banner

Viêm tiết niệu nam nữ dấu hiệu và cách chữa trị

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Viêm tiết niệu là căn bệnh có thể gặp phải ở cả nữ giới và nam giới Tuy nhiên gặp nhiều ở nữ giới hơn. Viêm tiết niệu không chỉ gây ra những vấn đề về đường tiểu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe, sức sinh sản của người bệnh. Nếu bạn vẫn còn chưa hiểu rõ về căn bệnh viêm tiết niệu, có thể tham khảo bài viết sau!

Viêm tiết niệu là gì?

Viêm tiết niệu là tình trạng các cơ quan thuộc hệ tiết niệu bị viêm nhiễm, có thể là niệu quản, niệu đạo, thận hay bàng quang. Trong đó, bàng quang và niệu đạo là những vị trí dễ bị viêm nhiễm hơn. 

Tuy cả hai giới đều có thể mang căn bệnh này nhưng nữ giới lại mắc nhiều hơn. Điều này là do ống niệu đạo của nữ giới ngắn, nên dễ dàng bị tác nhân có hại xâm nhập và tấn công. Khi mắc viêm tiết niệu, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng về sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày.

Viêm đường tiết niệu là gì có chữa được không

Dấu hiệu viêm tiết niệu

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới và nam giới thường gây ra những triệu chứng điển hình như: 

Tiểu rắt

Người bệnh sẽ thường xuyên có nhu cầu đi tiểu, nhưng mỗi lần tiểu chỉ tiêu được vài giọt tiểu rắt rất thốn. Thậm chí trong một giờ triệu chứng buồn tiểu có thể xuất hiện tới vài lần. 

Tiểu rát buốt

Lỗ niệu đạo sẽ bị sưng tấy khi viêm nhiễm xảy ra, nên lẽ tự nhiên người bệnh cảm thấy đau buốt khi tiểu tiện. Cảm giác đau sẽ tăng lên nếu bạn gồng mình, căng cơ, nhằm đẩy nước tiểu ra ngoài. 

Đổi màu nước tiểu

Viêm nhiễm làm nước tiểu chuyển sang màu đục, có khi ngả nâu hay đen. Cũng có lúc nó chuyển màu hồng do bị lẫn máu hay còn gọi là tiểu ra máu

Đau bụng dưới

Đau bụng dưới được coi là triệu chứng của bệnh viêm cầu thận ở nữ giới. Do vi khuẩn phát triển mạnh và lây tới dạ con của chị em, nên khu vực bụng dưới bị ảnh hưởng. 

Các dấu hiệu bệnh thận

Nếu bạn bị đau lưng, ớn lạnh, buồn nôn, mỏi mệt thì đó là triệu chứng của bệnh viêm thận. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, có thể gây biến chứng nguy hại nên cần xử lý.

Viêm tiết niệu khi mang thai

Bước vào tháng thứ tư của thai kỳ, rất nhiều thai phụ mắc viêm tiết niệu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:

  • Bị mất nước khi mang thai, nên số lần đi tiểu giảm xuống. Điều này làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn.
  • Quá trình tiểu tiện không được kiểm soát do thai nhi lớn dần, làm bàng quang bị chèn ép. Sự ứ đọng của nước tiểu trong ống tiết niệu sẽ khiến môi trường này trở thành nơi thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi, gây viêm. 

Khi mắc viêm đường tiết niệu, chị em thai phụ sẽ phải đối mặt với những vấn đề nguy hiểm sau:

  • Làm viêm nhiễm bị lây lan sang các khu vực khác của đường tiết niệu. Ví dụ như thận, bàng quang, niệu quản… 
  • Làm niệu đạo bị hẹp do xuất hiện sẹo.
  • Dẫn tới biến chứng nguy hại như áp-xe thận, nhiễm trùng máu… 
  • Làm thai phụ dễ rơi vào trạng thái tán huyết hay tiền sản giật. 
  • Làm nguy cơ sinh non, sảy thai, nhiễm trùng sơ sinh gia tăng. 

Lời khuyên của các chuyên gia dành cho thai phụ là hãy đi khám sức khỏe thai kỳ và xét nghiệm nước tiểu thường xuyên. Có như thế, bạn mới sớm phát hiện được bệnh để điều trị.

>>>>>>> Dấu hiệu mang thai

Viêm tiết niệu ở trẻ em

Trẻ em có nguy cơ mắc viêm tiết niệu nếu môi trường sống bị ô nhiễm hoặc không được cha mẹ chăm sóc, vệ sinh đúng cách. Chẳng hạn như tình trạng trẻ mặc quần thủng, không mặc quần, sử dụng bỉm không đúng cách, lăn lê bò toài trên đất, không rửa tay sau khi đi vệ sinh… 

Bé gái dễ mắc viêm tiết niệu hơn bé trai do có ống niệu đạo ngắn, đồng thời lỗ tiểu cũng gần với hậu môn nên dễ bị lây vi khuẩn. Những triệu chứng cha mẹ có thể quan sát thấy lúc này là bé bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiểu tiện, sốt, biếng ăn, quấy khóc… Lúc này cha mẹ nên cho con đi kiểm tra và điều trị ngay để tránh biến chứng phát sinh. 

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên phòng bệnh cho con bằng cách: 

  • Vệ sinh hàng ngày cho trẻ, kiểm tra và thay tã cho bé sau khi bé đi vệ sinh. Riêng đối với bé gái, khi lau vùng kín không được lau từ phía sau ra phía trước. 
  • Cho trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày. Bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của trẻ những loại rau củ quả có lợi cho hệ tiết niệu, giàu vitamin và khoáng chất, đồng thời tránh nguy cơ táo bón. Quá trình ăn uống cần phải hợp vệ sinh. 
  • Nhắc nhở trẻ không nên nhịn tiểu hay nhịn uống nước, cần đi tiểu ngay nếu thấy buồn tiểu. 
  • Hướng dẫn bé cách đi vệ sinh sao cho sạch sẽ.

Viêm tiết niệu có quan hệ được không?

Các chuyên gia khuyên bệnh nhân viêm tiết niệu không nên quan hệ tình dục nếu chưa khỏi bệnh. Bởi lẽ:

  • Quan hệ tình dục khiến cho khu vực lỗ tiểu đau rát và ngứa ngáy, và bệnh sẽ trầm trọng hơn. Đồng thời khoái cảm tình dục cũng suy giảm.
  • Quan hệ tình dục cũng sẽ khiến cho vi khuẩn từ đường tiết niệu của bạn lây nhiễm sang vùng kín sinh dục của bạn tình. 

Với hai nguyên nhân trên, bạn cần điều trị hoàn tất mới có thể quan hệ tình dục trở lại.

Điều trị viêm tiết niệu nam và viêm tiết niệu ở nữ

Một phương pháp hỗ trợ điều trị viêm đường tiểu, đường tiết niệu ở nữ giới và nam giới hiệu quả, là thay đổi chế độ ăn cũng như sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng phương pháp này chỉ nên áp dụng song song với phương pháp điều trị tại cơ sở y tế. Chỉ ở cơ sở y tế, bạn mới được áp dụng những phương pháp điều trị hiện đại và đặc trị nhất cho căn bệnh này.

Viêm tiết niệu uống thuốc gì?

Khi bị viêm đường tiết niệu, bạn sẽ được bác sĩ kê cho một số thuốc tây y như thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thuốc đông y. Đông y sẽ sử dụng những thảo dược có khả năng thải độc, lợi tiểu, kháng viêm tự nhiên, hỗ trợ hoạt động của hệ bài tiết. 

Điều trị bằng thủ thuật

Thủ thuật điều trị viêm tiết niệu thường áp dụng cho những trường hợp viêm nhiễm dẫn tới chít hẹp niệu đạo. Cụ thể trong trường hợp này, bạn sẽ được làm thủ thuật nong niệu đạo. 

Ngoài ra, một số thủ thuật vật lý trị liệu cũng được áp dụng cho trường hợp viêm nhiễm nặng. Ví dụ như công nghệ ánh sáng sinh học. Công nghệ này sẽ trực tiếp tác động vào mô viêm nhiễm để tiêu diệt vi khuẩn và giúp mô bệnh phục hồi. 

Để được điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc Đông Tây y kết hợp vật lý trị liệu, bạn có thể đến Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội!

Viêm tiết niệu kiêng ăn gì?

