Dậy thì sớm ở trẻ là tình trạng đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong lứa trẻ hiện nay, đây là vấn đề khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng. Trong một số trường hợp, dậy thì sớm có thể là dấu hiệu một số căn bệnh nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về dậy thì sớm, tác động của nó và cách điều trị, để bảo vệ sức khỏe của bé một cách tốt nhất qua bài viết sau!
Dậy thì sớm là gì?
Tình trạng trẻ em bắt đầu có những thay đổi trong các khía cạnh của đặc tính sinh dục sớm hơn bình thường gọi là dậy thì sớm. Cụ thể ở bé gái, dậy thì sớm thường xuất hiện trước khi các bé được 8 tuổi. Trong khi đó với bé trai thì nó xuất hiện trước năm 9 tuổi.
Tuổi dậy thì bao gồm sự phát triển nhanh chóng của xương và cơ, những thay đổi về hình dạng và kích thước cơ thể, và phát triển khả năng sinh sản của cơ thể. Nguyên nhân của hiện thượng dậy thì sớm ở trẻ là do rối loạn hormone, có khối u, chấn thương ở não,…
Dậy thì sớm ở bé gái
Dậy thì sớm ở bé gái đa phần là phát triển trước thời hạn. Nhưng cũng có trường hợp cho thấy dấu hiệu một số bệnh lý tiềm ẩn ở bên trong cơ thể.
Sau đây là một số dấu hiệu của bé gái dậy thì sớm:
- Phát triển ngực.
- Mọc lông nách và lông mu.
- Hình dáng cơ quan sinh dục ngoài thay đổi.
- Bắt đầu có kinh nguyệt.
- Tâm sinh lý thay đổi.
Dậy thì sớm ở bé trai
Khi bé trai dậy thì sớm có thể xuất hiện dấu hiệu:
- Tinh hoàn và dương vật phát triển.
- Lông vùng kín và lông nách bắt đầu xuất hiện.
- Tăng trưởng về chiều cao.
- Bị vỡ giọng.
- Xuất hiện mụn trứng cá.
- Cơ thể bắt đầu có mùi.
- Tâm sinh lý dần thay đổi.
- bộ phận sinh dục nam thay đổi
Đôi khi bé trai chỉ xuất hiện một vài triệu chứng dậy thì sớm chứ không xuất hiện tất cả các dấu hiệu trên.
Bé 3 tuổi dậy thì sớm
Hiện nay các bệnh viện tiếp nhận rất nhiều trường hợp bé dậy thì sớm, đa phần là các ca bệnh nhi nữ khoảng từ 3 đến 4 tuổi, thậm chí có trường hợp chỉ vài tháng tuổi đây là một thông tin vô cùng sốc đối với các bậc cha mẹ. Dậy thì sớm khiến các bé gặp nhiều khó khăn khi tới trường. Điều này là do bé cảm nhận được sự khác biệt về cơ thể của mình, bao gồm cả hiện tượng kinh nguyệt so với những bạn đồng trang lứa.
Không những thế, dậy thì sớm còn có thể cho thấy tình trạng sức khỏe bất thường. Điều này là do sự bất thường về hóc-môn trong cơ thể. Vì thế với các trường hợp trẻ dậy thì sớm, bác sĩ sẽ cho điều trị bằng thuốc để làm chậm lại quá trình dậy thì. Việc này sẽ giúp cải thiện chiều cao lâu dài của bé, đồng thời không gây ảnh hưởng tới việc sinh con của bé trong tương lai.
Dậy thì sớm có tác hại gì?
Dậy thì sớm có tốt không? Thực tế là không! Ngược lại, dậy thì sớm toàn có thể mang đến những tác hại sau:
Lo âu và trầm cảm
Dậy thì sớm có thể khiến trẻ trầm cảm và căng thẳng. Vì cơ thể phát triển và trông khác với bạn bè nên bé cảm thấy xấu hổ hơn. Lúc này cha mẹ cần ở bên bé, trò chuyện động viên, thậm chí là cho bé đến chỗ chuyên gia tư vấn tâm lý. Khi được giải tỏa tâm sự, bé sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn và không còn quá sợ hãi chuyện dậy thì sớm nữa. Dậy thì quá sớm sẽ tác động lớn đến trẻ khi ở độ tuổi này tư duy và nhận thức của bé chưa hoàn thiện gây ra nhiều vấn đề trong tâm lý.
Gặp các vấn đề về vóc dáng
Khi dậy thì sớm thì bé gái thường gặp phải những vấn đề vóc dáng cơ thể, điều này khiến cho bé thấy tự ti so với những trẻ khác. Các bé trai thì ít gặp phải vấn đề này hơn.
Quan hệ tình dục sớm ở tuổi dậy thì
Khi cơ thể dậy thì quá sớm thì nguy cơ quan hệ tình dục sớm cũng tăng lên ở trẻ. Thông thường, các bé gái sẽ gặp phải vấn đề này nhiều hơn so với bé trai. Khi dậy thì cơ thể bắt đầu có nhu cầu và tò mò về tình dục dẫn đến ham muốn thủ dâm hoặc tình một đêm gây ra nguy cơ mang thai ở tuổi vị thành niên tăng lên, hệ quả theo sau là tình trạng làm mẹ khi còn quá nhỏ, bỏ học và thất nghiệp. Ở các bé trai dậy thì sớm có thể gây ra hiện tượng yếu sinh lý ở tuổi dậy thì hoặc xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì rất nguy hại đến sức khỏe.
Ảnh hưởng đến việc học tập
Khi dậy thì sớm, bé bị phân tâm và thường học yếu hơn so với những trẻ khác. Điều này có thể kéo dài nhiều năm trong cuộc sống trung học của bé.
Lạm dụng ma túy
Thực tế cho thấy nhiều bé dậy thì sớm dễ bị rơi vào tệ nạn xã hội, như sử dụng ma túy hay chất kích thích. Những trường hợp nhẹ hơn có thể là uống rượu, hút thuốc lá. Một số trẻ có thể nổi loạn hơn, tham gia chơi bời với thành phần bất hảo gây hại xã hội.
Dậy thì sớm có ảnh hưởng đến chiều cao?
Rất nhiều người băn khoăn, lo lắng không biết trẻ dậy thì sớm thì có ảnh hưởng đến chiều cao không. Theo các chuyên gia, nếu bị dậy thì sớm khi còn quá nhỏ, giai đoạn dậy thì của bé sẽ tương đối ngắn. Khi giai đoạn này qua đi, sự tăng trưởng chiều cao sẽ dừng lại. Vì thế những bé dậy thì sớm thường có chiều cao thấp hơn so với các bé khác khi trưởng thành.
Vậy dậy thì sớm có cao được nữa không? Điều này sẽ là khó khăn bởi khi bé đã trưởng thành, chiều cao sẽ gần như ổn định và ít thay đổi. Vì thế nếu muốn tăng chiều cao cho trẻ,nên áp dụng biện pháp tăng chiều cao vào thời điểm bé đang dậy thì là tốt nhất.[1]
Trẻ em dậy thì sớm có nguy hiểm không?
Những bé gái dậy thì sớm trước 8 tuổi có nguy cơ bị rối loạn nội tiết tố, và có thể phát triển thành hội chứng đa nang buồng trứng khi trưởng thành.
Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy khi bé gái dậy thì sớm, có khả năng liên quan tới nguy cơ ung thư vú sau này. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều bằng chứng khẳng định điều này.
Trẻ dậy thì sớm khi nào cần điều trị?
Nếu con bạn xuất hiện các triệu chứng dậy thì quá sớm so với bạn bè đồng trang lứa, tốt nhất nên đưa bé đến cơ sở y tế. Tại đây các bác sĩ khoa nhi sẽ chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân nào gây ra tình trạng dậy thì sớm ở trẻ. Nếu là do nguyên nhân bất thường gây ra, chỉ cần thực hiện một số xét nghiệm, kiểm tra để tìm hiểu xem có bệnh lý tiềm ẩn nào không. Đó là một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm nước tiểu và máu, để kiểm tra hàm lượng hoóc-môn sinh dục bất thường.
- Siêu âm, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ để phát hiện khối u.
- Chụp x-quang cổ tay nhằm kiểm tra tốc độ trưởng thành của xương. Nếu xương bị già nhanh so với tuổi thực thì có khả năng rất cao là khi bé trưởng thành, sẽ không đạt được chiều cao tối đa.
Trẻ dậy thì sớm phải làm sao?
Bé gái dậy thì sớm phải làm sao, bé trai dậy thì sớm phải làm sao? Sau đây là các phương pháp điều trị hiện nay:
Điều trị bằng cách tiêm hormone
Phương pháp chữa dậy thì sớm phổ biến hiện nay là tiêm hormone để kìm hãm tốc độ tăng trưởng cũng như tốc độ dậy thì, từ đó làm chậm lại quá trình phát triển sinh dục thứ phát. Khi hormone vào cơ thể sẽ khiến hoạt động các tuyến nội tiết bị ức chế.
Vì thế, những trẻ được tiêm hormone sẽ vẫn đạt được chiều cao theo di truyền của bố mẹ. Những nguy cơ khác, bao gồm cả áp lực tâm sinh lý cũng được hạn chế, giúp trẻ phát triển tốt hơn theo độ tuổi.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Trẻ dậy thì sớm cần có một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, phong phú đa dạng, giàu rau củ quả. Chế độ này cần cần tránh xa những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, đồ hộp, thực phẩm nhiều chất béo và dầu mỡ, hoặc có hàm lượng đường cao… Cha mẹ cần lưu ý chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua phải thực phẩm chứa hoóc-môn tăng trưởng vì sẽ làm tình trạng dậy thì sớm thêm trầm trọng.
Tăng cường vận động
Mỗi ngày nên khuyến khích bé tập thể dục ít nhất 30 phút. Các môn bé nên chơi như đá cầu, đá bóng, nhảy dây, cầu lông, bơi lội…
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với estrogen và testosterone
Các loại thuốc hoặc kem, thực phẩm có chứa những thành phần liên quan đến hoóc-môn sinh dục estrogen và testosterone cần tuyệt đối tránh cho bé tiếp xúc.
6 món ăn gây ra vấn đề dậy thì sớm ở trẻ
6 món thực phẩm sau đây là những món ăn các chuyên gia khuyến cáo không nên cho bé sử dụng:
Thực phẩm chiên, rán
Những thực phẩm chiên rán ở nhiệt độ cao sẽ bị biến đổi chất. Lúc này trẻ ăn vào có nguy cơ dư thừa chất béo, khiến nội tiết tố rối loạn, dẫn tới dậy thì sớm. Vì thế trẻ em nên tránh xa những thực phẩm chiên rán như khoai tây chiên, đùi gà chiên, cánh gà chiên, xúc xích…
Rau củ trái mùa
Các loại rau quả và trái cây trái mùa đa phần là thực phẩm được thúc chín. Điều này sẽ làm tổn dư chất hóa học bên trong thực phẩm, làm tăng nguy cơ dậy thì sớm nếu trẻ ăn phải.
Các “siêu” thực phẩm
Những người lớn cho con sử dụng những loại siêu thực phẩm như nhân sâm, đông trùng hạ thảo, vải khô, long nhãn, sa sâm, sữa ong chúa, mật ong, sữa non, nhau thai, kê gà, nhộng, phấn hoa bổ sung dinh dưỡng… đều không tốt. Những thực phẩm này chứa nhiều hormone giới tính nên sẽ khiến nội tiết tố của bé hoạt động không bình thường.
Thịt cổ gia cầm
Trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên không nên ăn nhiều thịt ở vùng cổ của ngan, ngỗng, gà, vịt… Bởi lẽ ngày nay đa phần gia cầm đều ăn cám tăng trọng, có chứa thuốc kích thích tăng trưởng. Những chất này đa phần tích tụ ở khu vực từ cổ đến đầu gia cầm. Vì thế nếu trẻ ăn nhiều cổ gia cầm, thì chất kích thích sẽ đi vào bên trong cơ thể trẻ, tác động lên hệ nội tiết.
Thực phẩm chức năng
Trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại thực phẩm chức năng khác nhau, quảng cáo rằng có thể giúp trẻ cao lớn và mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, nguồn gốc xuất xứ và công dụng của những loại thuốc này không được đảm bảo hoàn toàn. Khi cha mẹ mua về cho bé sử dụng, có thể khiến cơ thể của bé bị rối loạn và dẫn tới dậy thì sớm.
Các món nội tạng động vật
Các món nội tạng động vật đều là những món món ăn kích thích sự phát triển cơ thể ở mức độ cao. Khi trẻ ăn nội tạng động vật thì hóc-môn sinh dục và hoóc-môn tuyến giáp đều được kích thích tiết ra nhiều hơn. Chúng tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trong cơ thể, dẫn tới những biến đổi đặc tính về giới. Điều này gây ra dậy thì sớm ở trẻ.
Dậy thì sớm ở trẻ có thể gây ra những hệ lụy không mong muốn. Vì vậy cha mẹ nên cho con đi thăm khám nếu thấy dấu hiệu dậy thì sớm. Việc chẩn đoán và can thiệp kịp thời sẽ giúp bé phát triển một cách tốt hơn.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin