Nấc là hiện tượng xảy ra phổ biến ở mọi độ tuổi, cả nam và nữ giới. Vậy tại sao bị nấc? Nguyên nhân bị nấc có thể là do hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể nhưng không thể loại bỏ khả năng là do các bệnh lý gây ra. Để tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tình trạng nấc cũng như cách điều trị hiệu quả hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Tại sao bị nấc? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng nấc?
Theo các chuyên gia sức khỏe, tình trạng nấc cụt xảy ra khi cơ hoành có sự co thắt lặp lại và không thể kiểm soát được. Cơ hoành là lớp cơ mỏng ngăn cách giữa khoang ngực và bụng, chịu trách nhiệm cho hoạt động hô hấp. Mỗi một lần cơ hoành co lại sẽ tác động đột ngột lên dây thanh âm, tạo ra tiếng “hức” đặc trưng của nấc. Ngoài là hiện tượng cơ địa tự nhiên ra thì nguyên nhân gây nấc còn có thể là do chế độ sinh hoạt hoặc do mắc một số bệnh lý.
Bị nấc do chế độ sinh hoạt
Thông thường, tình trạng nấc cụt thường diễn ra trong thời gian ngắn, chưa đến vài phút. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Nguyên nhân gây ra có thể là do thói quen xấu trong chế độ sinh hoạt như:
- Ăn quá nhiều, quá nhanh hoặc bị đau dạ dày
- Sử dụng chất kích thích như rượu, bia với liều lượng lớn
- Nuốt quá nhiều không khí/nuốt không khí thông qua việc nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo…
- Hơi trong dạ dày trào ngược ép vào cơ hoành, khiến cơ hoành bị tắc nghẽn
- Ăn uống đồ quá cay nóng, lạnh làm thay đổi đột ngột về nhiệt độ dạ dày, gây kích thích dây thần kinh Frenic gần thực quản
- Có sự căng thẳng hoặc cảm xúc quá mạnh, quá hưng phấn
- Uống nhiều nước soda, nước nóng hoặc đồ uống có cồn. Nhất là đồ uống có ga
Tại sao bị nấc – Do mắc các bệnh lý
Tình trạng nấc cụt diễn ra trong thời gian dài, trên 48 tiếng thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh lý nào đó. Có thể kể đến như:
Rối loạn hệ thần kinh trung ương
Các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh trung ương cũng có thể dẫn tới tình trạng nấc cụt trong thời gian dài. Cụ thể, các bệnh lý nhiễm trùng ở vùng vỏ não như khối u trong não, viêm màng não có khả năng tạo ra những phản xạ làm kích thích dây thần kinh và gây ra tiếng nấc.
Mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa
Một số bệnh lý về hệ thống tiêu hóa như bệnh viêm thực quản (cấp hoặc mạn tính), bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, các bệnh thuộc dạ dày – tá tràng (viêm dạ dày, viêm tá tràng, viêm loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày…). Các bệnh lý này làm tăng tiết dịch vị kích thích gây đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn. Và một số trường hợp người bệnh có thể bị nấc do thần kinh hoành bị kích thích.
Do rối loạn chuyển hóa
Tại sao bị nấc? Các bệnh lý rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là bệnh về gan như xơ gan làm ứ mật. Lúc này, chức năng của gan bị ảnh hưởng, nó sẽ khó có thể tổng hợp được chất đạm gây ứ đọng ure trong máu cao. Dẫn tới gây ra phản xạ nấc cụt.
Mắc các bệnh về tim mạch
Những bệnh lý tim mạch, nhất là suy tim, hở van tim có thể làm suy giảm cacbonic, gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, dẫn tới tình trạng nấc cụt.
Ung thư hay điều trị ung thư
Bệnh nhân đang mắc ung thư hay đang trong quá trình điều trị ung thư cũng dễ gặp phải tình trạng nấc cụt. Nguyên nhân là do tác dụng phụ của việc điều trị bệnh là hóa trị, xạ trị.
Phẫu thuật
Sau khi thực hiện phẫu thuật như phẫu thuật dạ dày – tá tràng, gan, mật cũng có thể gây ra hiện tượng nấc cụt.
Tác dụng phụ của thuốc
Thuốc có thể giúp điều trị bệnh nhưng cũng dễ gây ra một số tác dụng phụ, trong đó có nấc cụt. Cụ thể, một số thuốc kháng sinh khi dùng có thể gây nên nấc như kháng sinh thuộc nhóm macrolid (erythromycin, roxithromycin…) hoặc nhóm kháng sinh fluoroquinolon (ciprofloxacin, ciprobay, ofloxacin, norfloxacin…).
Nấc cụt ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Do đó, khi nhận thấy tình trạng nấc cụt kéo dài thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị.
Phương pháp chữa nấc hiệu quả
Chữa nấc bằng mẹo
Với trường hợp nấc cụt do chế độ sinh hoạt thì bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa nấc dưới đây:
Điều chỉnh hơi thở trong túi ni lông
Hít và giữ hơi thở khoảng 5-10 giây, sau đó thở ra chậm rãi trong túi ni lông. Bạn có thể thực hiện động tác này 5-10 lần. Việc này giúp cơ thể đồng thời hít và thở ra khí cacbonic. Từ đó có thể làm tăng lượng cacbonic trong máu để cải thiện tình trạng nấc cụt.
Uống một cốc nước lạnh
Để khắc phục tình trạng nấc, bạn có thể uống một cốc nước lạnh (mát). Cụ thể uống từ từ từng ngụm một hoặc bịt mũi, nín thở hoặc hít thật sâu rồi thở ra từ từ. Việc này sẽ giúp đẩy cơ hoành, nén áp lực xuống để tạo nên phản ứng cơ học ở cơ hoành giúp giải quyết tình trạng nấc cụt.
>>>>>>> Nước ép dưa hấu ngon
Dùng thìa đè lưỡi
Dùng thìa đè lưỡi có thể khắc phục được tình trạng nấc cụt. Bởi điều này gây kích thích dây thần kinh phế vị làm giảm nấc cụt.
Chữa nấc bằng thuốc Tây y
Với trường hợp nấc cụt kéo dài do bệnh lý thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị ngay. Khi đó bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc có tác dụng khắc phục tình trạng nấc hiệu quả. Việc sử dụng thuốc Tây có thể đem lại một số tác dụng phụ do đó bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc mà không có đơn của bác sĩ.
Phẫu thuật chữa nấc mãn tính
Với trường hợp nấc quá nặng thì phẫu thuật là biện pháp điều trị tốt nhất. Cụ thể bác sĩ sẽ tư vấn bạn thực hiện tiêm một chất gây mê để chặn dây thần kinh cơ hoành, ngăn chặn các cơn nấc. Hoặc thực hiện cấy ghép một thiết bị hoạt động bằng pin để cung cấp điện nhẹ đến dây thần kinh phế vị, giúp kích thích chúng và kiểm soát nấc dai dẳng.
Trên đây là những lý giải tại sao bị nấc, nguyên nhân cũng như cách điều trị nấc hiệu quả. Nếu bạn còn thắc mắc về tại sao bị nấc hay các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0869 725 632 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin