banner

Đau bụng dưới ở nam và nữ Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
5/5 - (37 bình chọn)

Đau bụng dưới bên trái, bên phải, dưới rốn hay gần mu đều có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi có hiện tượng đau bụng dưới, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan coi đó là biểu hiện bình thường. Hãy cùng bác sĩ Lê Đỗ Nguyên tìm hiểu nguyên nhân gây đau bụng dưới ở nam và nữ giới cùng cách khắc phục hiệu quả nhé!

Đau bụng dưới là như thế nào?

Đau bụng dưới là vùng từ rốn trở xuống xuất hiện cơn đau. Bất kỳ cơ quan nào thuộc khu vực này gặp vấn đề cũng có thể dẫn tới tình trạng đau bụng dưới. Đau ở vị trí thấp nhất vùng bụng còn được gọi là đau bụng dưới gần mu, vùng chậu, tuy nhiên nó vẫn được xếp vào dạng đau bụng dưới.

Những nguyên nhân gây đau bụng dưới ở nam, nữ giới

Đau bụng dưới là tình trạng thường gặp ở nam, nữ giới, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bác sĩ sẽ dựa vào tính chất cơn đau như: đau bụng dưới âm ỉ hay dữ dội, đau một bên hay cả hai bên, vị trí đau, tần suất đau,… để chấn đoán bệnh, nguyên nhân gây ra.

đau bụng dưới bên trái bên phải

Những nguyên nhân thường gặp gây đau bụng dưới ở cả hai giới đó là:

  1. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa có thể gặp ở trẻ nhỏ cho tới người cao tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa như: uống nhiều bia rượu, chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, lạm dụng thuốc kháng sinh,…

Khi gặp tình trạng này người bệnh sẽ có các triệu chứng như: rối loạn đại tiện, đau quặn bụng từng cơn, tiêu chảy hoặc táo bón, chướng bụng, ợ hơi liên tục,… Đặc biệt, các cơn đau bụng thường xuất hiện tại vùng bụng dưới bên trái âm ỉ hoặc bộc phát đau bụng dưới dữ dội, trẻ em đau bụng dưới rốn. Cơn đau có thể lan rộng sang nhiều vị trí khác, thậm chí là cả phía sau lưng.

Đau bụng dưới do rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ thường không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, có rất nhiều trường hợp chủ quan không thăm khám sớm khiến bệnh tiến triển nặng gây ra nhiều hệ lụy khôn lường như: viêm đại tràng, viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn đường ruột,…

Do đó, nếu bị rối loạn tiêu hóa người bệnh chớ lên chủ quan, nên thăm khám càng sớm càng tốt, tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp can thiệp kịp thời.

  1. Viêm ruột thừa

Đau bụng dưới là bệnh gì thì đau bụng dưới bên phải ở nam và nữ giới có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm ruột thừa. Triệu chứng đau bụng dưới ban đầu là những cơn đau âm ỉ xung quanh rốn sau đó chuyển dần sang bên phải. Hiện tượng này khá giống với đau dạ dày, vì thế nhiều người thường bị nhầm lẫn.

Ngoài đau bụng dưới bên phải thì đau ruột thừa còn kèm theo một số triệu chứng khác như: sốt, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, bụng bị sưng đau,… Khi xuất hiện các triệu chứng kể trên, người bệnh cần nhanh chóng tới cơ sở y tế ngay. Bởi, đây là trường hợp nguy hiểm nếu không được can thiệp sớm có thể dẫn đến tử vong do nhiễm trùng máu hay viêm phúc mạc toàn thể.

  1. Viêm đường tiết niệu

Hệ tiết niệu gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo, khi một trong những vị trí trên bị nhiễm khuẩn thì được gọi là viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều được chẩn đoán nhiễm trùng xảy ra ở niệu đạo, bàng quang gây ra cơn đau bụng dưới rốn ở nam và nữ giới.

đau bụng dưới bên trái bên phải là bệnh gì

Viêm đường tiết niệu thường không có triệu chứng rõ ràng, thậm chí nhiều người chỉ tình cờ phát hiện ra bệnh khi kiểm tra sức khỏe tổng quát. Trong trường hợp có triệu chứng, người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện như: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu tiện nhiều lần, tiểu ra máu hoặc tiểu ra mủ kèm theo mùi hôi khó chịu,…

Ngoài ra, khi bị viêm bàng quang, niệu đạo, bệnh nhân còn thấy đau bụng dưới, cơn đau có thể âm ỉ hay dữ dội tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người.

  1. Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó phổ biến nhất là những người trung niên, từ 50 trở lên. So với nam giới thì nữ giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Viêm bàng quang thường do vi khuẩn gây ra với các triệu chứng lâm sàng như: tiểu buốt, tiểu ra máu, mủ ở cuối bãi nước tiểu. Ngoài ra, người bệnh còn gặp một số triệu chứng khác như: đau bụng dưới, ban đầu cơn đau xuất hiện âm ỉ sau đó dữ dội từng cơn và liên tục hơn.

Viêm bàng quang nếu điều trị sớm sẽ rất đơn giản, nhưng nếu để bệnh kéo dài viêm nhiễm có thể lây lan tới tận, niệu quản cùng nhiều cơ quan khác, từ đó gây suy thận, bể thận, nhiễm trùng máu,…

  1. Hội chứng ruột kích thích

Đây là một trong những dạng rối loạn thường gặp ở người dưới 45 tuổi. Đây không phải là bệnh lý cụ thể mà là nhóm triệu chứng về rối loạn chứng năng của đường tiêu hóa. Hội chứng này còn được gọi với tên gọi khác như: viêm đại tràng, đại tràng dễ kích thích,… 

Đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định chính xác nguyên nhân gây hội chứng này. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng bất thường xảy ra tại hệ thần kinh ở đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn ruột,… là những yếu tố có nguy cơ cao.

Khi gặp hội chứng này, người bệnh thường có biểu hiện đau bụng dưới, thói quen tiểu tiện thay đổi, chướng bụng,… Thậm chí, một số trường gặp còn gặp tình trạng khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn,…

Hội chứng ruột kích thích được xem là hội chứng rối loạn mãn tính, dễ tái phát nhiều lần. Đặc biệt nếu không điều trị sớm, đúng cách sẽ làm giảm chất lượng sống, ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần.

Nguyên nhân đau bụng dưới ở nữ giới

Ngoài những bệnh lý nguy hiểm kể trên thì đau bụng dưới ở nữ giới còn do một số nguyên nhân sau đây:

  1. Do trứng rụng đến ngày kinh

Rụng trứng là hiện tượng sinh lý bình thường thường xảy ra giữa chu kỳ kinh nguyệt, quyết định tới khả năng mang thai ở nữ giới. Thông thường, mỗi tháng nữ giới sẽ có 1 hoặc nhiều hơn 1 trứng trưởng thành tại buồng trứng rụng xuống và đi vào ống dẫn tử cung.

Tại đây, nếu trứng gặp tinh trùng thì quá trình thụ thai sẽ diễn ra. Ngược lại nếu sau 24h trứng không gặp tinh trùng, trứng sẽ bị đào thải ra bên ngoài, tạo nên hiện tượng kinh nguyệt.

Khi rụng trứng, nữ giới sẽ có một số điểm tương đồng với dấu hiệu tới ngày hành kinh. Lúc này, chị em sẽ thấy đau bụng dưới gần mu, cơn đau xảy ra bên phải, bên trái hay cả 2 bên.

Tùy cơ địa mỗi người mà cơn đau ở mức nhẹ hay dữ dội. Ngoài ra, kèm theo đó là hiện tượng xuất hiện dịch nhầy tại cổ tử cung, thân nhiệt tăng cao, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, đau tức ngực,…

Nếu đau bụng dưới do rụng trứng thì chị em không nên quá lo lắng. Bởi, đây là dấu hiệu sinh lý bình thường chứng tỏ cơ thể bạn đang khỏe mạnh. Để giảm triệu chứng khó chịu do rụng trứng gây ra, chị em cần chú ý ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

>>>>>>> cách tính ngày rụng trứng

  1. Viêm vòi trứng

Viêm vòi trứng là một trong những bệnh lý phụ khoa khá phổ biến ở nữ giới hiện nay. Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại vòi trứng do vi khuẩn tấn công. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể do: quan hệ tình dục không an toàn, thói quen vệ sinh vùng kín không đúng cách, thực hiện nạo hút thai nhiều lần không đảm bảo an toàn, mắc các bệnh ở cơ quan sinh dục,…

