banner

HPV là gì lây nhiễm qua đường nào các chủng loại virus HPV

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
5/5 - (18 bình chọn)

Ngày nay trên thế giới có tới 12% dân số nhiễm virus HPV, bao gồm cả nam lẫn nữ. Trong khi đó ở Việt Nam, số người nhiễm bệnh tùy theo vùng miền ở vào khoảng 8 đến 11%. Đây là loại virus gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, những bất ổn về tâm lý và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy virus HPV gây ra những căn bệnh nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó!

HPV là gì?

HPV type 51 là gì? HPV type 16 là gì?… Chắc hẳn các bạn đã từng được nghe đến những khái niệm này. Cùng tìm hiểu nhé!

HPV (hay Human Papillomavirus) là một loại virus lây truyền qua đường giao hợp phổ biến, khiến người bệnh mọc lên những u nhú đặc trưng. Các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 100 chủng virus HPV khác nhau, nhưng chỉ một vài trong số đó là gây bệnh nghiêm trọng. Trong đó có chủng khiến vùng kín sinh dục mọc mụn, có chủng xâm nhập vào cơ quan sinh dục và gây ra ung thư. Cũng có chủng vô hại và không cần điều trị gì cũng tự khỏi. Tùy vào chủng bạn gặp phải mà triệu chứng cũng có sự khác biệt. 

hpv là gì

Số chủng có thể gây bệnh tại vùng kín sinh dục và hậu môn là 40, trong đó có tới 15 chủng có nguy cơ gây ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung, cũng như những bộ phận sinh dục khác. Những chủng ít nguy hiểm hơn thì khiến người bệnh mọc lên mụn cóc ở bộ phận sinh dục, mụn cóc ở bàn chân… 

Cụ thể, có thể chia virus HPV thành 3 nhóm sau: 

  • Nhóm nguy cơ cao: Rất dễ có khả năng gây ung thư.
  • Nhóm nguy cơ trung bình: Có thể gây ung thư nhưng tỉ lệ thấp.
  • Nhóm nguy cơ thấp: Không gây ung thư.

HPV là bệnh gì?

Khi đã nhiễm virus HPV thì nó sẽ tồn tại suốt đời trong cơ thể người đó mà không biến mất. Điều này đúng ngay cả khi người bệnh không gặp triệu chứng gì hoặc khi đã điều trị bệnh. 

Thông thường sau khi nhiễm virus, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động để chống lại chúng. Nhưng nếu không thành công, virus sẽ tấn công các tế bào, khiến chúng chuyển sang trạng thái bất thường. Lúc này người bệnh xuất hiện những triệu chứng như mọc mụn cóc, mụn rộp… 

Sau đây là những căn bệnh mà virus HPV có thể gây ra: 

HPV sùi mào gà

Sùi mào gà là căn bệnh gây ra bởi một số chủng virus như HPV type 11, HPV 16, HPV 18, HPV 6. Nó được xếp vào dạng bệnh xã hội nguy hiểm, mà việc mắc phải chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh gây ra nhiều phiền toái, rắc rối nếu không được điều trị. Trong những trường hợp nặng khi hệ sinh dục của người bệnh bị tổn thương, họ còn có thể phải đối mặt với nguy cơ hiếm muộn vô sinh. Thậm chí nếu mắc ung thư thì tính mạng họ cũng bị đe dọa. 

Virus HPV gây bệnh sùi mào gà thường ủ bệnh trong 2 đến 9 tháng. Sau thời gian đó, người bệnh xuất hiện triệu chứng ở vùng kín sinh dục như hậu môn, âm đạo, dương vật… Triệu chứng là các nốt mụn sùi li ti mọc riêng rẽ màu hồng phấn. Theo thời gian, chúng cũng phát triển và tạo thành mảng, trông na ná như hoa mào gà, nên mới gọi là bệnh sùi mào gà.

>>>>>> sùi mào gà 152 xã đàn

HPV miệng

HPV cũng gây ra một số căn bệnh vùng miệng như: 

  • Bệnh mụn cóc khoang miệng: gây ra bởi chủng HPV tuýp 2, 4. Trong khoang miệng người bệnh sẽ mọc lên các nốt mụn cóc có màu trắng, dày sừng nhiều.
  • Bệnh sùi mào gà ở khoang miệng: Gặp phải nhiều ở người trẻ, thanh thiếu niên, những người quan hệ tình dục bằng đường miệng. 
  • Ngoài ra còn có một số loại virus HPV khác gây bệnh tăng sinh thượng bì nhiều ổ, bệnh sản miệng, thậm chí ung thư miệng…

HPV ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phổ biến gặp ở nữ giới do virus HPV gây ra. Trong một số trường hợp khác, virus còn có thể gây ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, thậm chí là ung thư vùng miệng và họng. Hiện có hơn 100 type HPV, hơn 10 chủng virus HPV có thể dẫn đến ung thư, trong đó có 2 chủng đặc biệt HPV type 16, và HPV type 18 cũng là 2 type chính gây nên ung thư cổ tử cung. Hai loại này cũng là nguyên nhân gây ra ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư dương vật,… Bên cạnh đó HPV type 51 cũng nguy cơ cao phát triển bệnh ung thư vì xâm nhập vào tế bào biểu mô khỏe mạnh.

Thông thường phải sau khi sống chung với bệnh ung thư như nhiều năm, người bệnh mới phát hiện ra căn bệnh này. Với một người nhiễm HPV thì cũng rất khó để phát hiện người này có bị ung thư hay không. Đồng thời với những người bị suy giảm miễn dịch thì việc điều trị virus HPV là rất khó khăn, bởi chúng không thể bị tiêu diệt hoàn toàn. Vì thế họ dễ mắc những vấn đề sức khỏe khác ngoài ảnh hưởng của virus HPV. 

Với những trường hợp nhiễm virus HPV, các chuyên gia khuyên nên đi tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên. Phụ nữ mang thai cũng nên đi tầm soát bệnh ung thư cho dù đang mang thai. 

HPV lây qua đường nào?

Con đường lây truyền chủ yếu của virus HPV là qua đường tình dục. Bạn có thể nhiễm HPV dù quan hệ qua đường nào: miệng, âm đạo hay hậu môn. Việc lây lan rất dễ xảy ra, và dù không có biểu hiện triệu chứng nào nhưng rất có khả năng bạn đã nhiễm virus. 

Cho dù chỉ quan hệ với một người bạn vẫn có khả năng nhiễm bệnh. Nhưng nếu quan hệ với nhiều người thì nguy cơ lây nhiễm sẽ cao hơn, điều này đúng cho cả những căn bệnh xã hội khác. 

Sau khi nhiễm virus, người bệnh sẽ không biểu hiện triệu chứng ngay. Thậm chí phải sau nhiều năm mới xuất hiện triệu chứng. Vì vậy rất khó để xác định bạn đã nhiễm bệnh vào lúc nào. 

Ngoài đường tình dục, virus HPV còn có thể lây qua đường truyền máu, đường tiếp xúc với vết thương hở… Bên cạnh đó khi đang mang thai, người mẹ cũng dễ truyền virus HPV sang cho thai nhi, tuy nhiên điều này hiếm khi xảy ra.

Virus HPV tồn tại được trong cơ thể người khoảng bao lâu?

Đa phần các chủng virus HPV tồn tại trong cơ thể người bệnh từ 1 đến 2 năm. Nếu chúng tồn tại lâu hơn, thì thường liên hệ đến tình trạng tiền ung thư và ung thư. Nếu bạn xét nghiệm âm tính 2 – 3 lần liên tiếp thì sẽ được bác sĩ xác định là đã đào thải được virus HPV. Như vậy loại virus này có thể được cơ thể đào thải. Chỉ có một phần nhỏ tồn tại dai dẳng trong người, nên khi xét nghiệm 2 đến 3 lần tiếp theo, kết quả sẽ ra cùng 1 chủng virus HPV. HPV 16 là chủng virus có thời gian tồn tại khá lâu so với những chủng HPV nguy cơ cao. 

Xét nghiệm tìm ADN của virus là cách để xác định chúng thuộc chủng virus HPV nào. Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế ở nước ta thực hiện phương pháp này mà bạn có thể tìm đến. 

Triệu chứng bệnh nhiễm HPV

Khi phát hiện ra virus HPV, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để vô hiệu hóa chúng. Nhưng nếu quá trình vô hiệu hóa không thành công, virus sẽ gây ra những triệu chứng bệnh đầu tiên. Triệu chứng có thể khác nhau tùy loại, nhưng chủ yếu để gây mọc mụn cóc: 

Mụn cóc sinh dục

Dạng mụn cóc này xuất hiện nhiều ở vùng kín sinh dục, thuộc vùng âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, hậu môn ở nữ giới, bìu, dương vật, hậu môn ở nam giới. Đây chính là căn bệnh sùi mào gà. Mụn sùi mào gà dễ phát triển thành những mảng lớn trông như hoa mào gà hoặc hoa súp lơ. Ban đầu chúng không khiến người bệnh khó chịu hay đau đớn, thậm chí không cảm thấy ngứa. Nhưng khi lở loét ra, mụn sẽ chảy mủ, chảy máu và khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu hơn.

Mụn cóc thông thường

Mụn cóc thông thường là những nốt sần gồ lên trên ngón tay hoặc trên bàn tay. Chúng chỉ khiến bàn tay trở nên xấu xí hơn chứ không gây tác hại gì đặc biệt. Tuy nhiên cũng có trường hợp mụn cóc bị vỡ ra làm người bệnh chảy máu và thấy đau. 

Mụn cóc Plantar

Đây là những mụn cóc sần sùi và cứng cáp, mọc nhiều ở phần mũi lòng bàn chân hoặc gót chân. Chúng khiến người bệnh thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. 

Mụn cóc phẳng

Đây là những nốt mụn hơi nhô cao nhưng có đầu phẳng. Chúng mọc ở nhiều nơi, nhưng xuất hiện nhiều nhất ở vùng râu của nam giới và mặt của trẻ em. Nếu nữ giới mắc bệnh thì rdễ mọc mụn cóc phẳng ở chân. 

Có triệu chứng ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra không?

Nếu mắc virus HPV gây ung thư cổ tử cung thì thông thường trong giai đoạn đầu, chị em không thấy triệu chứng nào rõ rệt. Đây là lý do các chuyên gia y tế khuyên chị em cần đi tầm soát cổ tử cung định kỳ 6 tháng một lần để sớm phát hiện ung thư.

HPV có nguy hiểm không?

Một số chủng virus HPV nguy cơ cao nếu nhiễm dai dẳng trong cơ thể dễ dẫn tới ung thư sinh dục. Trong số những căn bệnh ung thư gặp phải ở cả nam giới và nữ giới mỗi năm, gần 1/20 trường hợp là do virus HPV gây ra. 

Cụ thể những căn bệnh ung thư có tỉ lệ liên quan đến virus HPV như sau: 

– Ung thư cổ tử cung: do HPV chiếm 99,7%

– Ung thư hậu môn: do HPV chiếm >90% 

– Ung thư dương vật: do HPV chiếm 60% 

– Ung thư hầu họng: do HPV chiếm 60-70% 

– Ung thư âm hộ, âm đạo: do HPV chiếm ~70% 

Các chủng HPV có nguy cơ thấp, ví dụ như HPV 6, 11 gây ra 90% các trường hợp mụn cóc sinh dục, nhưng hiếm khi phát triển thành bệnh ung thư. Tuy nhiên chúng cũng gây tổn thương hệ sinh dục.

Với phụ nữ đang mang thai nhiễm HPV, mụn cóc sinh dục có thể mọc tại vùng kín sinh dục, đặc biệt ở các tế bào bất thường tại cổ tử cung. Vì thế dù đang mang thai chị em vẫn nên sàng lọc ung thư cổ tử cung. 

Sự nguy hiểm của virus HPV ở chỗ chúng không gây ra biểu hiện lâm sàng, nên rất khó để người bệnh phát hiện ra mình có đang nhiễm virus hay không. Vì không phát hiện được nên họ rất dễ khiến người khác lây bệnh một cách vô tình.

HPV có chữa được không?

Hiện nay các căn bệnh do virus HPV gây ra không chữa trị được triệt để mà chỉ có thể làm giảm triệu chứng bệnh bằng các cách sau:

  • Với mụn cóc mọc tại các chi hoặc cơ quan sinh dục: Dùng thuốc điều trị theo đơn kê của bác sĩ. 
  • Với bệnh lý tiền ung thư cổ tử cung: Phải kiểm tra sức khỏe định kỳ và xét nghiệm PAP để kịp thời có phương án xử lý. 
  • Các bệnh ung thư khác: Cũng cần phát hiện bệnh sớm để được bác sĩ trợ giúp. 

Nhiễm HPV thì chẩn đoán ra sao?

Vì virus HPV không gây ra triệu chứng rõ ràng nên hầu hết các trường hợp không phát hiện ra bệnh. Chỉ khi thấy mọc mụn cóc ở các chi và cơ quan sinh dục, người bệnh mới đi khám. 

Hiện nay tại các cơ sở y tế, chưa có xét nghiệm nào toàn diện nhất trong việc phát hiện virus HPV. Đồng thời cũng chưa có xét nghiệm nào dùng được cho các trường hợp HPV ở họng và miệng. 

Thông thường các chuyên gia chỉ phát hiện được HPV trong quá trình sàng lọc ung thư cổ tử cung. Chúng được khuyên nên dùng cho những phụ nữ trên 30 tuổi, nhưng không được khuyến cáo dùng cho phụ nữ dưới 30 tuổi trẻ vị thành niên hoặc nam giới. 

Một số xét nghiệm sàng lọc có thể thực hiện: 

PAP test

Đây là xét nghiệm hỗ trợ các chuyên gia tìm kiếm tế bào ung thư hoặc tiền ung thư cổ tử cung. Khi thực hiện, một que phết sẽ được đưa vào trong âm đạo để phết một vòng quanh cổ tử cung. Mẫu vật phẩm thu được sẽ được dùng để quan sát và phát hiện dấu hiệu bất thường. Trong quá trình làm, người bệnh có thể hơi khó chịu, nhưng sau đó sẽ hết ngay. 

HPV DNA

Đây là xét nghiệm tìm nhân virus trong máu người bệnh. Ngoài việc phát hiện sự tồn tại của HPV, xét nghiệm còn giúp bác sĩ phát hiện chúng thuộc chủng loại nào. 

Lưu ý chung

Với phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi, mỗi ba năm một lần nên thực hiện xét nghiệm PAP. Nếu phát hiện kết quả bất thường, bạn có thể được đề nghị thực hiện thêm xét nghiệm ADN virus. 

Với phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi, có thể xét nghiệm PAP 3 năm 1 lần hoặc phối hợp cả hai xét nghiệm 5 năm một lần. 

Bất cứ đối tượng nào nếu tìm thấy những dấu hiệu bất thường kéo dài, đặc biệt ở những chủng virus HPV có nguy cơ cao gây ung thư, cần thường xuyên tái khám theo dặn dò của bác sĩ.

Bệnh HPV chữa như thế nào?

Mụn cóc có thể không cần điều trị mà biến mất, đặc biệt ở trẻ em. Tuy nhiên vì không chữa trị được virus hoàn toàn nên chúng có thể tái phát phát ở nơi đó hoặc ở những vị trí khác trên cơ thể. Để có thể chữa và điều trị hiệu quả nhất nên lựa chọn địa chỉ chữa sùi mào gà ở đâu uy tín thì mới mong bệnh nhanh khỏi được

Điều trị bệnh virus HPV bằng thuốc

Thông thường, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc bôi để bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Sau nhiều lần bôi bệnh mới có thể khỏi. Một số thuốc được sử dụng như: 

– Axit salicylic. Đây là loại thuốc có thể loại bỏ mụn cơm một cách từ từ. Tuy nhiên vì có khả năng gây kích ứng da nên bạn không nên bôi thuốc lên mặt. 

– Imiquimod. Đây là kem bôi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại virus HPV. Nhược điểm của nó và gây ra tác dụng phụ, làm da sưng tấy và nổi mẩn đỏ ở vị trí bôi. 

– Podofilox. Đây là loại thuốc phá hủy mô mụn cóc sinh dục. Nhược điểm của nó là có khả năng gây ngứa và bỏng ở vùng da được bôi thuốc. 

– Axit tricloaxetic. Đây là thuốc nhằm đốt cháy mụn cóc ở lòng bàn chân, lòng bàn tay hay bộ phận sinh dục. Tuy nhiên nó có khả năng làm kích ứng da cục bộ. 

Phẫu thuật và các phương pháp khác

Nếu phương pháp dùng thuốc không hiệu quả, một vài biện pháp khác có thể thực hiện như: 

  • Áp lạnh mụn cóc bằng Nitơ lỏng.
  • Đốt điện mụn cóc.
  • Phẫu thuật bằng tia laser.
  • Phẫu thuật cắt bỏ mụn cóc.
  • Điều trị bệnh HPV cổ tử cung.

Điều trị HPV bao nhiêu tiền?

Chi phí chữa sùi mào gà thường biến động ở mỗi trường hợp do phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vì thế khó có thể đưa ra con số cụ thể. Những yếu tố tác động như: 

Loại virus HPV gây ra

Loại type bạn mắc phải có thể là bệnh mụn cóc ở vùng kín sinh dục, mụn cóc khoang miệng hay ung thư cổ tử cung. Mỗi loại type virus lại có mức độ nguy hiểm khác nhau, phương pháp điều trị khác nhau nên mức giá điều trị cũng khác nhau. 

Giai đoạn phát triển bệnh

Với căn bệnh nào cũng vậy, khi mới mắc ở giai đoạn đầu thì mức phí điều trị sẽ thấp hơn do bệnh nhân chưa gặp phải biến chứng nặng nề. Nhưng với những căn bệnh đã có biến chứng, khiến cơ thể bị tổn thương nặng thì việc điều trị cần áp dụng những phương pháp phức tạp. Đồng thời việc điều trị cũng cần kéo dài qua thời gian. Với những trường hợp này, chi phí điều trị bệnh đương nhiên sẽ cao hơn.

Cơ sở y tế khám chữa

Cơ sở y tế có chất lượng hay không, có đáp ứng được những nhu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị máy móc hay không, có các chuyên gia tay nghề cao hay không cũng tác động vào chi phí điều trị. 

Chi phí sẽ cao hơn nếu bạn lựa chọn cơ sở y tế tốt, có nhiều chuyên gia giỏi, thiết bị máy móc hiện đại. Ngược lại chi phí sẽ thấp hơn nếu điều trị bệnh ở cơ sở y tế lạc hậu, bác sĩ tay nghề kém hoặc trang thiết bị cũ kĩ, độ chính xác không cao. Tuy nhiên hiệu quả khám chữa bệnh ở những cơ sở y tế tốt sẽ cao hơn hẳn những cơ sở nghèo nàn, lạc hậu. 

Sức khỏe người bệnh

Việc điều trị sẽ diễn ra nhanh và tốn ít chi phí hơn nếu người bệnh có sức đề kháng cũng như sức khỏe tổng thể tốt. Ngược lại, nếu có sức đề kháng và sức khỏe tổng thể yếu, dễ viêm nhiễm và và khó phục hồi, người bệnh sẽ mất nhiều chi phí thuốc thang. Vì lẽ đó mà chi phí chữa bệnh của họ sẽ tăng lên.

Tiêm phòng HPV và các biện pháp phòng ngừa khác

Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa virus HPV mà các chuyên gia khuyên bạn áp dụng: 

Tiêm HPV vaccine

Tiêm vaccine HPV là biện pháp hiệu quả nhất dành cho mọi người để phòng ngừa các bệnh do HPV gây ra. Người từ 11 đến 26 tuổi đã có thể tiêm vắc xin.

Với các bé gái, từ 11 đến 12 tuổi đã nên được bố mẹ cho tiêm phòng vắc xin. Với những phụ nữ đã 26 tuổi, nếu khi còn nhỏ vẫn chưa tiêm vắc xin đủ liều thì lúc này có thể tiêm thêm.

Với các bé trai cũng đã có thể tiêm vắc-xin từ độ tuổi 11 – 12. Nam giới 21 tuổi cũng có thể tiêm vắc-xin nếu trước đó chưa tiêm. Bên cạnh đó, những người có quan hệ đồng giới hoặc những người có hệ miễn dịch kém ở độ tuổi 26 cũng nên được tiêm.

Các biện pháp phòng ngừa khác

Các biện pháp phòng ngừa chưa bao giờ là thừa thãi. Sau đây là những biện pháp bạn nên áp dụng:

  • Sàng lọc bệnh ung thư cổ tử cung định kỳ đối với nữ giới trong độ tuổi từ 21 đến 26. Việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung sẽ giúp bạn kịp thời tiến hành điều trị.
  • Luôn dùng bao cao su khi quan hệ tình dục để hạn chế nguy cơ nhiễm virus HPV. Tuy nhiên loại virus này vẫn có thể xâm nhập vào cơ thể ở những vị trí, vùng da khác không được bao phủ bằng bao cao su. Vì lẽ đó bạn phải luôn ý thức bảo vệ chính mình, bởi cho dù dùng bao cao su cũng không thể ngăn ngừa bệnh hoàn toàn. 
  • Chỉ quan hệ tình dục với một bạn đời duy nhất, luôn quan hệ chung thủy để hạn chế nguy cơ lây bệnh. 

Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã nắm được những kiến thức cần thiết nhất xung quanh virus HPV và những bệnh do virus gây ra. Đây là tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Vì thế bạn luôn cần lưu ý những phương pháp bảo hộ an toàn, nhằm bảo vệ sức khỏe của chính mình!

banner
21 26 28 35 44 51