banner

Bệnh lậu là gì nguyên nhân biểu hiện và con đường lây nhiễm

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
5/5 - (58 bình chọn)

Lậu là một căn bệnh xã hội nguy hiểm lây truyền ở cả nam giới và nữ giới, bệnh chủ yếu lây thông qua tình dục không an toàn. Phòng tránh bệnh lậu đòi hỏi ý thức cảnh giác cao trong cộng đồng. Vậy lậu là bệnh như thế nào? những con đường lây nhiễm của bệnh lậu là gì? Bệnh lậu có biểu hiện gì? Biến chứng của bệnh lậu là gì? Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích cụ thể và chi tiết nhất về bệnh lậu!

Bệnh lậu là bệnh gì?

Bệnh lậu là gì? Bệnh lậu tiếng Anh là Blennorrhagia, được xếp vào nhóm bệnh xã hội nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn lậu cầu Neisseria gonorrhoeae. Con đường lây lan chủ yếu của nó là qua hoạt động tình dục không an toàn trên người.

Bệnh lậu có thể lây nhiễm cho cả nam và nữ và có thể gây ra các triệu chứng như đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, tiết dịch nhầy từ bộ phận sinh dục và tinh hoàn bị đau hoặc sưng (ở nam giới). Bệnh lậu nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh viêm vùng chậu, vô sinh và tăng nguy cơ nhiễm hoặc lây truyền HIV.

Thống kê cho thấy: Có tới 93 đến 98% bệnh nhân lậu có độ tuổi từ 15 đến 49 trong số những người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trên toàn cầu mỗi năm có khoảng 62 triệu ca mắc bệnh lậu mới. Trong khi đó ở khu vực Đông Nam Á và Đông Á là 29 triệu trường hợp. Ở Việt Nam mỗi năm có hơn 3000 ca mắc mới.

hình ảnh bệnh lậu

Trong một nghiên cứu khác trên các bệnh nhân lậu ở Hà Nội năm 2003, có 43% là phụ nữ hành nghề mại dâm. Tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nhóm gái mại dâm cao hơn so với dân số nói chung. Trong khi đó những nữ giới quan hệ tình dục với bệnh nhân nam có tỷ lệ mắc từ 60 đến 80%. 

Bệnh nhân mắc bệnh lậu thường gặp những triệu chứng điển hình xuất hiện tại cơ quan sinh dục, cơ quan tiết niệu, miệng hay vòm họng. Bệnh lậu cần được điều trị đúng cách và kịp thời nếu không nó gây ra những biến chứng nghiêm trọng như hiếm muộn vô sinh, mang thai ngoài tử cung, suy giảm chức năng sinh sản…

Bệnh lậu từ đâu mà ra?

Nguyên nhân tại sao bị bệnh lậu? Lậu cầu khuẩn là gì? Theo các chuyên gia, nguyên nhân mắc bệnh lậu trên người là do lây nhiễm vi khuẩn lậu cầu khuẩn có tên khoa học là Neisseria gonorrhoeae.

Khi cho lậu cầu nhuộm Gram và soi dưới kính hiển vi sẽ thấy chúng thuộc nhóm Gram âm (-). Vì khi ra khỏi cơ thể người chúng không sống được nổi vài phút, nên lậu thường không lây qua con đường tiếp xúc với môi trường xung quanh.

Bệnh lậu lây truyền qua con đường nào?

Bệnh lậu lây qua đường nào là thắc mắc chung của nhiều người. Theo các chuyên gia, vi khuẩn lậu lan truyền chủ yếu qua những con đường sau đây: 

  • Lây truyền qua đường quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn. Đây là đường lây lan phổ biến nhất của bệnh. Việc quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hay miệng đều có thể lây bệnh. 
  • Lây truyền qua đường dùng chung đồ cá nhân với người bệnh: cụ thể là dao cạo râu, khăn tắm, kem đánh răng, bàn chải đánh răng, đồ lót… Vì thế nếu sống cùng bệnh nhân lậu, bạn cần đặc biệt lưu ý vấn đề này. 
  • Lây truyền từ mẹ sang con: Điều này xảy ra khi người mẹ mắc bệnh lậu lúc đang mang thai. Trong quá trình sinh nở, vi khuẩn lậu dễ dàng tấn công trẻ khi trẻ di chuyển qua ống sinh dục. Trong quá trình mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh, nếu vô tình để dịch mủ của mình dính vào cơ thể bé thì bé cũng dễ mắc bệnh. 
  • Lây truyền qua đường truyền máu: Cụ thể là khi bạn truyền máu, dùng chung bơm kim tiêm hoặc tiếp xúc với thương hở với người bệnh. 
bệnh lậu ở miệng

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lậu

Nguy cơ mắc bệnh lậu xuất hiện ở bất cứ ai tham gia hoạt động tình dục. Trong đó, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lượng cao bao gồm: 

  • Những người không dùng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  • Quan hệ tình dục khi còn trẻ thiếu hiểu biết về tình dục an toàn
  • Sử dụng các chất gây nghiện nặng như ma túy, cần cỏ
  • Sinh sống tại khu vực có tỷ lệ mắc bệnh lậu cao
  • Những người quan hệ với nhiều bạn tình một lúc.
  • Người lang thang vô gia cư, người thiếu sự bảo vệ của xã hội
  • Những người mắc các bệnh xã hội khác như có HIV, giang mai, sùi mào gà.
  • Những người không đang ở trạng thái tỉnh táo mà quan hệ tình dục, ví dụ như đang sử dụng rượu bia, ma túy… 

Biểu hiện của bệnh lậu cầu

hình ảnh bệnh lậu thực tế rõ nét nhất

Các triệu chứng của bệnh lậu có thể khác nhau, nhưng các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến thường gặp nhất bao gồm:

  • Đi tiểu đau
  • Tăng tiết dịch từ dương vật hoặc âm đạo
  • Sưng hoặc đỏ tại chỗ nhiễm trùng
  • Đau hoặc nhạy cảm ở vùng bụng dưới
  • Đau hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục (đối với phụ nữ)
  • Đau hoặc tiết dịch từ trực tràng (trong một số trường hợp hiếm gặp)


Điều quan trọng cần lưu ý là một số người có thể bị nhiễm bệnh lậu và không có triệu chứng. Nếu bạn nghi ngờ mình đã tiếp xúc với bệnh lậu hoặc có bất kỳ triệu chứng nào, hãy đến gặp phòng khám chăm sóc sức khỏe để được chẩn đoán và điều trị. Chi tiết về triệu chứng của bệnh lậu qua từng giai đoạn cụ thể của bệnh:

Thời gian ủ bệnh lậu? Lậu ủ bệnh bao lâu?

Thời gian ủ bệnh lậu là bao lâu? Theo các chuyên gia, thời gian vi khuẩn lậu ủ bệnh tính từ khi bệnh nhân tiếp xúc với chúng cho tới khi biểu hiện triệu chứng ra ngoài. Như vậy, khái niệm “lậu không triệu chứng” đa số trường hợp là nói về thời kỳ ủ bệnh.

bệnh lậu thực tế rõ nét nhất

Thông thường bệnh lậu chỉ ủ trong khoảng vài ngày, cụ thể là từ 1 tới 14 ngày. Tuy nhiên khoảng thời gian này có sự khác biệt tùy theo thể trạng của từng người, cũng như độ mạnh yếu của vi khuẩn nhiễm phải. 

Tuy trong thời gian ủ bệnh, người bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng nhưng đã có thể lây truyền vi khuẩn lậu sang cho người khác. Đồng thời trong thời gian đó, vi khuẩn lậu cũng có thể lây lan, tấn công và gây bệnh ở các khu vực khác như như trực tràng, cổ tử cung, niệu đạo, miệng… 

Dấu hiệu Bệnh lậu giai đoạn đầu

Bệnh lậu giai đoạn đầu thường xuất hiện triệu chứng kéo dài từ 2 tới 3 tuần. Những triệu chứng cụ thể là: 

  • Vùng kín sưng ngứa.
  • Tiểu buốt và tiểu rắt.
  • Thấy đau ở vùng xương mu khi quan hệ tình dục.
  • Khi đi khám, phát hiện ra vùng kín sưng đỏ, viêm tấy và có mủ. 

Sau từ 2 tới 3 tuần, các triệu chứng sẽ giảm dần, và biến mất sau khoảng sáu tuần. Nhiều người chủ quan rằng bệnh đã hết. Tuy nhiên thực tế bệnh chỉ đang dần chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính.

dấu hiệu bệnh lậu 2

Dấu hiệu Bệnh lậu giai đoạn cuối

Bệnh lậu giai đoạn cuối có những triệu chứng như sau: 

  • Niệu đạo bị viêm nhiễm, sưng đau, tấy đỏ, khiến người bệnh tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu…
  • Trong nước tiểu có mủ trắng gọi là lậu mủ. 
  • Vùng kín sinh dục ở cả nam và nữ viêm nhiễm. Cụ thể là viêm mào tinh hoàn, viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo… 
  • Xuất hiện các triệu chứng toàn thân khác như: sút cân đột ngột, cơ thể mệt mỏi mệt, thường xuyên ớn lạnh và sốt cao, suy giảm ham muốn tình dục… 

Bệnh lậu có nguy hiểm không?

bệnh lậu có nguy hiểm không

Có bệnh lậu sẽ trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh lậu để lâu không điều trị sẽ gây ra những biến chứng nguy hại cho cả nam giới và nữ giới cụ thể như sau: 

  • Gây viêm họng do vi khuẩn lậu.
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID) ở phụ nữ
  • Gây viêm khớp, xảy ra đồng thời với tình trạng lậu cấp đường sinh dục. 
  • Gây viêm hậu môn – trực tràng: do không dùng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục đường hậu môn. Triệu chứng là hậu môn tiết dịch mủ, sưng đau. 
  • Gây ra các biến chứng toàn thân như nổi ban, mề đay, dát đỏ… 
  • Gây viêm quanh gan, có thể dẫn tới tình trạng dính bao gan với phúc mạc do hội chứng Fitz-Hugh-Curtis.
  • Gây ra bệnh lậu mắt: cụ thể khi vi khuẩn lậu tấn công vào mắt. Người mẹ bị bệnh lậu mang thai, thì trẻ sơ sinh sinh ra dễ bị bệnh lậu mắt. Kết quả, bé có nguy cơ cao bị viêm kết mạc, loét giác mạc, thủng giác mạc.
  • Trong một số trường hợp, bệnh lậu còn dẫn tới biến chứng ở tim. Ví dụ như viêm nội mạc do lậu cầu khuẩn, nhiễm trùng van tim
  • Tăng nguy cơ lây nhiễm HIV
  • Vô sinh ở cả nam và nữ
  • Viêm màng não
  • Nhiễm trùng da

Những câu hỏi thường gặp về bệnh lậu

Sau đây là những thắc mắc thường gặp về bệnh lậu: 

Bệnh Lậu có lây qua nước bọt không?

Câu trả lời cho câu hỏi này là có, bệnh lậu có lây qua đường nước bọt. Cụ thể, nếu bạn quan hệ tình dục đường miệng với người bệnh, thì vi khuẩn lậu có thể qua dịch tiết xâm nhập vào miệng bạn. Còn nếu bạn tình mắc bệnh lậu miệng, có thể lây cho bạn qua đường dùng chung bàn chải đánh răng, bát đũa, đường thơm hoặc hôn.

bệnh lậu lây nhiễm thế nào

Tay dính mủ lậu nếu chạm tới miệng thì nguy cơ lây bệnh cũng lớn. Đặc biệt nếu bạn đã có vết thương, vết xước trong miệng, hoặc mắc bệnh răng miệng từ trước đó.

Bệnh lậu có lây qua đường ăn uống không?

Với câu hỏi bệnh lậu có lây qua đường ăn uống không, câu trả lời cũng là có. Cụ thể, nó lây qua đường dùng chung vật dụng cá nhân. Nếu bạn dùng chung bát đũa với người bệnh, dịch mủ chứa vi khuẩn lậu của người đó có thể dính vào thành bát hay đũa. Sau đó, chúng xâm nhập vào miệng bạn qua vết thương trên niêm mạc da.

Bệnh lậu bao lâu thì có thể phát hiện?

Sau khi vi khuẩn lậu xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn lậu phát triển nhanh chóng nhờ điều kiện môi trường ký sinh thuận lợi. Như đã nói, chúng chỉ ủ bệnh trong vài ngày, chậm nhất là từ 10 đến 14 ngày. Trong thời gian ủ bệnh lậu nếu vi khuẩn phát triển mạnh có thể xét nghiệm và phát hiện được bệnh sớm.

Ngoài ra, thời gian ủ bệnh cụ thể của lậu tùy thuộc vào độ mạnh yếu của vi khuẩn và sức khỏe người bệnh. Những người có hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng kém sẽ có thời gian ủ bệnh nhanh hơn. Những người có hệ miễn dịch tốt, sức đề kháng mạnh có thời gian ủ bệnh lâu hơn.

Bệnh lậu kéo dài bao lâu? Bệnh lậu bao lâu thì khỏi?

Bệnh lậu kéo dài bao lâu tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ, người bệnh đang ở giai đoạn cấp hay mãn tính. Vì thế với mỗi người, thời gian mắc bệnh và khỏi bệnh sẽ dài ngắn khác nhau.

Với bệnh nhân lậu cấp tính, có khi chỉ cần 1 lộ trình điều trị ngắn với thuốc kháng sinh là khỏi. Lộ trình này gồm 1 liều tiêm duy nhất, hoặc 7 ngày uống thuốc. Sau từ 2 – 3 ngày các triệu chứng sẽ biến mất dần. Sau từ 3 – 5 ngày, tình trạng tiểu buốt sẽ hết. Tuy nhiên việc uống thuốc cần tiếp tục cho tới hết liều để đảm bảo vi khuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn.

Với bệnh nhân lậu mãn tính, thời gian điều trị của họ sẽ kéo dài lâu hơn. Cụ thể, có khi phải mất 14 ngày, điều này phụ thuộc vào những biến chứng của bệnh lậu.

Bệnh lậu bao lâu thì chuyển sang mãn tính?

Rất nhiều người bệnh thắc mắc bệnh lậu bao lâu thì chuyển sang mãn tính. Với vấn đề này, theo bác sĩ chuyên khoa, nếu không kịp thời điều trị bệnh lậu cấp tính, nó sẽ nhanh chóng chuyển sang lậu mãn tính. Thời gian có thể chỉ sau 1 tháng.

Lậu mãn tính có xét nghiệm được không?

Câu trả lời là có! Thực tế hiện nay, khoa học hiện đại đã cho ra đời rất nhiều biện pháp xét nghiệm bệnh lậu, giúp y bác sĩ chẩn đoán chính xác căn bệnh này. Những phương pháp xét nghiệm xét nghiệm lậu mãn tính bạn có thể tham khảo như sau:

– Xét nghiệm trực tiếp qua nhuộm màu Gram âm.

– Phương pháp xét nghiệm kháng nguyên.

– Phương pháp nuôi cấy.

– Phương pháp làm kháng sinh đồ.

– Phương pháp PPNG.

Chẩn đoán bệnh lậu

Việc chẩn đoán bệnh lậu tại cơ sở y tế thực hiện dựa vào các yếu tố sau: 

Yếu tố gợi ý

Bác sĩ sẽ hỏi bạn các câu hỏi như những bệnh lây truyền qua đường tình dục đã mắc phải, ví dụ HIV, giang mai, sùi mào gà… Tiểu sử bệnh của bạn tình cũng sẽ được hỏi song song để bác sĩ nắm bắt được tình hình.

bệnh lậu nguyên nhân triệu chứng cách chữa và cách phòng ngừa

Biểu hiện, triệu chứng

Bác sĩ sẽ thăm hỏi về các triệu chứng bao gồm: 

  • Các triệu chứng đường tiết niệu: tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra mủ, tiểu ra máu.
  • Chức năng sinh sản của người phụ nữ bị ảnh hưởng hay không: Hiếm muộn vô sinh, thai ngoài tử cung, viêm tắc vòi trứng… 
  • Trẻ sơ sinh có biểu hiện nào bất thường ở mắt không: mắt đóng mủ, mắt đỏ…

Bệnh lậu xét nghiệm như thế nào?

Ngoài quan sát triệu chứng lâm sàng, bác sĩ còn cho bạn thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Chỉ sau khi xét nghiệm, mới có thể nói được chính xác bạn có đang mắc bệnh hay không. Những phương pháp được sử dụng bao gồm: 

  • Phương pháp xét nghiệm trực tiếp: Mẫu bệnh phẩm được nhuộm, soi với kính hiển vi xem có bắt màu gram âm không. 
  • Phương pháp nuôi cấy và phân lập: Cụ thể, các bác sĩ sẽ nuôi cấy vi khuẩn và phân lập trong môi trường chọn lọc để xác định sự có mặt của vi khuẩn lậu trong vòng 24 đến 48 giờ.
  • PCR (polymerase chain reaction): Đây là phương pháp xét nghiệm mới có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao. 

Quá trình khám lâm sàng và xét nghiệm nhằm phân biệt bệnh lậu với các căn bệnh khác như viêm niệu đạo do ký sinh trùng trichomonas, do liên cầu, tụ cầu, do nấm candida… 

Lậu bệnh học điều trị ra sao?

Các phương pháp chính để điều trị bệnh lậu bao gồm: 

Điều trị bằng thuốc

Bệnh lậu gây ra bởi vi khuẩn nên có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay vi khuẩn lậu đã phát triển khả năng kháng thuốc rất mạnh. Do đó nếu sau khi uống thuốc vẫn còn triệu chứng, bạn nên gặp bác sĩ để được trợ giúp. Quá trình uống thuốc cũng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ một cách tuyệt đối.

điều trị bệnh lậu thế nào

Những nguyên tắc chung để điều trị bệnh lậu bao gồm:

  • Điều trị cho cả bản thân và bạn tình. 
  • Kết hợp một chế độ sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh hoạt động mạnh làm sang chấn bộ phận sinh dục và tiết niệu.
  • Điều trị kết hợp các vấn đề nhiễm khuẩn sau bệnh lậu. 
  • Thường xuyên khám lâm sàng và xét nghiệm định kỳ. 

Phác đồ điều trị lậu không biến chứng là gì?

Dùng thuốc Spectinomycin hoặc Ceftriaxone. Cả 2 đều là thuốc tiêm bắp 1 liều duy nhất.

Sau đó dùng thuốc uống Doxycyclin liên tục trong 7 ngày, mỗi ngày 2 viên

Phác đồ điều trị lậu biến chứng

Dùng thuốc Ceftriaxone tiêm bắp, kéo dài từ 3 – 7 ngày. Sau đó tiếp tục dùng thuốc uống Doxycyclin trong 7 ngày, mỗi ngày 2 viên 100g.

Những loại thuốc trên cũng được sử dụng cho trường hợp bệnh lậu đi kèm viêm nội tâm mạc, viêm màng não. Tuy nhiên thời gian điều trị phải kéo dài hơn, cụ thể là 4 tuần lễ. 

Điều trị bằng công nghệ phục hồi gene DHA

Những trường hợp bệnh lậu nặng và nhờn thuốc cần phải điều trị bằng công nghệ phục hồi gene DHA thì mới có hiệu quả. 

Để thực hiện công nghệ phục hồi gene DHA, đầu tiên các chuyên gia sẽ nghiên cứu các đặc điểm về cấu trúc, hình thái, hoạt động của vi khuẩn lậu. Sau đó phương pháp DHA được áp dụng để tiêu diệt cấu trúc ADN của vi khuẩn, khiến chúng không thể phát triển và sinh sôi. Với phương pháp này, người bệnh sẽ được nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả, nhờ đó tránh tái phát bệnh trở lại.

bác sĩ điều trị bệnh lậu thế nào 

Điều trị bệnh lậu bằng biện pháp dân gian

Theo các chuyên gia, tại nhà bạn có thể áp dụng một số biện pháp dân gian để điều trị triệu chứng của bệnh lậu, đẩy nhanh quá trình phục hồi. Một số biện pháp bạn có thể tham khảo như: 

– Đắp thịt lá nha đam lên vùng da bị bệnh lậu.

– Xay thịt lá nha đam với mật ong để uống.

– Đun cây cúc dại với nước để uống.

– Sắc nước cây chó đẻ để uống.

– Giã nát cỏ bướm nhắn, lấy dịch chiết đắp lên vùng da bệnh.

Bệnh lậu kiêng những gì?

