banner

Nước tiểu màu trắng trong suốt và trắng đục có sao không

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Ở những người khỏe mạnh, nước tiểu thường có màu trắng hoặc vàng rơm. Trong một số trường hợp, có thể xuất hiện nước tiểu màu trắng trong suốt, trắng đục hoặc trắng sữa… là những dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị kịp thời.

Bài viết này là những chia sẻ của bác sĩ Lê Đỗ Nguyên chuyên khoa II Ngoại Tiết Niệu đang công tác tại 152 Xã Đàn xoay quanh chủ đề màu sắc nước tiểu phản ánh bệnh gì? Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức, chủ động thăm khám khi có những dấu hiệu bất thường.

Màu sắc bình thường của nước tiểu

Nước tiểu là chất lỏng do cơ thể loại bỏ ra ngoài, nó thường có màu vàng nhạt hoặc màu trắng trong suốt. Màu sắc nước tiểu đậm hay nhạt còn phụ thuộc vào thời gian đi tiểu, thực phẩm, tiền sử bệnh hay tác dụng phụ của thuốc.

nước tiểu màu trắng có bình thường không

Thông thường, nó có màu vàng đậm vào buổi sáng sáng và nhạt dần cho đến khi mặt trời lặn. Nhiều trường hợp nước tiểu màu trắng trong suốt, trắng sữa hoặc trắng đục , đây có thể là những dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị sớm.

Nước tiểu có màu trắng trong suốt là bệnh gì?

Nước tiểu trong suốt là tình trạng gặp phổ biến khi chúng ta uống quá nhiều nước, nhưng nó cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về thận, điển hình như sau:

  • Bệnh đái tháo đường: Thận sẽ phải hoạt động liên tục để bài tiết lượng đường dư thừa cùng với lượng nước nhiều hơn người bình thường. Bệnh sẽ kèm theo các triệu chứng như giảm cân, mệt mỏi, và luôn cảm thấy đói và khát.
  • Bệnh đái tháo nhạt: Đây là tình trạng cơ thể phải tạo ra một lượng nước tiểu dư thừa từ 3 đến 20 lít nước mỗi ngày, dẫn đến việc đi tiểu liên tục và nước tiểu có màu trắng trong suốt.
  • Hydrate hóa cao: Tình trạng này thường gặp khi chúng ta uống quá nhiều nước trong ngày. Nhiều trường hợp có thể làm loãng máu, hạ thấp natri xuống mức nguy hiểm.
  • Tiểu đường thai kỳ: Tình trạng này thường gặp khi cơ thể người mẹ tạo ra một loại enzyme phá hủy hormone vasopressin, gây ảnh hưởng đến chất lượng của nước tiểu.

nước tiểu màu trắng trong suốt

Một người bình thường có lượng nước tiểu từ 1 – 2 lít mỗi ngày, nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 3 lít và nước tiểu màu trắng trong suốt thì nên đi thăm khám. Một số triệu chứng khác được các bác sĩ chú tý đó là: lú lẫn, đau đầu kéo dài hơn một ngày, mất nước, nôn và tiêu chảy dài ngày.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào từng diện bệnh cụ thể để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp do đái tháo đường, bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc hoặc dùng insulin giúp cơ thể cân bằng lượng đường huyết trong máu hiệu quả hơn.

Nước tiểu màu trắng sữa là bệnh gì?

Nước tiểu màu trắng sữa như nước vo gạo có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một số bệnh như tiểu phosphate, tiểu mủ, tiểu dưỡng chấp. Nguyên nhân có thể do uống không đủ nước, ăn quá nhiều thực phẩm có màu đỏ hoặc vàng. Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể do vi khuẩn, virus xâm nhập và gây tổn thương đường tiết niệu.

  • Tiểu phosphate: Nước tiểu có màu trắng sữa vào buổi sáng, đôi khi có cặn đục. Tình trạng này thường gặp ở những người uống ít nước.
  • Tiểu mủ: Xuất hiện chủ yếu ở những người bị viêm niệu đạo do bệnh Lậu hoặc Chlamydia với những dấu hiệu như tiểu buốt, sốt cao, đau hông lưng, nước tiểu màu trắng sữa.
  • Tiểu dưỡng chấp: Triệu chứng của bệnh dễ dàng nhận biết khi nước tiểu màu trắng sữa, để lắng lại có những mảng keo như váng sữa.

