Nghẹt mũi là nỗi ám ảnh của rất nhiều người khi nó thường đi kèm với tình trạng đau đầu, hắt hơi, sổ mũi,… Vậy, tại sao bị nghẹt mũi? Bạn đọc hãy tham khảo bài viết sau đây để có câu trả lời nhé!
Nghẹt mũi do cảm lạnh
Cảm lạnh thường xảy ra do nhiễm virus tại đường hô hấp trên gồm mũi, miệng, xoang, họng và thanh quản. Lúc này, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:
- Nghẹt mũi
- Sổ mũi
- Hắt hơi
- Ho
- Đau họng hay ngứa họng
- Đau đầu
Các triệu chứng trên thường xuất hiện từ 1 – 3 ngày sau khi bạn tiếp xúc với virus gây bệnh. Triệu chứng cảm lạnh có thể nặng hay nhẹ, tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Đối với cảm lạnh thông thường, bệnh sẽ tự khỏi, nhưng bạn có thể kết hợp dùng xịt thông mũi, thuốc nhỏ mũi hay nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, điều này sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng và cải thiện tình trạng nghẹt mũi.
Nghẹt mũi do cảm cúm
Tại sao bị nghẹt mũi thì tình trạng này có thể do cảm cúm. Cúm là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp do virus tấn công gây ra. Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, khi bệnh nhân hắt hơi hay qua tiếp xúc gián tiếp rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Bệnh cũng có thể lây lan khi chúng ta sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người mắc bệnh.
Triệu chứng của bệnh có thể thay đổi từ biểu hiện cảm lạnh thông thường cho tới mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, chán ăn hay thậm chí là suy nhược cơ thể nghiêm trọng, kèm theo nhiều biểu hiện khác như:
- Sốt
- Ớn lạnh, rét run
- Đau nhức đầu
- Ho, viêm họng
- Nghẹt mũi
- Gặp vấn đề về tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy
Tùy vào từng cơ địa, mức độ bệnh cụ thể mà triệu chứng nghẹt mũi của mỗi người sẽ nặng nhẹ khác nhau. Người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy màu sắc dịch nhầy bất thường như màu xanh, vàng đậm, thậm chí có mủ,… Dịch có thể ở dạng đặc sệt, loãng hay tùy thuộc vào mức độ của triệu chứng.
Sau khi đi khám bệnh tại cơ sở y tế Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng cảm lạnh, nghẹt mũi mà kê thuốc điều trị phù hợp. Hơn hết người bệnh nên uống nhiều nước ấm, nghỉ ngơi hợp lý, vệ sinh khoang mũi,…
Nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng xảy ra khi niêm mạc mũi bị dị ứng với một tác nhân nào đó bên ngoài môi trường như: lông động vật, phấn hoa,… Khi tiếp xúc với những tác nhân này, cơ thể sẽ tự động bảo vệ bằng các phản ứng quá mẫn như:
- Nghẹt mũi
- Khó thở
- Viêm mũi
- Sổ mũi
- Ngứa mũi hay kèm theo tình trạng chảy nước mắt
- Dịch nhầy chảy từ mũi xuống dưới họng
- Ho, hắt hơi
Do đó, một trong những nguyên nhân lý giải tại sao bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi là do viêm mũi dị ứng. Để kiểm soát tình trạng này, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc chống dị ứng, xịt mũi, rửa mũi cũng như tránh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng.
Ngoài ra, bạn cũng cần chủ động vệ sinh môi trường sống để loại bỏ các tác nhân gây ra vấn đề này như: thuốc lá, khói bụi,…
Viêm xoang cấp tính
Bệnh do sự tấn công của virus hoặc vi khuẩn lây nhiễm sang các xoang dẫn tới tình trạng ứ dịch trong xoang cộng với sự nhiễm khuẩn khiến mũi có dịch chảy từ mũi xuống họng đặc. Dịch mũi có màu trắng, vàng hay xanh, khi thở có mùi hôi khó chịu.
Lúc này, hiện tượng nghẹt mũi xảy ra khi niêm mạc hốc mũi bị phù nề. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như: đau đầu, ho, nghẹt mũi, cơ thể mệt mỏi,…
Để khắc phục các triệu chứng khó chịu mà bệnh viêm xoang cấp gây ra, bạn cần vệ sinh miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý, rửa mũi thường xuyên, sử dụng một số loại thuốc giảm đau,… uống nhiều nước ấm để cải thiện triệu chứng nhanh chóng, tiêu diệt vi khuẩn, virus hiệu quả,
Trong trường hợp các triệu chứng viêm xoang cấp nặng như: sốt, nghẹt mũi, ho có đờm, chảy dịch màu xanh, hơi thở có mùi hôi, nồng,… chứng tỏ bạn đã bị nhiễm khuẩn nặng. Lúc này, bạn cần thăm khám, điều trị theo phác đồ bác sĩ chuyên khoa.
Triệu chứng của bệnh viêm xoang cấp như:
- Nghẹt mũi
- Dịch mũi chảy có màu xanh lá cây, vàng đặc hay sánh từ mũi
- Đau mặt hay cảm giác nặng mặt mỗi khi cúi người về phía trước
- Răng hàm trên đau
- Sốt, ho, khứu giác giảm, ù tai, hôi miệng, thính giác kém,…
Viêm xoang mạn tính
Tại sao bị nghẹt mũi thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm xoang mạn tính. Tình trạng viêm liên tục, kéo dài và thường xuyên lặp đi lặp lại ở các xoang. Tình trạng phù nề kéo dài trên 12 tuần, do nhiễm trùng, vẹo vách ngăn gây ra mặc dù người bệnh có điều trị.
Tình trạng này kéo dài cản trợ việc thoát dịch, làm tích tụ chất nhầy và khiến cho người bệnh cảm thấy khó khăn mỗi khi thở. Các vùng quanh mắt, mặt có cảm giác sưng nề, đau nhức và có thể bắt đầu bằng viêm xoang cấp tính, viêm họng hạt,… sau đó tiến triển chuyển sang nhiễm trùng mạn tính.
Dấu hiệu nhận biết viêm xoang mạn tính như:
- Nghẹt, tắc nghẽn mũi
- Dịch nhầy chảy nhiều, đục, chảy ra đường mũi hay sau họng
- Giảm khứu giác, mùi vị
- Đau, sưng nề quanh mắt, má mũi hay trán
- Ho, mệt mỏi, đau họng, vai, đau răng
Viêm mũi không dị ứng
Viêm mũi không dị ứng cũng là nguyên nhân lý giải tại sao bị nghẹt mũi. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như:
- Chảy dịch mũi sau
- Nghẹt mũi, sổ mũi
- Ho, hắt xì hơi
Qua bài viết này, bạn đã có thể trả lời tại sao bị nghẹt mũi, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn hãy share để nhiều người biết tới nhé!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin