banner

Nước tiểu màu xanh là bị bệnh gì? Kiến thức sức khỏe

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Nước tiểu màu xanh là hiện tượng hiếm gặp khiến nhiều người cảm thấy lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Vậy rốt cuộc nước tiểu màu xanh là bị gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Nước tiểu màu xanh là bệnh gì?

Nước tiểu là chất lỏng vô trùng do thận tiết ra và thải ra bên ngoài qua đường niệu đạo. Thông thường nước tiểu có màu vàng trong hoặc vàng nhạt và không có mùi khi cơ thể được cung cấp đầy đủ nước. Còn khi cơ thể thiếu nước thì nước tiểu sẽ có màu vàng đậm.

nước tiểu màu xanh là bệnh gì

Do đó, hiện tượng nước tiểu màu xanh có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một số bệnh dưới đây:

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là chỉ tình trạng nhiễm trùng bất cứ cơ quan nào của đường tiết niệu như niệu đạo, bàng quan, thận. Khi nhiễm trùng đường tiết niệu có thể làm biến đổi màu nước tiểu thành xanh. Cụ thể, nước tiểu có màu xanh lá cây, xanh lục, xanh nước biển, ….

Nước tiểu có màu xanh như nào sẽ tùy thuộc vào vị trí nhiễm khuẩn.

Viêm bàng quang

Nước tiểu màu xanh dương là bệnh gì? Nước tiểu có màu xanh dương có thể là do mắc viêm bàng quang. Nguyên nhân khiến nước tiểu có màu xanh là do vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa. Ngoài triệu chứng là nước tiểu có màu xanh thì người bệnh còn nhận thấy một số các triệu chứng khác:

  • Nước tiểu có mùi khai
  • Đôi khi nước tiểu có lẫn máu
  • Tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm
  • Đau khi quan hệ
  • Người xanh xao, mệt mỏi, …

Theo nghiên cứu, viêm bàng quang gồm có 3 loại: viêm bàng quang cấp tính, viêm bàng quang mạn tính và viêm bàng quang xuất huyết. 

Tình trạng này càng kéo dài thì bệnh càng tiến triển nghiêm trọng hơn, nặng hơn. Lâu dần có thể gây nhiễm trùng thận, suy thận, sỏi thận. Thậm chí là vô sinh – hiếm muộn.

Do đó mà khi nhận thấy triệu chứng viêm bàng quang hãy đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được chữa trị kịp thời.

Viêm thận – Bể cấp thận

Viêm thận, bể cấp thận là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể gây ra tình trạng nước tiểu màu xanh vàng hoặc xanh lá mạ. Đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm thận, bể cấp thận chính là phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, chị em dễ gặp phải hiện tượng trào ngược nước tiểu. Vi khuẩn gây bệnh sẽ theo đường tiểu đó di chuyển đến thận và gây tổn thương thận, làm cho thận yếu suy giảm chức năng.

nước tiểu màu xanh có nguy hiểm không

Khi thận bị tổn thương, chức năng của thận bị suy giảm. Khi đó, không chỉ làm nước tiểu màu xanh ở nữ giới mà chị em còn phải đối mặt với những biến chứng khó lường. Như hiện tượng viêm, phù nề, ổ áp xe, …..

Một số triệu chứng của viêm thận bao gồm:

  • Sốt cao
  • Đau đầu
  • Môi khô, lưỡi bẩn
  • Tiểu tiện khó khăn
  • Đau một bên hông lưng, ….

Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo có thể gây ra tình trạng nước tiểu màu xanh lá/xanh mạ/xanh lục/xanh chuối. Viêm niệu đạo là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh viêm nhiễm nam –phụ khoa. Ví dụ viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ ở nữ giới; viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn ở nam giới. Những bệnh lý này có thể lây lan sang cho bạn tình và chúng ảnh hưởng tới khả năng thụ thai nếu không được chữa trị kịp thời.

Do đó, khi nhận thấy tình trạng nước tiểu màu xanh kèm theo các triệu chứng dưới đây thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay:

  • Nóng rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu có chứa mủ
  • Lỗ niệu đạo sưng đỏ
  • Tiểu rắt
  • Sốt, đau lưng, chán ăn, …

Nhiễm khuẩn Proteus

Nước tiểu màu xanh lá cây có thể là do nhiễm khuẩn Proteus. 

Proteus là loại vi khuẩn thuộc gram âm, có lông và di động mạnh. Chúng có thể sinh sốt tốt khi nuôi cấy trong môi trường thông thường. Có 3 loại Proteus gây bệnh bao gồm mirabilis, vulgaris và penneri. Trong đó chủ yếu là mirabilis.

Vi khuẩn này thường gây bệnh về đường ruột. Ngoài ra còn có thể gây viêm đường tiết niệu nếu chúng  ở bên ngoài đường tiêu hóa.

Viêm đường tiết niệu

Trong điều kiện thông thường, nước tiểu có màu vàng nhạt, không mùi. Tuy nhiên, khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm có thể khiến nước tiểu chuyển màu xanh. Một số loại nước tiểu màu xanh khi bị viêm đường tiết niệu gồm:

  • Nước tiểu màu xanh nước biển
  • Nước tiểu màu xanh lục
  • Nước tiểu màu xanh lá cây
  • Nước tiểu màu xanh dạ quang

Các triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu:

  • Tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần lượng tiểu rất ít
  • Luôn có cảm giác buồn tiểu
  • Đau bụng dưới
  • Đau lưng
  • Sốt, ớn lạnh
  • Nhức mỏi tứ chi, …..

Nhiễm khuẩn huyết

Tình trạng nước tiểu màu xanh cũng có thể là do bị nhiễm khuẩn huyết. Thông thường, màu vàng của nước tiểu là do sự bài tiết của một chất có màu trong máu có tên là urochrome. Do đó, khi máu bị nhiễm khuẩn, thì có thể làm rối loạn chức năng của máu, dẫn tới nước tiểu màu xanh.

Hoặc vi khuẩn theo đường máu vào hệ tiết niệu, gây viêm nhiễm các cơ quan này. Từ đó dễ dẫn tới hiện tượng nước tiểu màu xanh.

Rối loạn tăng canxi máu di truyền

Rối loạn tăng canxi máu di truyền có thể gây ra tình trạng nước tiểu màu xanh. Rối loạn tăng canxi máu xảy ra khi nồng độ canxi máu toàn phần vượt quá 2,5 mmol/l hoặc canxi ion hoá vượt quá 1,55 mmol/l.

Bên cạnh nước tiểu màu xanh thì bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng khác khi mắc bệnh bao gồm chán ăn, táo bón, buồn nôn, đau bụng, ….

Nguyên nhân khác gây nước tiểu màu xanh

Ngoài những nguyên nhân về bệnh lý, nước tiểu màu xanh còn có thể xảy ra bởi các nguyên nhân:

Thực phẩm khiến nước tiểu màu xanh

Một số thực phẩm khi đưa vào cơ thể, không được hấp thụ và đào thải qua đường tiểu. Dẫn tới có trường hợp đi tiểu có màu xanh. 

  • Vitamin: Khi bạn bổ sung quá nhiều vitamin B, vượt quá mức xử lý của cơ thể. Khi đó, lượng vitamin dư thừa sẽ được coi là sản phẩm thừa và được loại bỏ qua đường tiểu. Lúc này, có thể gây ra nước tiểu màu xanh lá cây nhạt.
  • Thức ăn: Khi chúng ta ăn măng tây không chỉ có thể khiến nước tiểu có màu xanh mà còn làm cho nước tiểu có mùi hăng hoặc trứng thối.
  • Thức ăn có phẩm màu: Phẩm màu xanh sẽ làm món ăn thêm màu sắc, hút mắt. Tuy nhiên đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới nước tiểu có màu xanh.

