Sữa chua nha đam là món ăn ngon, bổ dưỡng tốt cho sức khỏe, đẹp da được nhiều người ưa chuộng, từ trẻ em đến người lớn. Cách làm sữa chua nha đam tại nhà không khó nhưng vẫn cần phải biết sơ chế đúng cách để không bị nhớt.
“Hướng dẫn cách làm sữa chua nha đam đơn giản dễ làm chi tiết nhất ngay tại nhà món ăn vừa ngon vừa giải nhiệt lại bổ dưỡng tươi mát”
Công dụng của nha đam với sức khỏe
Nha đam hay được gọi là lô hội là loại thảo mộc bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin B1, B2, B6, axit folic có công dụng điều trị bệnh và làm đẹp được nhiều người yêu thích. Nha đam khi kết hợp với sữa chua tạo ra hương vị thanh mát, thơm ngon, tốt cho hệ tiêu hóa và giúp tăng cường miễn dịch.
Trong nha đam có chứa chất Anthraquinon có tác dụng phòng ngừa bệnh sỏi niệu. Bên cạnh đó, chất này cũng có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, nha đam có khả năng kích thích chất insulin tiết ra từ tụy tạng, làm giảm lượng đường glucose.
Thêm nữa, nha đam cũng chứa vitamin A, B1, B2, B6, B12, C, E, axit folic, niacin
đa khoáng chất rất tốt cho da. Vì vậy, chị em phụ nữ nên ăn sữa chua nha đam thường xuyên để có một làn da khỏe mạnh, mịn màng.
Dùng hỗn hợp sữa chua nha đam để làm mặt nạ cho da mặt sẽ giúp làn da sáng mịn, mờ vết thâm nám và se khít lỗ chân lông.
Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua rất tốt cho sự phát triển hệ tiêu hóa cũng như giúp nâng cao sức đề kháng.
Nguyên liệu làm sữa chua nha đam
- 1 lít sữa tươi không đường
- Sữa đặc 180ml
- 2 hộp sữa chua
- 2 nhánh nha đam
- 10g muối
- Nước cốt chanh
- Dụng cụ nhà bếp gồm: dao, thớt, nồi, thau, hũ đựng sữa chua…
Các bước làm sữa chua nha đam tại nhà
Sau đây là phần nội dung hướng dẫn cách làm sữa chua nha đam tại nhà theo các bước qua cách diễn ta đơn giản dễ hiểu chân thực nhất.
Bước 1: Sơ chế nha đam
Nha đam rửa sạch và cắt thành từng khúc ngắn, gọt bỏ phần vỏ gai và vỏ xanh. Sau đó, bạn cắt nhỏ phần thịt bên trong thành từng miếng hạt lựu rồi đem xả với nước cho hết nhớt.
Nha đam sau khi rửa với nước khoảng 3 – 4 lần thì vớt ra để ráo nước, đem ngâm cùng 200ml nước lạnh pha với 10g muối sạch và 1 thìa cà phê nước cốt chanh trong khoảng 15 phút. Cách này sẽ giúp sữa chua nha đam không bị đắng. Tiếp theo, rửa lại nha đam với nước lạnh và vớt ra để ráo.
Bước 2: Ngâm nha đam cùng đường để tạo độ giòn.
Để nha đam được giòn dai, khi ăn không bị mềm nhũn, bạn hãy đun một nồi nước sôi rồi cho nha đam vào luộc khoảng 1 phút.
Chuẩn bị sẵn một thau nước đá thêm 2 thìa canh đường, vớt nha đam cho luôn vào thau nước đá khoảng 1 tiếng để nha đam có độ giòn và thấm đường, không bị đắng.
Bước 3: Chuẩn bị trước khi ủ sữa chua nha đam
Đun nóng 1 lít sữa tươi không đường đến khoảng 60 độ C hoặc đun đến khi sữa nóng thì tắt bếp. Lưu ý, không đun sôi sữa, sau đó bạn cho vào nồi 180ml sữa đặc có đường khuấy đều.
Tiếp theo, cho 2 hộp sữa chua cái vào tiếp tục khuấy đều theo một chiều để các hỗn hợp được hòa quyện với nhau. Để sữa nguội xuống còn 40 – 5r0 độ C thì cho nha đam đã chuẩn bị vào khuấy đều.
Các hũ thủy tinh hoặc hũ nhựa tiệt trùng với nước nóng và để khô ráo, múc sữa chua nha đam vào, đậy nắp kín và đem đi ủ.
Bước 4: Ủ sữa chua nha đam
Theo đó, cách ủ sữa chua sẽ quyết định đến hương vị của sữa chua nha đam có thành công hay không. Vì vậy, trong quá trình ủ bạn cần chú ý đến thời gian cũng như nhiệt độ ủ để đảm bảo quá trình lên men của sữa. Dưới đây là một số cách ủ nhanh và thành công nhất.
Ủ sữa chua bằng nồi cơm điện
Bạn xếp các hũ sữa chua vào nồi cơm điện, thêm nước nóng 40 độ C ngập đến 2/3 hũ. Trường hợp không có nhiệt kế đo độ, bạn có thể pha nước với tỷ lệ 2 nóng 1 lạnh. Sau đó đậy nắp nồi và để nồi vào một góc, tuyệt đối không di chuyển nồi cơm trong khoảng 7 – 8 tiếng. Đây là thời gian ủ hợp lý và dễ thành công nhất.
Ủ sữa chua bằng nồi kết hợp lò vi sóng.
Bạn hãy đun sôi một nồi nước rồi tắt bếp, để khoảng 5 phút cho nước bớt nóng. Tiếp theo, xếp các hũ sữa chua vào nồi có đáy sâu, rồi từ từ rót nước sôi vào cho nước ngập khoảng 2/3 hũ và đậy nắp nồi lại.
Bật lò vi sóng ở nhiệt độ 70 độ C trong 4 phút sau đó tắt, cho nồi đựng sữa chua vào và ủ 7 – 8 tiếng.
Ủ sữa chua bằng máy làm sữa chua.
Hiện nay, ngoài những cách ủ thủ công nếu sử dụng nhiều bạn có thể đầu tư một chiếc máy làm sữa chua. Cách ủ sữa chua bằng máy rất đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả sẽ giúp bạn khắc phục các vấn đề như: sữa chua không đông, nhớt hay tách nước. Theo đó, bạn chỉ cần đặt các hũ sữa chua vào máy ủ, đổ nước ngập 2/3 hũ và cắm điện ủ trong khoảng 7 tiếng.
Ủ sữa chua bằng thùng xốp
Đây là cách ủ sữa chua truyền thống được các mẹ hay áp dụng nhất. Theo đó, bạn đặt các hũ sữa chua vào thùng xốp, đổ nước nóng và nước nguội theo tỷ lệ 2:1 vào thùng đến 2/3 chiều cao hũ sữa chua. Sau đó, đậy kín nắp thùng và ủ sữa chua trong vòng 7 – 8 tiếng. Sữa chua khi đã ủ bạn lấy ra cho vào ngăn mát tủ lạnh, khoảng 3- 4 tiếng sau có thể dùng được ngay.
Hướng dẫn cách làm sữa chua nha đam dạng thạch
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Bột rau câu 1 gói
- Đường trắng 200gr
- Sữa chua nha đam 1 hũ
- Nước lọc 1,5 lít
- Rượu trắng 1 thìa canh
Cách thực hiện như sau:
- Trộn bột rau câu cùng với đường và hòa với nước lọc, bắc lên bếp đun sôi. Khi nước sôi bạn hãy vớt sạch bọt sủi trên bề mặt khi đun.
- Tiếp theo đổ 1 thìa rượu trắng vào nồi rau câu và quấy đều tay.
- Sau đó cho hộp sữa chua nha đam vào nồi khuấy đều và tắt bếp.
- Cuối cùng chia hỗn hợp sữa chua vào các hũ nhỏ, khi đã đông lại và nguội dần bạn hãy cất vào ngăn mát tử lạnh. Sau khoảng 2 tiếng có thể lấy thạch ra thưởng thức.
Một số lưu ý khi làm sữa chua nha đam ngon
- Cần gọt sạch phần vỏ xanh của nha đam phía bên ngoài để tránh gây ngứa miệng khi ăn. Đồng thời, rửa sạch phần nhớt của thịt nha đam để sữa chua được ngon chuẩn vị.
- Nhiệt độ ủ sữa chua luôn đảm bảo 40 – 50 độ C. Đây là nhiệt độ để men sữa chua hoạt động thích hợp nhất.
- Trong thời gian ủ sữa chua, bạn không được di chuyển sữa chua vì sẽ gây phá bỏ cấu trúc của sữa. Khiến sữa khó đông và bị dằm.
- Ủ đúng thời gian không nên ủ quá lâu sẽ khiến sữa chua bị tách nước, thậm chí lên men quá mức gây hỏng sữa chua.
- Những dụng cụ làm sữa chua cần được tiệt trùng sạch sẽ để tránh gây nhớt cho sữa chua.
- Không nên để sữa chua quá lâu có thể khiến vitamin trong sữa biến đổi, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Những người mắc các bệnh về dạ dày hãy hạn chế sử dụng. Đặc biệt, không nên ăn khi đói.
- Nên ăn sữa chua vào buổi sáng hoặc buổi tối sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh hơn. Đồng thời, cũng bổ sung dưỡng chất cho làn da mịn màng.
Trên đây là hướng dẫn cách làm sữa chua nha đam thơm ngon tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Hãy nhanh tay vào bếp trổ tài làm sữa chua nha đam để đãi cả gia đình nhé. Chúc các bạn thành công!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin