần cuối của thai kỳ. Khi đó thai nhi trong bụng vận động mạnh, cụ thể là đầu thai nhi tụt xuống thấp, nên sẽ đè nặng lên bàng quang. Lúc này bàng quang của mẹ bầu càng bị kích thích, chứng tiểu buốt, tiểu rắt rất dễ xảy ra.

Triệu chứng cụ thể của bệnh đái rắt

Khi bị tiểu rắt, những triệu chứng dưới đây có thể xuất hiện:

– Đi tiểu nhiều lần trong 1 ngày, vào bạn ngày nhiều hơn 7 lần, và vào ban đêm nhiều hơn 2 lần.

– Cảm giác đi tiểu đột ngột xuất hiện, rất khó nhịn, dễ bị són tiểu nếu không đi ngay.

– Vừa đi tiểu xong lại mót tiểu ngay, nhưng tiểu không ra giọt nào cả hoặc rất ít.

– Nước tiểu đục màu, có bọt, thậm chí có lẫn máu.

– Đau rát khi đi tiểu, bụng dưới cũng đau.

– Người bệnh có thể bị nôn, mệt mỏi, sốt sút cân, lưng đau, đau hông.

Những triệu chứng trên thường cho thấy nguy cơ bệnh lý rõ nét. Tốt nhất bạn nên đi khám, sẽ được chẩn đoán chính xác và kịp thời chữa trị.

Các yếu tố nguy cơ của tình trạng đái rắt

Ai cũng có thể bị đái rắt. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn những người khác:

– Nữ giới có nguy cơ bị tiểu rắt nhiều hơn nam giới.

– Người già, trẻ em thường dễ bị hơn do có bàng quang yếu hơn.

– Người mắc bệnh lý tiểu đường, thần kinh, cao huyết áp.

– Người thừa cân, béo phì.

Tiểu rắt nguy hiểm ra sao?

Tiểu rắt gây ra những vấn đề cho người bệnh nặng nhẹ khác nhau tùy theo mức độ bệnh. Sau đây là các tác hại của nó: 

Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản

Tiểu rắt là triệu chứng điển hình của các bệnh lý phụ khoa, bệnh nam khoa. Đây là những bệnh khiến cho hệ tiết niệu cũng như hệ sinh sản của người bệnh bị tổn thương. Sự tổn thương khiến các cơ quan không thể thực hiện được chức năng được như bình thường. Khả năng sinh sản kém đi nên lẽ tất nhiên tỷ lệ thụ thai giảm. Trong nhiều trường hợp, người bệnh thậm chí mất khả năng làm cha mẹ. 

Tăng nguy cơ ung thư

Hệ sinh dục bị tổn thương nên nguy cơ dẫn tới ung thư gia tăng, trực tiếp đe dọa tính mạng người bệnh. Với nữ giới, đây có thể là ung thư cổ tử cung hoặc ung thư âm đạo… Còn với nam với, ung thư tuyến tiền liệt là bệnh hay gặp nhất… 

Ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình

Người bệnh bị tiểu rắt thường xuyên nên tâm lý khó chịu, lo lắng, lo âu, căng thẳng… Mỗi khi quan hệ tình dục họ sẽ sợ hãi, không còn hứng thú, khiến chất lượng đời sống gia đình suy giảm. Hạnh phúc hôn nhân gia đình bị ảnh hưởng, gia đình đối mặt với khả năng tan vỡ. 

Điều trị tiểu rắt như thế nào?

Tiểu rắt có thể điều trị như sau:

Tiểu rắt uống thuốc gì?

Tùy thuộc nguyên nhân gây tiểu rắt mà cách điều trị khác nhau. Nếu tiểu rắt do mắc đái tháo đường, việc chữa trị sẽ tập trung vào mục tiêu kiểm soát đường huyết. Còn với nhiễm trùng đường niệu gây ra bởi vi khuẩn, liệu pháp dùng thuốc thuốc giảm đau và kháng sinh sẽ được chỉ định.

Nếu tiểu rắt do bàng quang hoạt động quá mức, thuốc kháng cholinergic sẽ được dùng. Đây là nhóm thuốc ngăn chặn cơn co thắt cơ bất thường xảy ra trong thành bàng quang. Những thuốc hay dùng như: Oxybutinin, Amitriptylin, Trospium,…

Còn nếu bạn đái rắt là do bệnh lây truyền qua đường tình dục, thuốc điều trị chuyên biệt sẽ được dùng cho từng bệnh cụ thể. Ví dụ như dùng kháng sinh cho bệnh nhân lậu, giang mai…, dùng Metronidazole cho viêm âm đạo do trùng roi…

Điều trị tiểu rắt tiểu không hết bằng vật lý trị liệu

Bạn có thể đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội để điều trị tiểu rắt bằng phương pháp vật lý trị liệu. Tại đây, các phương pháp được áp dụng rất đa dạng. Ví dụ như:

  • Với người tiểu rắt do viêm niệu đạo hay viêm âm đạo: áp dụng công nghệ ánh sáng sinh học (có kết hợp thuốc Đông Tây y).
  • Với người tiểu rắt do bệnh lậu: áp dụng kỹ thuật phục hồi gen DHA. 
  • Với người tiểu rắt do sùi mào gà: điều trị bằng công nghệ ALA – PDT ức chế virus, bảo tồn mô lành, tiêu trừ mô bệnh. 
  • Với người tiểu rắt do giang mai: điều trị với liệu pháp kích thích cân bằng miễn dịch (có kết hợp thuốc đông tây y).

Điều trị tiểu rắt theo phương pháp dân gian

Đây là những phương thức từ lâu đã được lưu truyền trong dân gian, với cách làm vô cùng đơn giản. Các phương pháp này chỉ sử dụng những loài thực vật quen thuộc ở quanh ta:

Trị bằng bí xanh

Bí xanh cần được làm sạch, gọt vỏ trước khi đem xay lấy nước uống. Bạn cũng có thể ăn sống bí xanh hoặc luộc lên để ăn, sử dụng liên tục trong khoảng chục ngày. Sau khi sử dụng, triệu chứng tiểu rắt sẽ thuyên giảm.

Trị tiểu rắt bằng bột sắn dây

Sắn dây có tác dụng thông đường tiết niệu rất tốt, lại có công dụng thanh nhiệt, trị tiểu đường. Đó là lý do ông cha ta từ lâu đã trị tiểu rắt bằng sắn dây. Bạn hãy uống bột sắn dây liên tục khoảng 10 ngày, công hiệu của nó sẽ dần phát huy!

Trị bằng rau mồng tơi

Rau mồng tơi được dùng nhiều trong bữa cơm gia đình. Không những thế, đây còn là 1 loại thảo dược có công dụng nhuận tràng. Ông bà ta dùng loại rau này để trị tiểu rắt, tiểu buốt, hoặc tiểu tiện nhiều lần… Bạn hãy đun rau mùng tơi đun với nước để uống thay cho nước lọc mỗi ngày. Nhưng cần lưu ý: không uống nước mồng tơi nếu bạn bị lạnh bụng.

Trị bằng râu ngô

Râu ngô có nhiều tác dụng, trong đó nổi bật nhất là thanh nhiệt và lợi tiểu. Bạn hãy đun nước râu ngô để uống thay nước lọc, hoặc uống 2 đến 3 lần mỗi ngày. Chứng tiểu buốt sẽ dần thuyên giảm.

Hỗ trợ điều trị tiểu rắt bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt

Trong sinh hoạt hàng ngày bạn cũng cần lưu ý như sau:

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Bạn nên tránh xa những thực phẩm nào có thể làm bàng quang bị kích thích, hoặc hoạt động như thuốc lợi tiểu. Đó là những loại như caffeine, đồ uống có ga, rượu bia, các sản phẩm làm từ cà chua, thức ăn cay, sô cô la… Cần ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ. Nguyên nhân là vì hội chứng bàng quang hoạt động quá mức sẽ trầm trọng thêm nếu bạn bị táo bón.

Điều tiết lượng nước uống

Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày (từ 1,5 đến 2 lít nước) để tránh tình trạng nước tiểu quá đặc và ngăn ngừa táo bón. Nên hạn chế uống nước trước khi đi ngủ, vì có thể dẫn đến chứng tiểu đêm.

Luyện tập Kegel

Các bài tập Kegel sẽ hỗ trợ các cơ xung quanh bàng quang và niệu đạo hoạt động tốt hơn. Từ đó khả năng kiểm soát bàng quang sẽ được cải thiện, giảm tình trạng đái rắt. 

Luyện tập bóng đái

Bạn nên tạo thói quen tiểu tiện vào những khung thời gian cố định trong 1 ngày. Khi bị tiểu rắt, vì phải đi tiểu thường xuyên nên khoảng cách giữa mỗi lần tiểu là rất ngắn. Bạn nên cố gắng kéo dài khoảng cách này ra. Như vậy bàng quang sẽ được luyện tập để giữ nước được lâu hơn, số lần đi tiểu được hạn chế lại.

Vệ sinh vùng kín

Mỗi ngày cần vệ sinh vùng kín sinh dục thật sạch từ 1 – 2 lần. Khi vệ sinh, không nên dùng dung dịch vệ sinh gây kích ứng. Nếu vẫn muốn dùng dung dịch vệ sinh vì dễ gây kích ứng. Nếu vẫn dùng, bạn nên sử dụng loại phù hợp với làn da của bạn.

Lưu ý những triệu chứng bất thường

Bạn cần luôn lưu ý những triệu chứng đường tiểu bất thường. Nếu thấy dấu hiệu tiểu rắt, đái ra mủ hoặc máu, đái buốt, thường xuyên buồn tiểu… thì cần gọi ngay chuyên gia để được hỗ trợ.

Hi vọng những thông tin trên đây đã cho bạn một cái nhìn sâu sắc hơn về tình trạng tiểu rắt ở cả 2 giới. Hãy cải thiện bệnh chủ động bằng cách phối hợp với chuyên gia, đồng thời tuân theo một chế độ sống điều độ và khoa học. Có như thế, bạn mới có 1 hệ tiết niệu khỏe mạnh!

banner
21 26 28 35 44 51