Tuy nhiên, nếu nước tiểu màu xanh do thực phẩm thì chúng sẽ hết trong vài ngày ngay sau khi cơ thể bạn ngừng hấp thụ những thứ đó.

Nước tiểu màu xanh sau khi uống thuốc

Một số trường hợp nước tiểu có màu xanh là do sử dụng thuốc có chứa thành phần xanh methylen hay hoạt chất được cấu tạo bởi nhóm phenol.

Ngoài ra, thuốc điều trị trào ngược dạ dày – thực quản, thuốc chống viêm không steroid, thuốc ngủ, ….. cũng có thể gây ra tình trạng nước tiểu chuyển màu xanh.

Nước tiểu màu xanh có nguy hiểm không?

Nếu nước tiểu màu xanh là do thực phẩm hoặc thuốc thì bạn không cần quá lo lắng. Tình trạng này sẽ chấm dứt sau vài ngày ngay khi bạn ngừng sử dụng chúng.

Tuy nhiên, nếu nước tiểu màu xanh là do mắc bệnh về đường tiết niệu, nhiễm trùng máu, rối loạn tăng canxi thì bạn cần phải cẩn thận. Bởi chúng gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt của bạn. Đặc biệt, chúng có thể tác động đến khả năng sinh sản của anh chị em. 

Làm gì khi nước tiểu màu xanh?

Như đã chia sẻ ở trên, nguyên nhân khiến nước tiểu màu xanh có thể là do thực phẩm, uống thuốc hay do bệnh lý. Do đó, khi bạn không thể loại trừ được nguyên nhân gây ra tình trạng này thì tốt nhất bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị.

Khám lâm sàng

Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng thông qua các câu hỏi liên quan để làm cơ sở cho việc chẩn đoán. Một số câu hỏi bạn có thể gặp phải:

  • Bạn gặp phải tình trạng nước tiểu có màu xanh khi nào?
  • Tình trạng này xảy ra liên tục hay ngắt quãng?
  • Ngoài nước tiểu màu xanh, bạn có thấy các triệu chứng bất thường nào khác không như có mùi, lẫn máu, tiểu buốt, tiểu rắt, …?
  • Bạn hiện có đang sử dụng loại thuốc nào không?
  • Gần đây bạn ăn những thực phẩm nào?

Xét nghiệm chuyên sâu

Sau khi có chẩn đoán cơ sở, nếu bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân làm nước tiểu màu xanh là do bệnh lý. Khi đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số kiểm tra, xét nghiệm chuyên sâu. Điều này nhằm đảm bảo kết quả chẩn đoán được chính xác.

  • Xét nghiệm nước tiểu nhằm xác định thành phần bất thường có trong nước tiểu
  • Xét nghiệm sinh hóa: Ure máu, creatinine huyết thanh, …
  • Siêu âm nhằm phát hiện các bất thường về vị trí, kích thước, sự xuất hiện của khối u 
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan, thận, lượng bạch cầu, ..
  • Chụp CT, nội soi đường tiết niệu 
  • Xét nghiệm dịch mủ, chất nhầy

Sau khi có kết quả chẩn đoán cuối cùng, tùy thuộc vào bệnh lý gây ra nước tiểu màu xanh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Lưu ý: Trong quá trình điều trị, bạn nên tuân thủ theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ để việc chữa bệnh đạt kết quả cao nhất. Bạn tuyệt đối không được tự ý đoán bệnh, thay đổi liều lượng, cách dùng. Bởi việc này có thể làm bệnh nhờn thuốc. Khi đó, quá trình chữa trị sẽ khó khăn hơn.

Những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn nước tiểu màu xanh là bị làm sao, có nguy hiểm không. Để đảm bảo sức khỏe tinh thần cũng như khả năng sinh sản, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị khi nhận thấy hiện tượng nước tiểu màu xanh. Mọi thắc mắc của bạn bè nước tiểu màu xanh, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline để được hỗ trợ tư vấn giải đáp.

banner
21 26 28 35 44 51