Bệnh lậu kiêng những gì là thắc mắc chung của người bệnh. Sau đây là những điều người bệnh nên kiêng để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn:

Quan hệ tình dục

Lậu là căn bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục. Đó là lý do trong thời gian bệnh chưa khỏi, bạn tuyệt đối không được quan hệ tình dục, nếu không sẽ dễ lây nhiễm cho người khác. Chỉ khi quá trình điều trị lậu kết thúc, và sức khỏe của bạn đã ổn định trở lại, bạn mới nên quan hệ tình dục. Và tốt nhất trong quá trình quan hệ nên dùng bao cao su. 

Vận động tác động vùng kín

Một số thói quen hàng ngày có thể vô tình làm bệnh lậu trở nên trầm trọng hơn. Ví dụ như leo trèo, chạy bộ, đi xe máy, đi xe đạp… Các hoạt động này khiến vùng kín sinh dục bị ma sát, làm vùng da mắc bệnh lậu dễ bị viêm loét và trở nặng. Vì thế bạn nên hạn chế những thói quen này. 

Sử dụng rượu bia

Những loại đồ uống gây kích thích mà bạn nên hạn chế sử dụng khi mắc bệnh lậu là đồ uống có cồn, đồ uống có ga… Bởi lẽ khi đi vào cơ thể, những loại đồ uống này sẽ gây hại, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến Vi khuẩn lậu tấn công mạnh hơn. 

Bệnh lậu kiêng ăn gì?

Không có hạn chế thực phẩm cụ thể trong quá trình điều trị bệnh lậu, nhưng thông thường nên tránh uống rượu ngoài ra khi mắc Bệnh lậu nên kiêng ăn những thực phẩm sau để tránh các biến chứng nặng nề thêm: 

  • Thức ăn tanh như: Thịt gia cầm, hải sản, thịt mèo, thịt chó…
  • Các loại rau: rau cải, rau muống, cà muối, dưa muối, măng chua…
  • Những món ăn sống: Mực sống, gỏi cá, tiết canh, rau sống, mắm tôm… 
  • Các gia vị và thực phẩm có tính cay nóng như: Hạt tiêu, hành củ, gừng, ớt… 

Người bị lậu nên ăn gì?

Trong việc điều trị bệnh lậu, thực phẩm cũng đóng vai trò khá quan trọng. Bạn sẽ tăng sức đề kháng với vi khuẩn lậu nếu áp dụng một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh. Sau đây là nhóm thực phẩm mà người bị lậu nên ăn: 

Thức ăn thanh đạm

Tương tự như các căn bệnh khác, người bệnh lậu nên chọn những món ăn thanh đạm, vì chúng rất lành tính với cơ thể. 

Những món bạn có thể sử dụng là mì sợi, cháo, hoa quả, đậu xanh… Bạn cũng nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như cải xanh, rau ngót, bí xanh, nho, dâu, táo, lê…

Thực phẩm giàu protein

Ăn những thực phẩm giàu protein sẽ giúp cơ thể tăng trưởng và phục hồi vùng da bệnh. Vì thế bạn nên ăn nhiều thịt nạc, ngũ cốc, sữa đậu nành… 

Uống nhiều nước

Bệnh nhân lậu thường gặp phải triệu chứng tiểu khó tiểu, tiểu rát buốt, tiểu nhiều lần… Việc uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng bệnh này. Bên cạnh đó, nước còn giúp giải nhiệt và thanh lọc cho cơ thể. 

Những biện pháp phòng ngừa bệnh lậu

Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lậu nhờ các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Khi quan hệ tình dục luôn dùng bao cao su hay tấm bảo vệ miệng. Cần sử dụng kể cả khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hay miệng.
  • Quan hệ chung thủy không lang chạ, không quan hệ với nhiều người cùng lúc.
  • Khi thấy có dấu hiệu mắc bệnh cần trao đổi sớm với bạn tình để cùng nhau đi xét nghiệm. 
  • Nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng cách sống điều độ, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, chỉ ăn những thực phẩm có lợi cho cơ thể. 

Bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh lậu là gì, đồng thời cung cấp những kiến thức bổ ích về căn bệnh này. Bệnh lậu nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đó là lý do bạn luôn cần lưu ý những dấu hiệu bất thường, kịp thời xét nghiệm ngay để có phương pháp xử lý thỏa đáng. 

banner
21 26 28 35 44 51