Nước tiểu màu trắng đục là bệnh gì?

nước tiểu màu trắng đục

Nước tiểu màu trắng đục không nên chủ quan, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm, có thể được liệt kê như sau:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Tình trạng này gặp ở cả nam và nữ giới với các biểu hiện như tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu đục, mùi hôi khó chịu và có cặn ở cuối bãi.
  • Viêm niệu đạo do Lậu, Chlamydia: Bệnh lây truyền qua đường tình dục với các biểu hiện như sốt, đau hông lưng, tiểu buốt, nước tiểu đục, thậm chí là có mủ.
  • Tiểu dưỡng chấp: Với các triệu chứng điển hình như nước tiểu có màu trắng đục, có váng mỡ, để lắng lại có những mảng keo, mảng trắng như mỡ đông.
  • Tiểu ra Phosphate: Trong nước tiểu luôn có một lượng phosphate nhỏ được hòa tan trong nước tiểu. Nếu chúng ta uống đủ 2 lít nước mỗi ngày thì nước tiểu sẽ có màu trắng đục cùng với cặn ở cuối bãi.
  • Ngoài những bệnh lý kể trên thì việc uống không đủ nước, ăn thực phẩm có nhiều màu sắc cũng là một trong những nguyên nhân khiến nước tiểu có màu trắng đục.

Nếu nước tiểu có màu trắng đục và bạn đang nghi ngờ mắc phải một số bệnh lý trên thì hãy đi thăm khám để bác sĩ đưa ra hướng điều trị dứt điểm tình trạng này.

Nước tiểu màu trắng đục ở trẻ em

Trẻ em đi tiểu có màu trắng đục là hiện tượng thường gặp nên phụ huynh không phải lo lắng. Bởi lẽ, nguyên nhân chủ yếu là bé uống quá ít nước, ăn ít rau xanh nên mới dẫn đến tình trạng này. Để khắc phục, cha mẹ hãy cố gắng bổ sung ít nhất 1 – 2 lít nước cho bé mỗi ngày thông qua các loại nước ép trái cây, sữa, nước canh…

nước tiểu màu trắng đục ở trẻ em

Tuy nhiên, nếu trường hợp bé bị mắc các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu dưỡng chấp thì cần phải được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nước tiểu màu trắng đục trong khi mang thai

Khi mang thai, hormone progesterone tăng cao sẽ khiến thận phải tăng cường bài tiết và lọc máu. Điều này đồng nghĩa với việc lượng nước tiểu sẽ được sản xuất ra nhiều hơn và màu sắc cũng thay đổi tùy vào từng người. Tuy nhiên, việc đi vệ sinh nhiều lần sẽ khiến chị em bị mất nước, màu sắc nước tiểu có thể là trắng đục hoặc vàng nhạt.

nước tiểu màu trắng đục khi mang thai

Trong trường hợp chị em thấy nước tiểu màu trắng trong suốt thì nên đi thăm khám bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ, cần được bác sĩ tư vấn dùng thuốc và xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý. Tình trạng này không quá nghiêm trọng, nhưng nếu không được kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.

Ngoài màu nước tiểu, khi mang thai chị em cần thăm khám khi có những thay đổi bất thường về nước tiểu như sau:

  • Đi tiểu quá nhiều lần với tần suất cao, đây có thể là biểu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Luôn có cảm giác bồn chồn, khó chịu khi đi tiểu cũng là một dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Tiểu ra máu, nước tiểu có màu xanh, đỏ hoặc nâu sẫm cần phải được thăm khám để xác định rõ nguyên nhân.

5 màu sắc của nước tiểu – Cảnh bảo nguy hiểm đến sức khỏe

Như đã nói ở trên, nước tiểu thường có màu vàng rơm và nhạt dần tùy vào thời điểm trong ngày. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà màu sắc của chúng thay đổi, ngoài hiện tượng nước tiểu có màu trắng thì màu xanh, đỏ, vàng, nâu…. cũng thường xuất hiện, cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe.

  1. Nước tiểu màu xanh

Trên thực tế, rất hiếm khi nước tiểu có màu xanh lá hoặc xanh dương. Tuy nhiên, nếu bạn vừa sử dụng thuốc nhuộm thực phẩm trong các xét nghiệm ở thận thì có thể gặp phải tình trạng này. Ngoài ra, một vài bệnh lý như tăng calci máu hay rối loạn di truyền cũng có khiến nước tiểu có màu xanh khi tiểu tiện.

  1. Nước tiểu màu đỏ

Nước tiểu màu đỏ hoặc màu hồng cảnh báo tình trạng cực kỳ nguy hiểm, có thể bạn đang mắc phải một số bệnh như: Chấn thương cơ, hệ tiết niệu bị tắc nghẽn, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh thận, phù đại tiền liệt tuyến, thiếu máu tán huyết, thậm chí có thể là ung thư.

  1. Nước tiểu màu vàng sậm

Thông thường, nước tiểu có màu vàng nhạt, nếu nó đậm hơn bình thường thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Có thể đây là dấu hiệu của việc uống ít nước hoặc ăn ít rau củ quả. Hãy đảm bảo uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, thực đơn ăn uống luôn có rau xanh, điều này sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng nước tiểu vàng sậm, nước tiểu màu trắng đục một cách hiệu quả.

  1. Nước tiểu màu nâu sẫm

Nước tiểu của bạn có màu nâu sẫm có thể do một số nguyên nhân sau đây:

  • Thời gian gần đây bạn ăn quá nhiều đại tằm, lô hội hoặc đại hoàng
  • Có thể bạn đang mắc phải một số bệnh lý về gan hoặc thận.
  • Thận bị tổn thương do làm việc nặng nhọc hoặc tập thể dục quá mức.
  1. Nước tiểu màu cam

Màu cam của nước tiểu có thể do bạn ăn quá nhiều các loại quả có màu cam hoặc vàng như đu đủ, cà rốt, xoài… Mặt khác, nguyên nhân cũng có thể do bạn sử dụng các loại thuốc kháng sinh Rifampicin, thuốc giảm đau Phenazopyridine, hay một số thuốc trị bệnh viêm khớp.

10 Chỉ số xét nghiệm nước tiểu bạn cần biết

xét nghiệm nước tiểu màu trắng

Trong trường hợp nước tiểu màu trắng, xét nghiệm nước tiểu là chỉ định quan trọng và cần thiết giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh thận, tiểu đường hay các rối loạn thường gặp khác. Dưới đây là ý nghĩa của 10 chỉ số xét nghiệm nước tiểu thường gặp:

  • SG: Chỉ số cho phép là 1.015 – 1.025, giúp đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc.
  • LEU: Nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính với tế bào bạch cầu LEU, có nghĩa bệnh nhân đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Nitrite: Nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính với vi khuẩn Nitrite có trong nước tiểu thì có nghĩa bệnh nhân đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Độ pH: Chỉ số cho phép là 4,6 – 8, nếu xét nghiệm cho kết quả pH tăng cao, bệnh nhân có thể đang mắc các bệnh như nhiễm khuẩn thận, suy thận, hẹp môn vị, tiêu chảy mất nước…
  • BLD: Chỉ số cho phép là 0.015 – 0.062 mg/dL hoặc 5 – 10 Ery/ UL, là dấu hiệu phát hiện các bệnh sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu, xuất huyết bàng quang hoặc bướu thận.
  • PRO: Chỉ số cho phép là 7.5 – 20mg/dL hoặc 0.075 – 0.2 g/L, biểu hiện của các bệnh lý ở thận, đôi khi cũng được dùng để phát hiện bệnh tiền sản giật trong thai kỳ.
  • GLU: Glucose được tìm thấy bên trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có các bệnh lý ống thận, tiểu đường hoặc viêm tụy.
  • ASC: Chỉ số cho phép là 5 – 10 mg/dL hoặc 0.28 – 0.56 mmol/L, giúp phát hiện các tế bào gây bệnh viêm đường tiết niệu, sỏi đường niệu, viêm nhiễm thận…
  • KET: Chỉ số cho phép là 2.5 – 5 mg/dL hoặc 0.25 – 0.5 mmol/L, KET thường xuất hiện trong nước tiểu ở những bệnh nhân tiểu đường không được kiểm soát, nghiện rượu hoặc nhịn ăn trong một thời gian dài.
  • BIL: Chỉ cho phép là 0.4 – 0.8 mg/dL hoặc 6.8 – 13.6 mmol/L, nếu BIL xuất hiện trong nước tiểu có nghĩa gan đang bị tổn thương hoặc dòng chảy từ túi mật bị tắc nghẽn.

Nếu bạn đang có nhu cầu xét nghiệm nước tiểu có thể đến phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội tại địa chỉ 152 Xã Đàn. Phòng khám được trang bị phòng xét nghiệm hiện đại, máy phân tích nước tiểu tự động nhập khẩu từ Anh, đảm bảo tỷ lệ sai số là 0,0001%, cho kết quả chỉ sau 10 phút chạy máy.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng nước tiểu màu trắng và có hiện tương lạ đi kèm có thể đi xét nghiệm nước tiểu hoặc thực hiện một số xét nghiệm khác. Hãy Click “TẠI ĐÂY” để được tư vấn trực tiếp từ chuyên gia sức khỏe y tế.

banner
21 26 28 35 44 51