đau bụng dưới là do đâu

Mỗi nữ giới sẽ có 2 vòi trứng ở 2 bên bụng. Vậy nên, khi vòi trứng bị viêm nhiễm, nữ giới sẽ có cảm giác đau bụng dưới và đau lưng, mệt mỏi, sốt nhẹ,… Ngoài ra, một số trường hợp còn bắt gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khí hư ra nhiều bất thường, đau bụng dưới sau khi quan hệ,…

Viêm vòi trứng nếu phát hiện, chữa trị sớm sẽ không gây nhiều nguy hiểm. Nhưng nếu bệnh tiến triển nặng sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như: vô sinh – hiếm muộn, mang thai ngoài tử cung, áp xe buồng trứng,…

  1. Viêm vùng chậu

Vùng chậu là khu vực phía bụng dưới gồm: tử cung, cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng, phúc mạc chậu và các mô mềm hỗ trợ. Viêm vùng chậu là tình trạng một hoặc nhiều cơ quan thuộc vùng chậu bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà nữ giới sẽ có các triệu chứng khác nhau. Trong đó thường gặp nhất là: đau bụng dưới rốn ở nữ bên phải, bên trái, cơn đau sẽ dữ dội hơn khi nữ giới quan hệ tình dục.

Ngoài ra, một số chị em còn gặp tình trạng khí hư ra nhiều có mùi hôi, màu sắc khi hư bất thường, rối loạn kinh nguyệt, sốt, ớn lạnh,… Thậm chí, một vài người còn gặp khó khăn khi đi đại tiện, chướng bụng.

Viêm vùng chậu nếu không được can thiệp sớm có thể gây vô sinh, đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu, sảy thai, thai ngoài tử cung,… Vì vậy, khi bị đau bụng dưới bên phải gần háng ở nữ giới không nên chủ quan, cần chủ động thăm khám sớm để tránh các rủi ro không đáng có xảy ra.

  1. U xơ tử cung

Đây là tình trạng trong thành tử cung hay nên ngoài bề mặt tử cung xuất hiện các khối u bất thường do tế bào cơ mềm và mô tạo thành. Bệnh thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi 30 – 40.

Triệu chứng u xơ tử cung tùy thuộc vào vị trí, kích thước của khối u. Đối với bệnh ở giai đoạn sớm, người bệnh sẽ có các biểu hiện như: rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, khí hư bất thường, đau bụng dưới âm ỉ nhưng không có kinh, đau khi quan hệ,…

Đối với phụ nữ mang thai, bệnh sẽ gây ra các triệu chứng như: Đau bụng dưới và ra dịch trắng khi mang thai, đau bụng dưới và đi tiểu tiện nhiều lần ở nữ, đau mỏi lưng, cơ thể mệt mỏi,…

Bệnh nếu không được chữa trị sớm sẽ kéo theo nhiều biến chứng khôn lường như: băng huyết khi sinh, vỡ khối u gây chảy máu nặng, sảy thai, giảm khả năng sinh sản,… Vậy nên, nếu bị đau bụng dưới bên trái hay bên phải, chị em cần thăm khám càng sớm càng tốt.

  1. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung được hiểu là tình trạng các mô phát triển trong tử cung bị lạc tới các bộ phận khác trên cơ thể. Hầu hết các trường hợp nữ giới bị lạc nội mạc tử cung được tìm thấy tại vùng chậu như: buồng trứng, vòi trứng hay mặt sau tử cung,…

Đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm ra nguyên nhân chính xác gây lạc nội mạc tử cung ở nữ giới. Tuy nhiên, sự bất thường về hệ miễn dịch, biến đổi của các tế bào phúc mạc, tế bào phôi thai,… được xem là yếu tố có mối liên quan mật thiết.

Ở giai đoạn đầu bệnh thường có các biểu hiện đau vùng chậu, nhất là trong giai đoạn hành kinh. Theo thời gian, tần suất và mức độ cơn đau sẽ tăng lên, gây đau khi quan hệ, đau bụng dưới buồn bôn, mệt mỏi, tiêu chảy, đau bụng dưới đau lưng táo bón,…

Bệnh có thể gây vô sinh nếu điều trị chậm trễ, thậm chí là biến chứng thành ung thư buồng trứng, u lạc nội mạc tử cung,… đe dọa tới tính mạng.

Nguyên nhân đau bụng dưới ở nam giới

So với nữ giới thì đau bụng dưới ở nam giới thường xảy ra ít hơn. Tình trạng này chủ yếu tới từ các vấn đề tại tinh hoàn hay viêm tuyến tiền liệt, cụ thể:

Xoắn tinh hoàn

Đây là tình trạng tinh hoàn xoắn quanh trục gây tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng tinh hoàn, gây ra hiện tượng sưng phù nề, sung huyết, hoại tử tinh hoàn. Bệnh được chia làm 2 dạng đó là:

  • Xoắn tinh hoàn tinh mạc: Dạng này thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh do dây chằng bìu không bám cố định hoàn toàn vào vách bìu khiến cho tinh hoàn xoay tự do trong bìu.
  • Xoắn trong tinh mạc: Thường xảy ra ở thanh thiếu niên và nam giới trưởng thành. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do tinh mạc bám cao vào thừng tinh khiến cho tinh hoàn xoay quanh thừng tinh giống như một quả lắc.

Khi bị xoắn tinh hoàn, nam giới sẽ có biểu hiện như: đau một bên tinh hoàn, bìu sưng to, đau bụng dưới rốn ở nam,… Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra do di tật hoặc nam giới lạm dụng quay tay quá mức gây ra.

Viêm tuyến tiền liệt

Đau bụng dưới là dấu hiệu của bệnh gì thì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt nằm dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo. Nhiệm vụ chính của tuyến tiền liệt đó là tiết ra chất dịch nuôi dưỡng tinh trùng, bảo vệ tinh trùng khỏi các tác nhân gây bệnh.

Khi bị viêm tuyến tiền liệt nam giới sẽ có các triệu chứng như: sốt, ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi, ho đau bụng dưới rốn, đau bộ phận sinh dục,…

Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn có thể bị mắc sau khi nam giới nhiễm quai bị. Nam giới từ 45 tuổi trở lên là đối tượng dễ mắc căn bệnh này nhất. Nếu không kịp thời điều trị, người bệnh hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

Cách khắc phục đau bụng dưới hiệu quả

Khi bị đau bụng dưới người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, thăm khám sớm là điều cần thiết và vô cùng quan trọng. Ngoài ra, bạn cần bình tĩnh và thực hiện một số điều sau đây:

Nhanh chóng đến phòng khám gần nhất

Như đã chia sẻ, tình trạng đau bụng dưới xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy để biết chính xác tình trạng bệnh, bạn cần đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Chỉ khi khám lâm sàng, tiến hành các xét nghiệm cần thiết một cách trực tiếp mới có thể đưa ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại của bạn.

Tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ

Sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh, Trong quá trình điều trị, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý dừng uống thuốc, tăng giảm liều lượng hoặc uống các loại thuốc khác khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Điều này sẽ giúp các cơn đau bụng dưới được cải thiện cũng như các triệu chứng đi kèm khác cũng giảm xuống dần. 

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học

Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bạn cũng đừng quên kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp hệ cơ quan bị tổn thương sớm được khôi phục. Để hạn chế những cơn đau bụng dưới, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất,… có nhiều trong rau xanh, các loại hoa quả tươi
  • Tăng cường ăn những thực phẩm giàu Omega 3 trong thực đơn hàng ngày
  • Uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, các món chiên xù, xào nấu nhiều dầu mỡ, đồ ăn tái, sống, chưa chế biến kỹ
  • Nên ăn chậm nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn, hạn chế gây áp lực lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa
  • Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích, nước uống có ga,…

Chế độ sinh hoạt, luyện tập hợp lý, điều độ

Bên cạnh việc xây dựng cho mình thực đơn dinh dưỡng lành mạnh thì chế độ sinh hoạt, làm việc hàng ngày cũng cần được quan tâm đến để ngăn ngừa tình trạng đau bụng dưới, cụ thể như:

  • Làm việc và nghỉ ngơi điều độ, không làm việc quá sức và hạn chế thức khuya
  • Tránh tâm lý mệt mỏi, căng thẳng kéo dài
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Không bỏ bữa và nên ăn uống vào khung giờ cố định

Trên đây là những thông tin chia sẻ về tình trạng đau bụng dưới bên trái bên phải ở nam giới và nữ giới cũng như các cách khắc phục hiệu quả nhất. Đau bụng dưới rốn, mu hay khi mang thai là triệu chứng bệnh nguy hiểm cần đí khám ngay.  Mọi thắc mắc cần giải đáp thêm, bạn hãy click  link chat để được tư vấn miễn phí.

banner
21 26 28 35 44 51