banner

Đau bụng triệu chứng dấu hiệu nguyên nhân do đâu cảnh báo bệnh gì

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Đau bụng có thể chỉ là triệu chứng thông thường, không nguy hại về sức khỏe, nhưng cũng có khi lại là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, đau bụng cần điều tị y tế kịp thời mới không gây ra biến chứng tai hại. Việc xác định vị trí cơn đau sẽ giúp chuyên gia phát hiện nguyên nhân đau bụng. Bài viết sau sẽ làm rõ hơn vấn đề này!

Đau bụng là gì nguyên nhân do đâu

Tổng quan về tình trạng đau bụng

Ổ bụng có rất nhiều cơ quan. Đau bụng là 1 tình trạng bất thường xuất phát từ một hoặc một số cơ quan trong ổ bụng như:

– Các cơ quan của thuộc tiêu hoá: ví dụ phần cuối thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, gan, mật, tuỵến tuỵ, ruột thừa.

– Động mạch chủ: đây là động mạch lớn nối từ ngực xuống bụng.

– Hệ tiết niệu: gồm 2 thận, bàng quang…

– Các cơ quan sinh dục.

Tuy nhiên, cơn đau bụng có thể xuất phát từ một vị trí khác, ví dụ như ở ngực hay vùng xương chậu. Một cơn đau lớn, dữ dội chưa chắc đã nghiêm trọng và ngược lại. Đau bụng dữ dội có khi chỉ vì đầy hơi, viêm dạ dày, viêm ruột, là những tình trạng không quá nghiêm trọng. Trong khi đó, đau ít hoặc không đau lại có thể liên hệ tới những tình trạng nặng, thậm chí đe doạ tính mạng người bệnh. Ví dụ như ung thư đại tràng, viêm ruột thừa giai đoạn sớm. Để phát hiện chính xác nguyên nhân gây ra đau bụng thì nên đi khám bệnh sớm khi có các hiện tượng đau quá nhiều xảy ra nhiều lần.

Đau bụng bên trái

Đau bụng trái có thể là bình thường hoặc không, dù thế nào thì bạn cũng không được chủ quan. Bởi lẽ vùng bụng bên trái chứa rất nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể cả nam giới và nữ giới. Thế nên đau vùng bụng bên trái cho thấy nguy cơ mắc một số bệnh khác nhau.

Đau bụng làm thế nào để chữa

Vậy ở bụng bên trái có những cơ quan thiết yếu nào? Đó là những cơ quan như: thận trái, lá lách, một phần dạ dày và ruột già, buồng trứng bên trái, đáy phổi trái, thùy gan trái, đuôi tụy,…

Đau bụng dưới bên trái do lá lách

Lá lách nằm ngay sau dạ dày, là cơ quan nằm dưới xương sườn cuối cùng ở phía bên trái. Nó có chức năng chủ yếu là lọc máu, dự trữ tiểu cầu, tân sinh tế bào máu. Ngoài ra nó cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đau bụng thường bắt nguồn từ lách khi:

– Lách trở nên phì đại: bắt gặp ở những căn bệnh như bạch cầu, viêm tuyến bạch cầu, ung thư hạch… Cơn đau có thể xuất hiện theo đợt và dần trở nên nặng hơn. Với trường hợp nhiễm trùng, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng đau nhẹ, đi kèm với đó là mệt mỏi, đau họng tùy lúc và đôi khi có sốt.

– Vỡ lách do chấn thương: thường gặp khi tai nạn giao thông, cơn đau đột ngột diễn ra sau tổn thương vùng bụng, khiến người bệnh vô cùng đau đớn.

– Do mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Đau bụng bên trái ngang rốn do động mạch chủ

Động mạch chủ là động mạch từ tim, đưa máu đi qua giữa bụng để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan bên dưới cơ thể. Đây là động mạch chính của cơ thể.

Động mạch chủ có nguy cơ bị phình do nhiều nguyên nhân, gây rò hay vỡ. Nếu rò động mạch chủ xảy ra, bệnh nhân sẽ gặp phải cơn đau ở bụng hay lưng. Nếu động mạch chủ bị vỡ, bạn sẽ thấy cơn đau rất dữ dội, gặp nhiều nhất ở vùng bụng, cũng có thể ở lưng hay ngực. Lúc này bạn cần phải được can thiệp y tế ngay lập tức..

Đau bụng buồn nôn, đau bụng tiêu chảy do đường ruột

Gần như tất cả những bất thường ở ruột đều có thể khiến bạn bị đau ở vùng trên rốn phía bên trái, ví dụ như:

Viêm loét dạ dày: Loét dạ dày thường gây ra cơn đau ở vùng giữa bụng, bên dưới xương sườn nhưng có lúc lệch sang bên trái, nên người bệnh thấy đau bụng trên bên trái. Sau bữa ăn hoặc tối trước khi đi ngủ cơn đau thường trầm trọng thêm. Để giảm đau, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc kháng acid. Liều lượng uống thế nào phải tuân theo bác sĩ.

Khó tiêu: Thông thường, khó tiêu gây ra triệu chứng đau ở vùng bụng trên, kèm theo dấu hiệu ợ nóng và trào ngược acid. Sau mỗi bữa ăn cơn đau lại tăng lên.

Viêm dạ dày ruột: đường ruột nhiễm trùng có xu hướng làm cho toàn bộ vùng bụng bị đau, bao gồm cả trên rốn bên trái. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và cồn cào, kèm theo tình trạng tiêu chảy, nôn ói.

Viêm ruột thừa: đây là 1 trong những căn bệnh gây đau ở vùng bụng dưới, cũng có lúc xuất hiện ở vùng bụng trên, thường kèm triệu chứng sốt, rối loạn thói quen đi tiêu.

Bệnh viêm ruột Crohn, viêm loét đại tràng: là bệnh mãn tính, gây ra cơn đau tại bất kỳ vị trí nào thuộc vùng bụng. Người bệnh sẽ đi tiêu phân lỏng, có khi lẫn máu.

Táo bón: tình trạng này xảy ra khi người bệnh ít đi ngoài, phân tích tụ và cứng hơn bình thường.

Hội chứng ruột kích thích: tình trạng này có thể làm vùng bụng dưới bị đau, nhưng cũng có thể ở các vị trí khác của ổ bụng, bao gồm cả vùng trên bên trái. Đặc biệt, người bệnh còn dễ bị chướng hơi, cảm giác khó chịu ở bụng. Cơn đau ngắt quãng, thường đi kèm tiêu chảy hoặc táo bón.

Đau bụng do sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận trái

Cơn đau do bệnh lý vùng thận gây ra thường xuất hiện ở bụng trái hoặc sau lưng, có khi lan đến vùng bụng trước.

Sỏi thận khiến người bệnh đau bụng dữ dội cùng 1 lúc với nhu động niệu quản, thời gian kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Người bệnh đi tiểu có thể thấy máu trong nước tiểu.

Nhiễm trùng thận có thể làm người bệnh đau đường niệu, có khi gây đau từ vùng thắt lưng sau rồi lan ra phía trước, lan tiếp sang vùng bụng trên trái, phần bụng dưới. Người bệnh có thể lên cơn sốt, đau khi tiểu tiện, tiểu nhiều lần.

Do vấn đề về tụy

Tuyến tụy có nguy cơ bị tác nhân gây hại tấn công, gây viêm tụy. Triệu chứng của bệnh là gây đau ở vùng bụng trên, người bệnh còn thấy buồn nôn hay nôn, lên cơn sốt. Khối u ở tuyến tụy cũng có khả năng xuất hiện triệu chứng đau tương tự.

Do vấn đề về phổi

Các bất thường xuất hiện ở phần dưới của phổi có thể dẫn tới ảnh hưởng đến phần trên ổ bụng, vì 2 nơi này chỉ ngăn cách bởi cơ hoành. Cơn đau có thể là do nhiễm khuẩn, ví dụ như viêm phổi hay viêm màng phổi. Bên cạnh đó, còn có các triệu chứng phổ biến khác như sốt, ho, hay đau khi thở.

Đau bụng bên phải

Đau bụng phải có khả năng dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhưng dễ bị bỏ qua. Ví dụ như bệnh về túi mật, ruột thừa, gan, bàng quang hay buồng trứng…

Nếu bạn xuất hiện cơn đau quặn ở vùng bụng bên phải thường xuyên thì cần thăm khám ngay. Những bệnh lý bạn có nguy cơ mắc phải bao gồm:

Đau bụng dưới bên phải do viêm ruột thừa

Đau bụng dưới bên phải là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm ruột thừa. Bệnh cần được lưu ý và điều trị y tế ngay lập tức. Nếu không, nguy cơ vỡ ruột thừa hoàn toàn có thể xảy ra, dẫn đến tử vong.

 Một số triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa:

– Đau vùng bụng quanh rốn âm ỉ, dần dần về sau cơn đau trở nên nặng nề và nghiêm trọng hơn.

– Đau thắt, đau nhói khi người bệnh vận động mạnh, kèm theo biểu hiện ho và sốt.

– Quanh rốn đau nhói. Đau quặn thắt ở bụng dưới bên phải.

– Có cảm giác buồn nôn và nôn ói, phình bụng, rối loạn tiêu hóa.

Đau bụng dưới bên phải do viêm đại tràng

Những cơn đau bụng ở bên phải phía dưới cho thấy tổn thương ở gần manh tràng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng gặp phải những triệu chứng khó chịu sau:

– Suy nhược, mỏi mệt, ăn ngủ kém

– Suy giảm trí nhớ, hay cáu giận và lên cơn sốt.

– Rối loạn đại tiện, sau khi đi ngoài đau hậu môn.

– Đi ngoài và trong phân có máu.

– Ấn tay vào hố chậu nghe thấy tiếng óc ách, ấn dọc khung đại tràng thấy đau.

Đau bụng dưới bên phải do viêm bàng quang

Trong các triệu chứng viêm bàng quang, có triệu chứng đau bụng dưới bên phải. Bên cạnh đó, người bệnh viêm bàng quang cũng xuất hiện những dấu hiệu sau:

– Tiểu buốt, nước tiểu ở cuối bãi có mủ, trong nước tiểu có máu.

– Đau nhẹ ở trên khớp mu, đau ở bụng phía dưới bên phải khi bàng quang căng.

– Cơn đau ở nữ giới có thể lan sang khu vực âm hộ và niệu đạo. Khi tiểu xong, mới giảm hoặc hết cảm giác đau.

– Tiểu nhiều lần trong ngày và sốt.

Bệnh ở gan

Đau bụng bên phải cảnh báo bệnh viêm gan, thậm chí nghiêm trọng hơn là bệnh ung thư gan. Bệnh lý về gan thường gây ra những cơn đau nhẹ và âm ỉ tại ổ bụng phải. Với những người mắc bệnh nặng có thể kèm các triệu chứng khác như vàng mắt, vàng da, sụt cân không rõ nguyên nhân, ăn không ngon miệng, suy nhược, mệt mỏi.

Tắc, nhiễm trùng ống mật hay túi mật

Hiện tượng tắc hoặc nhiễm trùng ống mật, túi mật cũng gây ra triệu chứng đau quặn, đau nhói ở bụng dưới bên phải. Thông thường cơn đau xuất hiện theo đợt, đợt tái phát sau đều nghiêm trọng hơn đợt trước.

Những dấu hiệu nhận biết của bệnh nhiễm trùng ống mật, túi mật: Thở nhanh, đánh trống ngực, rối loạn tiêu hóa, sốt, đau bụng bên phải.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng tắc ống mật, túi mật: kết mạc mắt vàng, nước tiểu màu vàng như trà đặc, phân thải ra có màu bạc, ngứa da, da vàng sẫm, đau dưới sườn phải, sốt, nôn ói…

Đau bụng ngay rốn

Vùng bụng quanh rốn liên hệ tới các cơ quan trong ổ bụng, ở gần vị trí rốn. Cụ thể gồm: lách, gan, dạ dày, mật, hành tá tràng, tụy, thận, phía trên của ống niệu quản. Tình trạng này là triệu chứng cảnh báo vấn đề về hệ tiêu hóa. Đó có thể là do chế độ dinh dưỡng hoặc bệnh lý.

Các cơn đau quanh rốn có thể có tính chất khác nhau: đau quằn quại, đau liên tục, đau từng cơn, đau âm ỉ, đau kèm theo các biểu hiện khác,… 

Vị trí đau khác nhau liên hệ tới các bệnh lý khác nhau, có khi đó là những bệnh nguy hiểm, nên người bệnh không được chủ quan. Vị trí xuất hiện cơn đau có thể là nửa bụng trên hay nửa bụng dưới rốn, hay gặp nhất là đau toàn ổ bụng.

Đau bụng quanh rốn do nhiễm giun

Giun chui vào ống mật được coi là tình trạng hay gặp trước kia. Tuy nhiên hiện nay, ý thức bảo vệ sức khỏe đã được nâng cao, người dân tẩy giun định kỳ, đồ ăn thức uống hợp vệ sinh nên tỷ lệ bệnh nhân mắc phải căn bệnh này đã giảm đi đáng kể.

Biểu hiện của bệnh thường là:

– Đau vùng trên rốn ở vị trí hơi lệch về bên phải. Bụng đau quặn theo từng cơn.

– Có trường hợp bụng đau mơ hồ, buồn nôn hoặc nôn, ăn uống khó tiêu…

Đau bụng trên rốn do vấn đề về tim

Biểu hiện bất thường ở tim sẽ khiến vùng ngực thấy đau đớn, sau đó cơn đau lan xuống ổ bụng. Lúc này bạn sẽ thấy cơn đau xuất hiện ở vùng bụng trên. Những bất thường ở tim như:

Cơn đau thắt ngực: xảy ra khi hoạt động gắng sức, sau đó giảm đi khi nghỉ ngơi.

Nhồi máu cơ tim: xuất hiện cơn đau đột ngột, người bệnh thấy như bị đè ép, có thể lan cơn đau xuống tay trái hoặc lên cằm. Cảm giác khó chịu và khó thở khiến người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức.

Viêm màng ngoài tim: Là tình trạng viêm lớp màng bao phủ tim, người bệnh thường đau ở ngực và đi kèm cơn sốt.

Đau bụng giữa do bệnh dạ dày

Dạ dày nằm tương đối gần rốn. Bệnh dạ dày lại là bệnh phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, ai cũng có thể bị bệnh này. Các bệnh lý về dạ dày thường gặp như đau dạ dày cấp, viêm loét dạ dày trực tràng, trào ngược dạ dày thực quản, hoặc ung thư dạ dày…

Biểu hiện bệnh:

– Đau vùng bụng trên rốn âm ỉ hoặc từng cơn, kèm theo các dấu hiệu như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn. 

– Người mệt mỏi, ăn không tiêu, chán ăn.

– Nếu bị viêm loét dạ dày và đại trực tràng xuất hiện thêm những triệu chứng như lên cơn sốt, huyết áp thay đổi đột ngột, đi ngoài phân lỏng.

Rối loạn tiêu hóa

Ruột non nằm gọn trong ổ bụng, vị trí nằm ngay gần rốn. Vì thế bệnh lý ở ruột non sẽ khiến lỗ rốn và khu vực xung quanh bị đau quặn từng cơn. Triệu chứng này đa phần cho thấy tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Biểu hiện bệnh rối loạn tiêu hóa: 

– Đau bụng quặn từng cơn ở xung quanh quanh rốn, thấy đau hơn khi ấn vào bụng.

– Bụng cứng nôn hoặc buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng ngay sau khi ăn. 

– Sau 1 – 2 ngày có thể tự khỏi mà không cần uống thuốc hỗ trợ.

Hội chứng ruột kích thích

Còn được y học gọi là bệnh đại tràng co thắt. Đây là hiện tượng rối loạn chức năng đại tràng, làm đau quặn từng cơn ở vùng quanh rốn, rất khó chịu. Khi nội soi, thường không quan sát được tổn thương rõ rệt.

Biểu hiện bệnh:

– Đau bụng quặn lên từng cơn, ở vùng quanh rốn kéo dài.

– Thường bị chướng bụng đầy hơi, lúc táo bón khi tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, chất lượng phân kém.

Viêm hạch mạc treo

Tuyến lympho trong ổ bụng có thể bị viêm, phù nề, dẫn tới căn bệnh này. Bệnh làm người bệnh đau từng cơn âm ỉ, vùng bụng đau quặn. Thường gặp ở trẻ em dưới 16 tuổi, dễ nhầm lẫn với bệnh viêm ruột thừa.

Biểu hiện của bệnh:

– Đau quặn bụng quanh rốn từng cơn, đặc biệt ở vị trí hố chậu phải.

– Sốt, đau họng, nôn hoặc tiêu chảy, cảm lạnh trước khi đau bụng.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Bàng quang hoặc thận có thể bị vi khuẩn tấn công, làm tiểu bị nhiễm khuẩn, các cơ quan của hệ tiết niệu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh này thường gặp ở nữ giới, chủ yếu do vi khuẩn E.Coli gây ra.

Biểu hiện bệnh: 

– Đau quặn ở vùng bụng dưới rốn, xuất hiện thành từng cơn đau buốt, cơn đau rõ ràng hơn khi người bệnh tiểu tiện.

– Có trường hợp đau nghiêm trọng đến mức không chịu được, có khi thấy máu tươi trong nước tiểu.

Đau bụng ở nữ giới

Ở nữ giới, đau bụng có thể cho thấy những vấn đề như:

Đau bụng kinh dữ dội

Cơn đau xuất phát từ vùng bụng dưới trước hoặc ngay trong thời kỳ kinh nguyệt. Đây là hiện tượng bình thường, không phải bệnh lý.

Đau bụng kinh nên làm gì? 

Khi đau bụng kinh, bạn hãy chủ động tăng cường sức khỏe, giảm bớt triệu chứng đau bằng cách chuẩn bị 1 chế độ ăn uống khoa học. Chị em nên tăng cường những thực phẩm giàu Vitamin E, Vitamin B1, B6, Magie, kẽm, acid béo… Có như thế sức đề kháng sẽ tốt hơn, giúp chị em giảm đau bụng kinh.

Ngải cứu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và chữa đau bụng kinh cho nữ giới. Nếu đau bụng kinh dữ dội, bạn có thể giã nát lá ngải, vắt lấy nước để uống, mỗi ngày uống 2 lần. Nếu thấy đắng, bạn cũng có thể đánh trứng ngải cứu để rán hoặc hấp cách thủy.

Những hành động khác bạn có thể làm để giảm đau bụng kinh:

– Chườm nước ấm vào bụng

– Massage bụng

– Uống trà gừng ấm

– Ngủ sớm và đủ giấc

– Tập yoga

Mang thai ngoài tử cung

Cơn đau khi mang thai ngoài tử cung thường dữ dội và nghiêm trọng, vị trí xuất hiện là vùng bụng dưới, có thể ở bên phải hoặc bên trái của bụng.

Viêm ống dẫn trứng

Viêm ống dẫn trứng làm chị em xuất hiện cơn đau bụng dưới bên phải. Khi giao hợp cơn đau sẽ nặng nề hơn.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng phải cũng làm chị em đau bụng dưới. Tùy theo đó là nang buồng trứng trái hay phải mà cơn đau xuất hiện ở vị trí tương ứng.

Lạc nội mạc tử cung

Nhiều cơn đau bụng xuất hiện có thể là triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung. Bệnh xuất hiện do các tế bào trong tử cung lạc ra ngoài, phát triển quá mức, thậm chí xâm lấn các cơ quan khác. Người bệnh không chỉ đau bụng dữ dội mà còn bị ra nhiều máu kinh.

U xơ tử cung

Đau tức vùng bụng dưới, đau âm ỉ, ra nhiều máu kinh và rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu thường gặp nhất của u xơ tử cung. Chúng xuất hiện ở nhiều vị trí trong tử cung, là u lành tính.

Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng gây ra những cơn đau bụng dưới dữ dội. Bệnh gây ảnh hưởng tính mạng, để điều trị có nguy cơ phải cắt bỏ buồng trứng.

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu cũng là 1 trong những bệnh phụ khoa khiến chị em bị đau bụng. Bệnh do một số tác nhân gây hại gây ra, cơ quan trực tiếp bị ảnh hưởng là vòi trứng, buồng trứng…

Đau bụng dưới khi mang thai

Trong thời gian mang thai, nhiều chị em đau bụng dưới thấy hoang mang, lo lắng. Tình trạng này thường do những nguyên nhân sau:

– Thai làm tổ trong buồng tử cung

– Thai phụ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng

– Thai phát triển ở bên ngoài tử cung

– Em bé đạp vào bụng mẹ

– Bong nhau thai

Có người đau bụng khi mang thai là do sức khỏe thai nhi hoặc sức khỏe mẹ không ổn định. Ví dụ người mẹ bị bong nhau thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Đây là vấn đề nghiêm trọng và nguy hiểm, bạn nên đi khám bác sĩ càng nhanh càng tốt. Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ giúp bạn nắm được tình hình thai nhi đang phát triển ra sao, mẹ và bé đang gặp phải vấn đề gì, từ đó có cách xử lý phù hợp nhất.

Đau bụng nam giới và những bệnh thường gặp

Nam giới cũng có thể bị đau bụng do những bệnh lý phổ biến sau:

Xoắn tinh hoàn

Cơn đau xảy ra khi dây thừng tinh trong tinh hoàn xoắn lại, khiến cho lưu lượng máu tới tinh hoàn giảm đi, bìu đột ngột sưng đau. Trong một số trường hợp, tình trạng xoắn tinh hoàn cũng gây ra triệu chứng đau bụng. Ngoài ra tinh hoàn ẩn cũng là một trong số nguyên nhân gây đau bụng nam giới.

Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn ở nam giới xuất hiện nhiều nhất gần vùng chậu một hoặc cả hai bên.

Nam giới mắc thoát vị bẹn thường gặp các triệu chứng như sau: Đau rát vùng bìu, có tiếng sôi bụng ở vị trí phình. Người bệnh cũng thấy đau nhói khi nâng vật nặng, khi vặn mình hoặc ho… Thoát vị bẹn thường được bác sĩ chỉ định phẫu thuật.

Đau bụng sau khi quan hệ do bệnh nam khoa

Một số bệnh nam khoa cũng có thể gây ra tình trạng đau bụng dưới. Đó có thể là các căn bệnh như viêm nhiễm tuyến tiền liệt, bệnh tinh hoàn… Bệnh nam khoa gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của nam giới. Nếu không điều trị, sức khỏe sinh sản không những suy giảm mà còn có thể dẫn tới vô sinh. Vì thế anh em cần chú tâm, lưu ý.

Phương pháp giảm đau bụng tạm thời

Nếu tình trạng đau bụng quặn theo từng cơn, đau bụng không quá dữ dội, triệu chứng nhẹ, không đi kèm dấu hiệu bất thường thì bạn có thể giảm đau bằng cách:

Chườm nóng: chườm nóng có thể xoa dịu cơn đau hiệu quả dành cho cả nam giới và nữ giới. Bạn có thể vừa nằm nghỉ ngơi vừa đưa tay lên nhẹ nhàng massage bụng. 

Uống trà gừng: Gừng có vị cay và tính ấm nên sẽ giúp bạn giảm chướng bụng, tăng tuần hoàn huyết dịch, kích thích tiêu hóa. Bên cạnh đó, gừng còn hỗ trợ giãn mạch, chống cơ trơn ruột co thắt… Bạn có thể hãm vài lát gừng tươi với 100ml nước sôi trong khoảng 5 phút. Trà gừng nên uống từng ngụm nhỏ một cách từ từ.

Uống trà mật ong: Nếu bạn không chỉ đau bụng mà còn buồn nôn thì có thể giảm đau bằng 1 – 2 thìa mật ong pha kèm nước ấm.

Uống trà bạc hà: bạn có thể xay một ít lá bạc hà với hạt cây thì là, gừng, tỏi, bột hạt tiêu. Bột này mỗi ngày lấy một ít đem pha nước ấm để uống, uống ngày 2 lần.

Phòng ngừa đau bụng 

Bạn nên tuân thủ những điều sau để giảm thiểu và ngăn ngừa tình trạng đau quặn bụng:

– Thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, phù hợp với hệ tiêu hóa. 

– Hạn chế ăn những món khó tiêu, đồ ăn cay nóng và chiên xào, cà phê, rượu bia, thuốc lá…

– Sinh hoạt lành mạnh, luôn giữ tinh thần thoải mái, không thức khuya, tránh căng thẳng mệt mỏi.

– Kiểm tra sức khỏe cứ 6 tháng 1 lần tại các phòng khám uy tín

– Tuân thủ điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra.

Đau bụng là hiện tượng vô cùng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nó có thể liên hệ đến những bệnh lý nguy hiểm hoặc không. Nhưng nếu bạn chủ quan, những hậu quả khó lường có thể xảy ra. Vì thế bạn hãy luôn cảnh giác, bảo vệ và trân trọng sức khỏe của mình.

banner
21 26 28 35 44 51