Tưởng chừng là “bệnh của nhà giàu” thế nhưng ngày nay càng có nhiều người mắc bệnh gút, dù là người trẻ hay người già cũng đều có nguy cơ mắc bệnh. Vậy bệnh gút là gì? Bệnh có nguy hiểm không và khi bị bệnh thì nên và không nên ăn gì? Bạn đọc hãy tham khảo bài viết sau để có câu trả lời.
Bệnh gút là bệnh gì?
Bệnh gút là bệnh xảy ra do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến chức năng của thận bị ảnh hưởng không thể lọc axit uric từ trong máu. Hoạt chất trên sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân.
Với người mắc bệnh gout, hàm lượng axit uric trong máu tích tụ số lượng lớn qua thời gian. Khi nồng độ hoạt chất này quá cao, các tinh thể nhỏ của axit uric sẽ hình thành. Chúng thường tập trung tại các khớp, gây viêm, sưng và đau đớn cho người bệnh.
Hơn nữa, bệnh còn gây ra các cơn đau đớn đột ngột giữa đêm, sưng đỏ tại các khớp khi viêm cấp bùng phát, nhất là khớp tại các ngón chân cái. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác ở chân như: đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, khớp tay, thậm chỉ cả cột sống cũng bị ảnh hưởng.
>>>>>>>> mụn trứng cá
Bệnh gút có nguy hiểm không?
Mặc dù bệnh gút có thể khiến người bệnh căng thẳng, đau đớn và mất ngủ, thế nhưng nó là bệnh lành tính và có thể kiểm soát bằng thuốc cũng như phòng ngừa đợt cấp thông qua chế độ ăn uống.
Dựa vào mức độ nghiêm trọng bệnh gút được chia làm 3 giai đoạn, cụ thể:
Giai đoạn đầu của bệnh gút
Mức axit uric có trong máu ở mức cao nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng của bệnh gút.
Giai đoạn 2
Triệu chứng thường xuất hiện trên sụn vành tay, khuỷu tay, ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân, gân gót. Ở giai đoạn này cơn đau thường không kéo dài.
Giai đoạn 3
Những triệu chứng của bệnh sẽ không đột nhiên biến mất và các tinh thể axit uric sẽ tấn công vào nhiều khớp.
>>>>>>> viêm bao quy đầu
Nguyên nhân bệnh gút là gì?
Thông thường, chỉ số acid uric có trong máu sẽ được duy trì ở mức cố định đối với nam giới là: 210 – 420 umol/L và đối với nữ giới là: 150 – 350 umol/L. Khi thận yếu không thể đào thải acid uric hay do cơ thể tạo ra quá nhiều, có sự bất thường trong chu trình tạo ra acid này dẫn tới nguy cơ mắc bệnh gút.
Các tinh thể uric dư thừa lâu ngày tích tụ trong khớp nhiều năm mà không gây ra triệu chứng. Những tinh thể này thường có cấu trúc nhỏ, cứng, sắc nhọt và có thể cị xát vào màng hoạt dịch dẫn tới tình trạng sưng, viêm, đau đớn.
Purine là chất tự nhiên có trong thực phẩm, mỗi loại thực phẩm đều có chứa hàm lượng purine khác nhau, nhất là ở một số nhóm thịt, cá, hải sản,… có chứa hoạt chất này cao. Khi cơ thể tiêu hóa purine, cơ thể sẽ sản sinh ra acid uric, nếu như chúng ta tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa purine thì điều này đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ sản sinh acid uric dư thừa.
Nguyên nhân nguyên phát
Là nguyên nhân thường gặp nhất. Bệnh gút thường gắn liền với yếu tố di truyền hay cơ địa. Những người mắc bệnh gout vô căn có quá trình tổng hợp purine nội sinh sẽ làm tăng hàm lượng acid uric trong cơ thể. Bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi, có thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu lành mạnh.
Nguyên nhân thứ phát
Là tình trạng nồng độ acid uric trong máu tăng cao do một số bệnh lý khác hay nguyên nhân khác như: mắc bệnh về máu, bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, đau tủy xương hay sử dụng thuốc điều trị bệnh ác tính.
>>>>>>>> sùi mào gà
Dấu hiệu nhân biết triệu chứng bệnh gút
Ở giai đoạn đầu, một số bệnh nhân được ghi nhận nồng độ acid uric trong máu cao nhưng không xuất hiện triệu chứng bệnh được gọi là tăng acid uric máu. Thế nhưng theo thời gian, nồng độ này tăng cao không có dấu hiệu hạ xuống sẽ dẫn tới sự tích tụ các tinh thể urat gây ra các cơn đau nhức tại khớp vô cùng khó chịu, cơn đau xuất hiện đột ngột, âm ỉ tới dữ dội.
Bạn có thể nhận biết biểu hiện của bệnh gút qua các tín hiệu sau:
Đau khớp dữ dội
Đây là dấu hiệu bệnh gút dễ nhật biết nhất, triệu chứng đau thường xảy ra tại các khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay. Tại các khớp ở háng, vai, vùng chậu cũng xảy ra nhưng tần suất ít hơn. Cơn đau dần trở nên nghiêm trọng trong vòng 4 – 12 giờ đầu tiên khi triệu chứng của bệnh bắt đầu.
Đau âm ỉ, kéo dài
Sau khi cơn đau dữ dội xảy ra của đợt cấp, người bệnh sẽ có hiện tượng đau âm ỉ một thời gian sau đó. Cơn đau có thể xảy ra vài ngày hay vài tuần, tần suất cơn đau ở những lần sau sẽ kéo dài hơn trước. Bạn có thể nhận biết triệu chứng bệnh gút ở chân qua dấu hiệu này.
Viêm và tấy đỏ
Các khớp bị ảnh hưởng dần trở nên sưng, mềm, nóng và đỏ. Trong đó dấu hiệu bệnh gút ở tay đó là các khớp ngón tay sưng nóng, tấy đỏ, cơn đau càng trầm trọng hơn vào ban đêm.
Giới hạn phạm vi hoạt động khớp
Khi bệnh gút phát triển, người bệnh có thể sẽ không thể cử động các khớp ở mức bình thường.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh gút
Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh gút là khoảng 1/200 người trưởng thành. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Thế nhưng, nam giới từ 30 – 50 tuổi và phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh thường có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn. Bệnh ít khi xảy ra ở người trẻ tuổi, trẻ em.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút đó là:
- Chế độ ăn uống quá nhiều đạm, hải sản
- Tuổi tác và giới tính: Bệnh thường xuất hiện nhiều hơn ở nam giới, người lớn tuổi
- Người uống bia rượu trong một khoảng thời gian dài
- Béo phì
- Trong gia đình có người từng mắc bệnh gút
- Người vừa có chấn thương hay mới phẫu thuật
- Tăng cân quá mức
- Tăng huyết áp
- Chức năng hoạt động của thận bất thường
Ngoài ra, sử dụng một số loại thuốc cũng được xem là nguyên nhân làm tích tụ axit uric trong cơ thể như: thuốc lợi tiểu, thuốc hóa trị liệu, aspirin,… Đặc biệt, người từng mắc bệnh tiểu đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu,… cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Bệnh gút có chữa khỏi được không?
Theo các chuyên gia, gút là một trong những bệnh lý rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Do đó, bệnh rất khó có thể chữa khỏi hoàn toàn hay nó cách khác chưa có cách trị bệnh gút dứt điểm. Hiện nay, sau khi khám bệnh phát hiện bệnh gút bác sĩ sẽ thường chỉ định uống thuốc để điều trị, có rất nhiều loại thuốc Tây có tác dụng làm giảm cơn đau, chống viêm nhanh và hiệu quả trong điều trị các đợt gút cấp.
Đồng thời, thuốc kiểm soát ổn định hàm lượng acid uric trong máu. Thế nhưng chúng chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn sớm hay ổn định tình trạng bệnh ở giai đoạn muộn mà không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh gút nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới mức độ ảnh hưởng của bệnh. Để kiểm soát các triệu chứng của bệnh, người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh, cụ thể:
Bệnh gút nên ăn gì
- Uống nhiều nước để tăng đề kháng, hỗ trợ cơ thể đào thải acid uric.
- Những món ăn chữa bệnh gút gồm thịt màu trắng như thịt cá sông, lườn gà, thịt heo,… vì thịt có màu trắng thường ít purin, hàm lượng protein cần thiết đối với cơ thể mỗi ngày là 50 – 100g.
- Tinh bột, thực phẩm giàu carbohydrate là thực phẩm vàng đối với người mắc bệnh gút. Bởi nó chứa hàm lượng purin an toàn, chúng có khả năng làm giảm, hòa tan acid uric trong nước tiểu. Do đó, người bệnh có thể thoải mái ăn bún phở, bánh mì, ngũ cốc,…
- Tăng cường bổ sung các loại rau tốt cho người bệnh gút đó là cải bẹ xanh, dâu tây, lá sake, giã đỗ, măng tây, dưa chuột, súp lơ,…
- Nên thay thế các loại dầu ăn bằng dầu ô liu, dầu lạc,… nhằm giảm bớt hàm lượng chất béo trong cơ thể.
- Khi chế biến bạn nên ưu tiên các món hấp, luộc, đồng thời hạn chế các món ăn chiên xào chứa nhiều dầm mỡ.
Bệnh gút kiêng ăn gì
- Bệnh gút kiêng gì thì người mắc bệnh gút cần tránh uống bia rượu bởi nó làm tăng quá trình chuyển hóa tạo ra axit uric.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa lượng purin cao như: nội tạng động vật, thịt bò, tôm,…
- Một số loại rau như rau bina, cải bắp, măng tây, nấm.
- Tránh chất béo trong khẩu phần ăn của mình bằng cách lựa chọn thịt nạc, gia cầm,…
- Tránh ăn hoa quả, đồ lên men, những loại nấm, măng, giá đỗ vì chúng làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể.
- Một số loại gia vị bạn cũng cần hạn chế như: ớt, hạt tiêu vì chúng có thể gây hưng phấn thần kinh và làm tái phát bệnh.
Bệnh gút có ăn được xôi không?
Theo nghiên cứu, mỗi một đĩa xôi nhỏ sẽ chứa khoảng 600 calo. Lượng calo này thấp hơn giá trị calo trên mỗi bát phở. Trong đó xôi được nấu từ nguyên liệu gạo nếp, một loại thực phẩm có giá trị puri không cao. Vì thế, với câu hỏi bệnh gút có ăn được xôi không thì câu trả lời là “có” nhé.
Bệnh gút có ăn được ớt không?
Vitamin C là hoạt chất chống oxy hóa tuyệt vời có công dụng làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Theo một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy, việc bổ sung vitamin C có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút, giảm nồng độ axit uric trong huyết thanh. Đặc biệt, vitamin C được tìm thấy rất nhiều trong ớt chuông ngọt, đây được xem là nguyên liệu hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả.
Tuy nhiên, với ớt đỏ cay người mắc bệnh gút tuyệt đối không nên ăn vì nó sẽ khiến bệnh ngày một nghiêm trọng hơn.
Bệnh gút có ăn được trứng gà không?
Trứng được xem là thực phẩm nên có trong chế độ ăn hàng ngày đối với người mắc bệnh gút. Trong trứng gà chứa hàm lượng purin thấp (dưới 50mg/100g thực phẩm) hơn những loại trứng khác nhưng trứng gà lại có giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe vì thế người mắc bệnh gút có thể ăn.
Bệnh gút có ăn được đậu phụ không?
Người mắc bệnh gút nên ưu tiên ăn các món đậu phụ được chế biến thanh đạm, hạn chế ăn món đậu chiên, rán chứa nhiều dầu mỡ. Bạn có thể chế biến đậu thành những món hấp, luộc cũng như sử dụng đậu phụ non, đậu phụ trắng tốt cho sức khỏe.
Bệnh gút có dùng cao hổ cốt được không?
Theo y học hiện đại, xương hổ chứa các thành phần như:
- Calcium phosphate
- Calcium carbonate
- Collagen
- Magiesium
- Phosphate
- Mỡ….
Về cơ bản, các thành phần này giống với những loại cao xương động vật khác. Vì thế, nếu xét về thành phần, cao xương hổ hoàn toàn không có tác dụng gì đối với những vấn đề của bệnh gút.
Người ta chỉ thực sự chưa tìm thấy thành phần nào có công dụng ngăn chặn sự tấn công của nhân purin hay hỗ trợ đào thải thành phần axit uric máu, hòa tan các tinh thể urat tại khớp.
Điều này cũng có nghĩa rằng, chưa có bất kỳ khẳng định nào về vấn đề cao xương hổ có khả năng điều trị bệnh gút.
Hướng dẫn cách chữa bệnh gút bằng quả dừa
Để điều trị bệnh gút bằng quả dừa bạn thực hiện như sau:
Mỗi sàng dùng 100g lá trầu không tươi, xắt nhuyễn ngâm vào trong quả dừa viêm vừa vạt nắp gáo. Nên chắt bớt nước dừa để tránh tình trạng bị tràn khi cho lá trầu không vào.
Đậy nắp và ngâm trong thời gian 30 phút, sau đó đổ ra ly uống 1 mạch, không ăn sáng ngay mà chờ tới khi cơ thể hấp thụ nước dừa, sau khi đi tiểu trở lại mới bắt đầu ăn sáng. Thực hiện đều đặn trong vòng 1 tuần giúp các cơn đau nhức do bệnh gây ra thuyên giảm nhanh chóng.
Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý điều trị bệnh gút tại nhà để tránh các biến chứng nguy hiểm. Khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh gút, người bệnh cần tới cơ sở y tế chuyên khoa uy tín thăm khám cụ thể. Dựa vào mức độ bệnh lý bác sĩ sẽ tư vấn cách kê thuốc chữa bệnh gút tốt nhất hiện nay hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin