banner

Tiểu ra máu tươi hồng đau đớn ở nam và nữ là bệnh gì

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Tiểu ra máu là một trong những dấu hiệu bất thường. Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà nguy hại hơn còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế, tiểu ra máu là bệnh gì, có phải là dấu hiệu mang thai không? Tất cả sẽ được lý giải trong bài viết dưới đây.

Đi tiểu ra máu là thế nào?

Bình thường nước tiểu có màu trắng trong hoặc màu hơi đục và ngả vàng. Tuy nhiên, khi đi tiểu ra máu sẽ khiến nước tiểu biến đổi thành màu đỏ, màu hồng nhạt hoặc màu nâu. 

Đi tiểu ra máu có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Nó có thể là dấu hiệu sinh lý do chế độ sinh hoạt hàng ngày không đảm bảo; người bệnh bị trấn thương ở khu vực bàng quang trong quá trình lao động.

Đi tiểu ra máu là bệnh gì

Tuy nhiên, đi đái ra máu cũng là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến bàng quang; đường tiết niệu… Vì thế các bạn không được chủ quan, cần thăm khám và điều trị sớm. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản của người bệnh.

Đi tiểu ra máu là bệnh gì?

Như phần trên của bài viết đã chia sẽ, đi đái ra máu có thể là dấu hiệu sinh lý nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý.

Khi thấy bản thân đi đái ra máu, lại kèm thêm các dấu hiệu như: Tiểu buốt, tiểu rắt; vùng kín có mùi hôi khó chịu; dịch âm đạo, dịch niệu đọa tiết ra bất thường; đau rát khi quan hệ…. Các bạn cần thăm khám sớm. Bởi đây là dấu hiệu của các bệnh lý dưới đây:

Tiểu ra máu ở nữ do viêm cầu thận

Đi tiểu ra máu ở nữ giới là triệu chứng điển hình nhất cho thấy viêm cầu thận bị tổn thương. 

Bệnh lý này thường gặp ở những chị em đang bị  thận; bị đía tháo đường hoặc bị bệnh viêm mạch thận.

Ngoài ra, chị em đang bị đa nang; bị tĩnh mạch thận hay bị huyết khối động mạch… nguy cơ cao cũng sẽ đi đái ra máu.

Tiểu ra máu ở nam do viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo là bệnh lý khá phổ biến ở nam giới. Nguyên nhân khiến anh em bị mắc bệnh lý này thường là do vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ; thường xuyên có quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, nam giới bị mắc các bệnh nam khoa khác nhưng không điều trị triệt để, khiến cho các tác nhân có hại tấn công ngược dòng gây viêm. Khi bị viêm niệu đạo, anh em sẽ có các triệu chứng:

  • Thường xuyên tiểu buốt, tiểu rắt
  • Trong nước tiểu có lẫn máu
  • Lỗ niệu đạo bị sưng tấy đỏ
  • Đau rát khi quan hệ

Đi tiểu ra máu tươi có phải là là dấu hiệu của Viêm nhiễm đường tiết niệu không?

Nhiều người bệnh thường thắc mắc không biết đi đái ra máu tươi có phải bị viêm đường tiết niệu hay không?

tiểu ra máu tươi

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến hiện nay do vi khuẩn gây ra. Vệ sinh cư quan sinh dục không sạch sẽ, quan hệ tình dục thiếu an toàn; lười uống nước; nhịn tiểu thường xuyên… là những nguyên nhân khiến đường tiết niệu của bạn bị viêm nhiễm.

Đái ra máu tươi, thường xuyên tiểu buốt, tiểu rắt… là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh.

Viêm đường tiết niệu nếu như không thăm khám và điều trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hại khó lường. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của người bệnh.

Tiểu rắt ra máu- Do các bệnh lý bàng quang gây ra

Khi bạn bị mắc bệnh lý nào đó liên quan đến bàng quang như viêm bàng quang; ung thư bàng quang… các bạn sẽ thấy bản thân gặp khó khăn trong quá trình đi tiểu như tiểu rắt; tiểu ra máu. Nước tiểu có màu vàng nâu hoặc đỏ tươi.

Đi tiểu ra máu hồng cẩn thận không bị mắc bệnh lậu

Lậu là 1 trong những bệnh xã hội nguy hiểm, do vi khuẩn lậu gây ra. Bệnh lậu lây truyền chính qua quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, Sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh; Tiếp xúc với người bệnh thông qua vết thương hở trên da.. cũng sẽ khiến bạn bị mắc bệnh.

Một khi cơ thể của bạn bị vi khuẩn lậu tấn công sẽ khiến cơ quan sinh dục; niệu đạo; bàng quang … của người bệnh bị tổn thương. 

Dấu hiệu điển hình của bệnh chính là:

  • Người bệnh bị tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ngắt quãng
  • Trong nước tiểu có lẫn máu hồng
  • Nước tiểu có màu đục kèm theo mùi khai nồng
  • Khu vực niệu đạo của người bệnh bị sưng
  • Ở nữ dịch âm đạo ra nhiều bất thường có mùi hôi
  • Ở nam giới sẽ thấy dịch mủ chảy ra từ niệu đạo vào buổi sáng sớm.
  • Bên cạnh đó, người bệnh còn bị đau mỗi khi quan hệ tình dục

Tiểu ra máu không đau- dấu hiệu của bệnh Sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu ở đây có thể là sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo… Khi bạn bị mắc các bệnh lý này, cơ thể của bạn sẽ có triệu chứng như:

  • Đi đái ra máu nhưng không đau
  • Mỗi lần đi tiểu sẽ gặp khó khăn
  • Luôn có cảm giác mệt mỏi

Nguyên nhân là do kích thước của sỏi tăng sẽ khiến niêm mạc đường tiết niệu bị tổn thương. Khiến cơ quan này bị nhiễm khuẩn, đồng thời gây chảy máu mỗi khi người bệnh đi tiểu.

Tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai?

Tiểu buốt là hiện tượng chị em bị đau buốt mỗi lần đi tiểu. Điều này khiến chị em bị ám ảnh không dám đi tiểu mạnh.

Tiểu ra máu là hiện tượng trong nước tiểu có lẫn hồng cầu. Thực tế, hiện nay tiểu buốt ra máu thường là dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu.

Quay lại vấn đề tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai không? Các bác sĩ phòng khám 152 Xã Đàn cho biết: Nếu như chị em bị đi đái buốt, đái ra máu lại kèm thêm các dấu hiệu như ngực bị căng tức, chu kỳ kinh bị chậm, cơ thể mệt mỏi, thường xuyên buồn nôn… rất có thể chị em đã mang thai. 

Bởi khi mang thai nội tiết tố trong cơ thể nữ giới thay đổi, khiến nồng độ hormone hCG tăng cao. Bên cạnh đó, thai nhi phát triển khiến tử cung cũng phát triển theo, từ đó, bàng quang bị chèn ép.

Nhưng nếu chị em bị tiểu buốt ra máu nhưng không buồn nôn, không chậm kinh. Vùng kín có các dấu hiệu bất thường như: Dịch âm đạo tiết ra nhiều có mùi hôi tanh. Đau rát khi quan hệ; vùng kín bị ngứa; bụng dưới bị đau… chị em tuyệt đối không được chủ quan. Bởi đây là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm.

Để chắc chắn hiện tượng tiểu buốt ra máu có phải là dấu hiệu của mang thai hay không. Tốt nhất các bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Tiểu ra máu cục nguy hiểm như thế nào?

Tiểu ra máu cục là hiện tượng người bệnh đi tiểu, trong nước tiểu có chứa hồng cầu (chính là máu bị vón cục). Hiện tượng này có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi của cả 2 giới. Tuy nhiên, tỷ lệ ở nam giới bị tiểu ra máu cao hơn nữ giới.

Tiểu ra máu cục có nguy hiểm hay không còn phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên hiện tượng này.

Nếu như các bạn bị đái ra máu cục do hệ tiết niệu bị tổn thương trong quá trình lao động. Người bệnh không cần phải quá lo lắng. Hiện tượng này chỉ xuất hiện 1 vài ngày sau đó sẽ tự biến mất.

Nhưng nếu bạn đi đái ra máu cục do các bệnh lý về đường tiết niệu; các bệnh phụ khoa- nam khoa hay ung thư bàng quang, ung thư thận gây ra… Các bạn không được chủ quan. Bởi các bệnh lý này không chỉ khiến sức khỏe người bệnh giảm sút, khả năng sinh sản bị ảnh hưởng. Nguy hại hơn nó còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Đi tiểu ra máu khi mang thai

Đi tiểu ra máu khi mang thai nguy hiểm không? khi hiện nay có nhiều mẹ bầu gặp phải hiện tượng này.

Các bác sĩ phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết, bà bầu đi tiếu ra máu có nguy hiểm hay không còn phải phụ thuộc vào nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này, trong đó cần phải kể đến các nguyên nhân cơ bản sau:

  • Thai phát triển ngoài tử cung

Thai phát triển ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã được thụ tinh trùng nhưng không làm tổ ở tử cung mà lại làm tổ ở ống dẫn trứng. Khi thai nhi phát triển to sẽ khiến ống dẫn trứng bị vỡ, dẫn đến tình trạng mẹ bầu đi tiểu ra máu.

Mang thai ngoài tử cung nếu như xử lý muộn sẽ khiến khả năng sinh sản cũng như sức khỏe của chị em bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, để biết chính xác đi tiểu ra máu khi mang thai có phải do mang thai ngoài tử cung gây ra không. CHị em cần thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa.

  • Mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết khi mẹ bầu bị nhiễm trừng đường tiết niệu chính là đi tiểu ra máu.

Ngoài ra, mẹ bầu còn thấy khí hư ra nhiều bất thường; vùng kín bị ngứa rát; gặp khó khăn trong việc tiểu tiện.

Hiện nay tỷ lệ mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu ngày một tăng. Nguyên nhân là do thai nhi ngày một phát triển khiến tử cung bị giãn nở nhiều. Khiến cho nước tiểu từ bàng quang thoát ra ngoài gặp nhiều khó khăn.

  • Vùng kín bị viêm nhiễm

Mang thai, dịch âm đạo sẽ tiết ra nhiều. Nếu như, thai phụ vệ sinh vùng kín không sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho tác nhân có hại xâm nhập và gây viêm.

Tiểu ra máu, đau rát vùng kín; âm đạo ngứa nổi mẩm đỏ… là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm nhiễm vùng kín.

  • Viêm bể thận

Viêm bể thận là bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do mẹ bầu bị mắc các bệnh phụ khoa, hoặc các bệnh về đường tiết niệu nhưng không điều trị triệt để. Khiến cho các tác nhân gây bệnh có cơ hội tấn công ngược dòng và gây viêm.

Khi bị viêm bể thận, mẹ bầu sẽ thấy bản thân có các triệu chứng: Đi tiểu ra máu; cơ thể mẹ bầu bị sốt; khu vực háng, bụng và lưng bị đau.

  • Viêm bàng quang

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị viêm bàng quang là do các chất khoáng bị dư thừa và tích tụ lại bàng quang. Lâu ngày khiến cơ quan này bị viêm nhiễm.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là: tiếu ra máu; tiểu nhiều lần.

  • Ung thư thận và ung thư bàng quang

Mang thai đi tiểu ra máu còn là dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư thận và ung thư  bàng quang. Đây là những bệnh lý khá nguy hiểm có thể khiến chị em bị sảy thai, thai chết lưu. Hơn nữa còn đe dọa đến tính mạng của thai phụ.

Như vậy có thể thấy, đi tiểu ra máu khi mang thai khá là nguy hiểm. Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Ngay khi thấy bản thân có dấu hiệu bất thường nào, mẹ bầu cần thăm khám sớm.

Trẻ em tiểu ra máu hồng do đâu?

So với người lớn thì trẻ nhỏ có sức đề kháng kém hơn. Vì vậy, nếu như chế độ dinh dưỡng hàng ngày không khoa học, không đảm bảo. Trẻ nhỏ sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh, trong đó, trẻ em tiểu ra máu hồng đang ngày càng phổ biến.

Trẻ nhỏ bị tiểu ra máu hồng thường là do:

  • Đường tiết niệu của trẻ bị nhiễm khuẩn
  • Trẻ bị mắc bệnh lý cầu thận
  • Đường tiểu của trẻ bị nhiễm trùng
  • Trẻ tiểu ra máu hồng do tác dụng phụ của thuốc gây ra
  • Ngoài ra, trẻ đi tiểu ra máu hồng còn do yếu tố di truyền gây ra

Dù là nguyên nhân nào cũng đều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, khi thấy trẻ tiểu ra máu hồng kèm thêm các dấu hiệu bất thường dưới đây, cha mẹ cần cho trẻ đi khám bác sĩ luôn. Dựa vào kết quả, bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả:

  • Trẻ chán ăn
  • Thường xuyên quấy khóc
  • Bị ho và sốt kéo dài 
  • Đi tiểu máu đại thể thường xuyên
  • Khớp bị đau 
  • Niêm mạc da bị tổn thương
  • Chức năng của thận suy giảm
  • Đường tiết niệu của trẻ có khối u hoặc bị dị dạng 

Tiểu ra máu ở trẻ em chữa như thế nào?

Để điều trị dứt điểm hiện tượng tiểu ra máu ở trẻ, trước tiên cha mẹ cần cho con đi khám bác sĩ chuyên khoa. Với mỗi nguyên nhân cũng như mức độ của bệnh, các bác sĩ sẽ xây dựng ra phác đồ điều trị phù hợp.

Hiện tiểu ra máu ở trẻ đang được điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng sinh đặc hiệu; thuốc giảm đau; thuốc ức chế miễn dịch; thuốc cầm máu.

Tuy nhiên, sử dụng loại thuốc nào cũng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối, cha mẹ không được tự ý mua thuốc về cho trẻ sử dụng.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần phải:

  • Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ như: cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ…
  • Tái thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ

Nếu bạn đang bị đi tiểu ra máu, bạn chưa thể thăm khám ngay. Hãy Click TẠI ĐÂY, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn, giúp bạn có cách xử lý hiệu quả và an toàn. Mong rằng với các kiến thức bổ ích về hiện tượng đi tiểu ra máu đọc giả có thể áp dụng để bảo vệ sức khỏe  bản thân tốt hơn.

banner
21 26 28 35 44 51