banner

Nhiễm trùng đường tiểu ở nam nữ và trẻ em chữa thế nào

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Nhiễm trùng đường tiểu (nhiễm trùng đường tiết niệu) là bệnh không khó chữa nếu như chúng ta phát hiện và điều trị bệnh từ sớm. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp đều chủ quan với triệu chứng của bệnh khiến bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, bạn hãy tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, đồng thời chủ động phòng tránh, có biện pháp xử lý nếu như chẳng may mắc phải.

Nhiễm trùng đường tiểu là gì?

Nhiễm trùng đường tiểu tiếng anh là urinary tract infection – UTI. Đường tiết niệu sẽ gồm có: niệu đạo, bàng quang, thận,… có vai trò bài tiết chất thải lỏng. Nhiễm trùng đường tiểu là hiện tượng nhiễm khuẩn xảy ra tại đường tiết niệu, người bệnh có thể bị nhiễm trùng một phần của đường tiết niệu hoặc toàn bộ đường tiết niệu. Bệnh được chia làm 2 nhóm là:

nhiễm trùng đường tiểu

  • Nhiễm trùng đường tiểu trên: Viêm bể thận cấp và mạn tính
  • Nhiễm trùng đường tiểu dưới: Bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt

Nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu) không chỉ xảy ra ở nữ giới mà còn xảy ra ở cả nam giới, trẻ em. Tuy nhiên, theo thống kê, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn gấp nhiều lần so với đàn ông và trẻ em. 

Trong đó, cứ 5 người phụ nữ thì sẽ có 1 người phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiểu và trong số đó có 80% trường hợp tái phát bệnh ít nhất 1 lần trong đời. Nguyên nhân là do đường tiết niệu của phụ nữ ngắn, gần hậu môn nên dễ bị vi khuẩn, nấm tại hậu môn xâm nhập gây viêm, nhiễm trùng. 

Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam đó là do bao quy đầu dài, hẹp bao quy đầu cùng vệ sinh vùng kín không sạch sẽ khiến chất bẩn tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.

Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em do bậc phụ huynh thường chủ quan, không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đóng bỉm trong khoảng thời gian dài khiến cho vùng kín bị các tác nhân có hại xâm nhập gây viêm nhiễm trùng đường tiểu.

Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiểu thường gặp

Vi khuẩn E.Coli là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Vi khuẩn này xâm nhập từ phân tới các cơ quan khác trong cơ thể và gây viêm nhiễm niệu đạo, bàng quang, thận. 

Nhiễm trùng đường tiểu rất nguy hiểm nếu người bệnh không điều trị bệnh sớm, đúng cách. Ngoài vi khuẩn E.Coli thì nhiễm trùng đường tiểu còn do:

  • Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh.
  • Quan hệ tình dục mạnh bạo gây trầy, xước tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập và gây bệnh.
  • Do vệ sinh cá nhân hàng ngày không sạch sẽ
  • Do thực hiện các thủ thuật như: phẫu thuật nội soi, nạo phá thai không an toàn,…
  • Có thói quen nhịn tiểu, uống ít nước. Bởi, việc nhịn tiểu sẽ làm cho nước tiểu bị ngưng đọng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E.Coli phát triển.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới do trong kỳ kinh nguyệt sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng, sử dụng băng thời gian quá 4 tiếng hoặc trong quá trình sinh nở cũng sẽ tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn di chuyển lây lan từ hậu môn sang niệu đạo.
  • Ngoài ra, một số nguyên nhân gây khác như: mắc các bệnh suy giảm hệ miễn dịch, người mắc bệnh đái tháo đường,…

Nhiễm khuẩn đường tiểu triệu chứng thường gặp

Nhiễm trùng đường tiểu là một chứng bệnh vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng tới khoảng 8,1 triệu phụ nữ mỗi năm. Có thể thấy, đây là một con số đáng lo ngại, phản ánh sự phổ biến của bệnh.

Nhiễm trùng đường tiểu không chỉ gây ra nhiều  phiền toái ảnh hưởng tới chất lượng sống mà còn làm viêm nhiễm lan rộng. Nhằm tránh những hậu quả không đáng có từ căn bệnh này, bạn hãy lưu ý các triệu chứng dưới đâu để kịp thời phát hiện và chữa trị bệnh hiệu quả. 

Đau, rát khi đi tiểu

Đau hoặc rát khi tiểu tiện, tiểu buốt là triệu chứng thường gặp đầu tiên của chứng bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Tuy nhiên, tình trạng này đáng lo ngại khi cảm giác đau, rát khi đi tiểu diễn ra với tần suất thường xuyên.

Nếu tình trạng này chỉ xuất hiện một lần và trong suốt thời gian còn lại trong này bạn không thấy bất kỳ biểu hiện hay triệu chứng nào khác thì có nghĩa cơ thể của bạn đã loại bỏ vi khuẩn nên bạn không cần quá lo lắng.

Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên bổ sung nước cho cơ thể sau khi đi tiểu. Điều này có thể giuos bạn loại bỏ được phần nào vi khuẩn cũng như ngăn ngừa sự lây nhiễm tiến triển.

Tiểu tiện nhiều lần trong ngày 

Nếu một ngày qua đi tất cả những gì bạn có thể nghĩ tới là đi vệ sinh, nhất là khi bạn vừa mới đi thì rất có thể bạn đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra hiện tượng tiểu nhiều lần. Lúc này, vi khuẩn có thể kích thích niệu đạo và lớp niêm mạc bàng quan khiến bạn luôn trong tình trạng cảm thấy muốn đi tiểu liên tục.

Nước tiểu đổi màu hoặc có lẫn máu

Màu sắc của nước tiểu có thể cho bạn biết những vấn đề về sức khỏe, trong đó bao gồm cả chứng nhiễm trùng đường tiết tiểu. Nếu bạn thấy nước tiểu có dấu hiệu bất thường như: nước tiểu có màu lạ tiểu ra máu hay có lẫn máu, thì có thể đây là dấu hiệu nhiễm trùng. 

Trước khi bạn lo lắng và hoảng sợ, bạn hãy suy nghĩ lại xem mình đã ăn những gì trong suốt 24 giờ qua. Bởi, củ cải được hay những loại thực khẩm khác có thể khiến cho nước tiểu của bạn đổi màu như màu hồng, cam hoặc đỏ. 

Nếu nguyên nhân là do thực phẩm bạn đã ăn phải thì bạn không nên quá lo lắng bởi hiện tượng này sẽ nhanh chóng chấm dứt. 

Tuy nhiên, nếu nước tiểu của bạn chuyển màu trong suốt một thời gian dài và bạn luôn cảm thấy đau rát khi đi tiểu, thì bạn cần nhanh chóng tới cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, điều trị ngay. 

Nước tiểu có mùi khó chịu

Nước tiểu có mùi lạ khó chịu là một trong những biểu hiện của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhưng cũng giống với nước tiểu đổi màu, cà phê hoặc măng tây có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng trên. 

Chỉ trong trường hợp bạn thấy nước tiểu của mình vẫn có mùi sau khi đã đi vệ sinh vài lần hay nước tiểu lẫn máu thì bạn cần tới gặp bác sĩ ngay.

Chuột rút, đau xung quanh vùng bàng quang, xương chậu

Ở một số phụ nữ, tình trạng chuột rút và đau cơ xung quanh vùng chậu là biểu hiện nhật biết chứng bệnh này rõ rệt nhất. Thế nhưng, nhiều người lại chủ quan hay nghĩ là triệu chứng của các căn bệnh khác, chẳng hạn như bệnh xương khớp. 

Vì thế, người bệnh cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được thăm khám, tư vấn về có biện pháp khắc phục kịp thời.

Mệt mỏi

Nhiễm trùng đường tiểu cũng giống như các loại nhiễm trùng khác khiến cơ thể trở nên bất thường và  đưa ra biện pháp để tự bảo vệ. 

Lúc này, cơ thể sẽ giải phóng ra hoạt chất interleukin và các tế bào bạch cầu, từ đó gây ra tình trạng mệt mỏi, uể oải. Cảm giác mệt mỏi cùng với những triệu chứng ở trên có thể là dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh.

Sốt

Một trong những triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu đó là sốt. Sốt thường xảy ra khi bệnh đã ở mức nghiêm trọng, có thể lan sang thận. Nếu bạn bị sốt cao, ớn lạnh hay đổ mồ hôi vào ban đêm thì hãy chủ động tới cơ sở y tế uy tín ngay lập tức để được khám, chữa bệnh kịp thời.

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra thường xuyên, liên tục trong vòng vài ngày. Đầu tiên đó là sự đau rát khi đi tiểu và sốt cao khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Chính vì thế, bạn hãy chú ý, lắng nghe cơ thể để có thể chữa bệnh kịp thời.

Nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng đường tiểu có tự khỏi không thì bệnh không thể tự khỏi, cần có sự hỗ trợ điều trị bởi chuyên gia y tế đầu ngành. Bệnh nếu kéo dài sẽ gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng tái phát với những người mắc bệnh từ 2 lần trở lên
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai có thể gây viêm bể thận, tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh.
  • Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh, trẻ sinh ra sẽ bị nhẹ cân, chậm phát triển.
  • Nhiễm trùng đường tiểu có lây không thì người bị nhiễm trùng đường tiểu sau khi quan hệ không an toàn sẽ làm lây nhiễm mầm bệnh sang bạn tình.
  • Nhiễm trùng huyết có thể gây tử vong nếu như thận bị viêm.

Cách điều trị nhiễm trùng đường tiểu

Hiện nay, nhiễm trùng đường tiết niệu đang được điều trị với 2 phương pháp đó là:

Điều trị nội khoa (sử dụng thuốc): 

Đối với trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị chuyên khoa phù hợp giúp giảm bớt tình trạng đau rát khi đi tiểu đồng thời tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng như: nước tiểu đổi màu cam hoặc màu đỏ. 

Việc sử dụng thuốc gì, sử dụng như thế nào cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị bệnh tại nhà. Bởi, việc sử dụng sai thuốc, sai cách có thể khiến bạn gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Điều trị ngoại khoa:

Trong trường hợp bệnh ở mức độ nặng, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị bệnh bằng phương pháp ngoại khoa chấm dứt tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, để giảm bớt các triệu chứng của bệnh người bệnh cần áp dụng một số biện pháp sau.

  • Nên đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục nhằm loại bỏ các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào bên trong cơ thể. Nên uống nhiều nước và đi tiểu để giảm nguy cơ vi trùng xâm nhập vào bọng đái và ống dắt tiểu sau khi quan hệ. Phải luôn đảm bảo vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng nhất là trong những ngày kinh nguyệt cần thay băng vệ sinh thường xuyên.
  • Bổ sung nước cho cơ thể mỗi ngày ít nhất 1,5 đến 2 lít nước. Bạn có thể uống nước lọc, bông mã đề hay nước râu ngô,… nhằm giúp làm loãng nước tiểu đồng thời loại bỏ vi khuẩn gây hại. Phương pháp này được đánh giá rất cao trong việc phòng tránh viêm, nhiễm trùng đường tiết niệu. 
  • Tránh tình trạng nhịn tiểu, bởi điều này sẽ làm cho lượng nước tiểu bị ngưng đọng, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây hại sinh sôi và phát triển. Ngoài ra, nó còn làm tăng nguy cơ trương cơ, co thắt bàng quang. 
  • Tránh sử dụng các loại sản phẩm, dung dịch vệ sinh phụ nữ chứa nồng độ kiềm hay tính sát khuẩn cao. Tránh mặc quần áo, đồ lót quá chật, khó thấm hút mồ hôi.
  • Nhiễm trùng đường tiểu nên ăn gì thì bạn nên ăn nhiều rau xanh, uống các loại nước ép trái cây tươi để kích thích lợi tiểu trong những trường hợp ít đi tiểu, hay viêm nhiễm đường tiết niệu cùng các triệu chứng đau khác mà viêm nhiễm gây ra.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây, có thể giúp bạn hiểu đúng về tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. Mọi thắc mắc cần được giải đáp bạn hãy liên hệ trực tiếp tới hotline: 0584591860 Hoặc trao đổi ngay với các chuyên gia bằng cách nhấp chọn TẠI ĐÂY.

banner
21 26 28 35 44 51