Bệnh nhân viêm đường tiết niệu cần kiêng ăn những loại thực phẩm sau: 

Muối, đồ ăn mặn

Khi ăn quá nhiều đồ ăn mặn thì thận sẽ phải làm việc quá sức. Đồng thời sự tích tụ của muối Natri trong cơ thể cũng làm thận bị suy giảm chức năng. 

Thực phẩm dầu mỡ

Thực phẩm dầu mỡ sẽ khiến tình trạng viêm tiết niệu trở nên nặng nề hơn. Vì thế, bạn nên hạn chế những loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ động vật, đồ ăn nhanh, socola, phô mai… 

Đồ ngọt nhân tạo

Tình trạng viêm đường tiết niệu cũng nghiêm trọng hơn nếu bạn ăn đồ ngọt nhân tạo. Vì thế, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng những trái cây có độ ngọt tự nhiên. Tuy nhiên bạn cũng chỉ nên dùng những loại trái cây có hàm lượng đường vừa phải, không nên lạm dụng. 

Thực phẩm cay

Thức ăn cay được cho là sẽ làm bàng quang bị kích thích, tình trạng viêm tiết niệu nặng nề hơn. Vì thế trong thời gian điều trị bệnh, bạn nên kiêng những thực phẩm cay nóng. 

Đồ uống có cồn, có gas, chất kích thích, thuốc lá

Đồ uống có cồn, đồ uống có ga chưa bao giờ có lợi cho sức khỏe tổng thể cũng như hệ tiết niệu. Cà phê và những đồ uống có chứa cafein cũng không thích hợp với bàng quang, vì sẽ khiến cơ quan này bị kích thích. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh xa thuốc lá.

Chữa viêm tiết niệu tại nhà

Sử dụng thảo dược dân gian cũng có thể hỗ trợ điều trị viêm tiết niệu tại nhà. Cụ thể: 

Sử dụng nha đam

Bạn hãy lọc lấy thịt cây nha đam để xay sinh tố và uống 2 lần 1 ngày. Phương pháp này sẽ hỗ trợ điều trị viêm tiết niệu. Tuy nhiên nước lá nha đam không phù hợp cho phụ nữ đang cho con bú và trẻ con dưới 2 tuổi. 

Sử dụng rau mùi tây

Có nhiều omega-6 và omega-3 trong rau mùi tây, giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm. Chất Apiozit trong loại rau này cũng giúp lợi tiểu và có lợi cho đường tiết niệu. Đó là lý do bạn có thể sử dụng rau mùi tây chữa viêm tiết niệu. 

Để sử dụng, bạn hãy rửa sạch vài lá rau mùi tây để đun với nước sôi. Khi nước đá nguội, bạn có thể uống hàng ngày nhằm điều trị viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên liều lượng uống vẫn phải tham khảo từ phía bác sĩ, đồng thời phương pháp này cũng không dùng cho bệnh nhân bị đau dạ dày. 

Sử dụng cây mã đề

Mã đề là một loại thuốc nam nhiều người biết đến, có tác dụng tiêu viêm và lợi tiểu. Loại cây này không chứa độc tố, có thể thanh truất phế nhiệt, làm mát máu rất tốt. Cho nên với những căn bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là viêm đường tiết niệu nó sẽ có vai trò tích cực. 

Bạn hãy chuẩn bị 20 gam mã đề, 30g kim tiền và 20g rễ cỏ tranh rồi sắc lấy nước uống. Loại nước này cần kiên trì uống trong một tuần để thấy sự đổi thay. 

Sử dụng rau diếp cá

Đối với những bệnh nhân bị viêm bàng quang, bí tiểu, viêm đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt…, rau diếp cá là một loại thuốc điều trị tự nhiên. 

Nếu muốn chữa viêm tiết niệu bạn hãy giã rau diếp cá lấy nước uống mỗi ngày, hoặc ăn trực tiếp rau sống. Nếu không chịu được mùi tanh của lá diếp cá, bạn có thể cho thêm đường vào nước diếp cá để uống. 

Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức thú vị về bệnh viêm tiết niệu. Căn bệnh này không thể tự khỏi nên ngoài điều trị tại cơ sở y tế, bạn cũng nên có phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

banner
21 26 28 35 44 51