Mụn cóc là căn bệnh da liễu có tính lây lan nhanh và rất nhiều người gặp phải. Từ vùng da này, mụn lan sang các vùng da khác, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ra đau đớn. Vậy, tại sao bị mụn cóc? Những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc là một khối mụn với kích thước to như hạt cơm nên còn được gọi là mụn cơm. Mụn cóc thường sần sùi nhưng cũng có lúc phẳng mịn, nó thường mọc ở nhiều khu vực da như cơ quan sinh dục, lòng bàn chân hay da bàn tay… Nhưng khi mọc thì nó thường dày cộm nên khiến cho sinh hoạt hàng ngày bị bất tiện. Ngoài ra mụn cóc còn có khả năng lây lan sang các vùng da xung quanh, vừa gây mất thẩm mỹ vừa làm người bệnh đau đớn.
Lứa tuổi nào cũng có thể mọc mụn cóc, nhưng những người mắc nhiều nhất là trẻ em. Đồng thời bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, mắc HIV/AIDS, ung thư máu… cũng mọc nhiều mụn cóc.
Tại sao bị mụn cóc?
Nguyên nhân chính khiến da nổi lên mụn cóc chủ yếu là do sự tấn công của virus Human Papilloma Virus (HPV) vi rút đáng sợ gây bệnh sùi mào gà nguy hiểm. Có khoảng 40 tuýp virus gây ra bệnh ở đường sinh dục, và một số khác thì gây bệnh trên da. Tùy theo chủng loại mà mụn cóc có thể có nhiều hình dạng khác nhau.
Thông thường bạn dễ bị mụn cóc bởi những nguyên nhân sau đây:
Tiếp xúc trực tiếp
Luôn có sự hiện diện của virus HPV ở vị trí các mụn cóc. Nếu như không may trực tiếp tiếp xúc với nốt mụn cóc của người bệnh bệnh thì bạn sẽ dễ bị nhiễm virus. Từ đó bệnh lây lan và gây nổi mụn. Người bệnh tự đụng chạm vào nốt mụn của mình cũng có thể gây lây nhiễm sang cơ thể người khác qua tiếp xúc bằng tay.
Tiếp xúc gián tiếp
Việc dùng chung vật dụng cá nhân với bệnh nhân mọc mụn cóc cũng dễ khiến bạn bị lây bệnh. Một số đồ dùng dễ tiềm ẩn virus như giày dép, khăn tắm, dụng cụ cầm tay…
Tổn thương da
Thông qua bề mặt da tổn thương virus HPV sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Đó là lý do thói quen cắn móng tay, các vết trầy xước hoặc vết cào trên da sẽ tạo điều kiện cho virus HPV lây lan và tấn công để gây bệnh.
Biện pháp điều trị mụn cóc hiệu quả
Ở trẻ em, sau một thời gian mụn cóc có thể tự biến mất mà không để lại dấu vết gì. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, mụn có thể lây nhanh sang các vùng da xung quanh trên cơ thể. Nếu gặp phải điều này bạn nên tìm gặp bác sĩ để xử lý triệt để và kịp thời. Những cách chữa thường dùng bao gồm:
Biện pháp phá hủy mô đích chọn lọc ALA – PDT
ALA-PDT là phương pháp chữa mụn cóc tốt nhất dành cho những người mọc mụn vùng sinh dục. Nhờ sử dụng ánh sáng huỳnh quang nên nó tạo ra được những phản ứng oxi hóa, khiến cho các nốt mụn cóc sinh dục bị tác động và loại bỏ.
Điều đặc biệt ở chỗ phương pháp này có thể bảo vệ các tế bào lành ở xung quanh vùng da bệnh. Đồng thời bệnh nhân có thể phục hồi nhanh mà không phải chờ đợi nhiều thời gian. Phương pháp giúp hạn chế sẹo, nên vùng kín sinh dục của bạn có thể để được bảo đảm ở mặt thẩm mỹ.
Phẫu thuật
Bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ các nốt mụn với đường kính khoảng 2cm, mọc nơi bề mặt phẳng. Vết thương sau khi phẫu thuật, vì được may kín nên sẽ nhanh lành và hạn chế nhiễm trùng.
Quá trình phẫu thuật thường sử dụng thuốc gây tê tại chỗ để tránh cho bệnh nhân đau đớn, nên chi phí thực hiện thường cao. Nếu như nhân mụn không được cắt bỏ hoàn toàn thì bệnh sẽ tái phát.
Sử dụng tia laser
Những người bị nhiễm HPV nặng có thể điều trị bằng tia laser nhằm đốt cháy, không cho mụn lây lan. Để giảm thiểu nguy cơ tái phát thì bạn nên vệ sinh khu vực vết thương cẩn thận sau khi điều trị bằng tia laser.
Đốt điện
Nếu như mụn bạn có kích cỡ nhỏ, đường kính dưới 1cm và khó phẫu thuật thì có thể được bác sĩ chỉ định đốt điện. Phương pháp này dùng dòng điện cao áp để khoét sâu vào trong bụng lấy hết nhân và rễ mụn ra. Nhưng nếu không chăm sóc vết thương cẩn thận thì chỗ đó sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Nếu như mụn to, làm đốt điện thì có thể gây chảy máu và khó có thể cầm máu được.
Điều trị tại nhà
Vỏ chuối xanh, tía tô, tỏi… là các nguyên liệu dễ kiếm và có thể ngăn ngừa tiêu diệt virus HPV. Bạn hãy dùng những nguyên liệu đó trực tiếp chà xát lên bề mặt mụn hoặc đắp phần đã giã nát lên.
Nếu bị mụn cóc ở chân thì để giảm cảm giác khó chịu, bạn có thể dùng đệm lót giày. Bạn cũng nên đi giày dép phù hợp, giữ chân khô ráo và thay tất thường xuyên để bệnh không trở nặng.
Nếu như nghi ngờ mình bị mụn cóc, đặc biệt ở khu vực vùng kín sinh dục thì bạn nên đi kiểm tra tại cơ sở y tế ngay. Ngoài ra để phòng bệnh, có thể tiêm vắc xin phòng ngừa virus HPV. Đây là một cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin