banner

Cấy que tránh thai bao nhiêu tiền ở đâu an toàn hiệu quả tốt

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Cấy que tránh thai là một trong những phương pháp tránh thai được sử dụng khá phổ biến, bên cạnh dùng thuốc tránh thai, bao cao su…Chúng ta sẽ tìm hiểu về cấy que tránh thai như ưu điểm, tác dụng phụ, thời gian tránh thai…

Cấy que tránh thai là gì?

Cấy que tránh thai là một phương pháp được nhiều chị em áp dụng để tránh mang thai ngoài ý muốn mà không cần phải dùng thuốc, đặt vòng hoặc dùng bao cao su.

Que tránh thai hoạt động theo cơ thể giải phóng hormone progesterone trong cơ thể giúp ngăn ngừa thai kỳ, đồng thời khiến chất nhầy tử cung trở nên dày đặc hơn để không cho tinh trùng vào tử cung.

cấy que tránh thai là gì có tốt không

Cấy que tránh thai là sử dụng 1 que có kích thước bằng que diêm, chất liệu nhựa mềm và cấy dưới da cánh tay không thuận.

Theo nhiều nghiên cứu và khẳng định thực tiễn thì cấy que tránh thai có hiệu quả lên đến 99,95%, gần ngang bằng với phương pháp “triệt sản” thắt ống dẫn trứng, thắt ống dẫn tinh.

>>>>>>> dấu hiệu mang thai

>>>>>>> máu báo thai

Cấy que tránh thai ở đâu trên cơ thể?

Nhiều bạn nữ  muốn thực hiện cấy que tránh thai vì sự tiện lợi và không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy cấy que tránh thai ở đâu trên cơ thể là tốt nhất? Cấy que tránh thai ở tay không thuận phụ nữ là tốt nhất, vùng da dưới cánh tay không có sự vận động quá nhiều để tránh xê dịch que tránh thai, nên đây là vị trí an toàn và tốt nhất.

Cấy que tránh thai được bao lâu?

Nữ giới có thể cấy 1 hoặc nhiều que nhỏ, điều này phụ thuộc vào nhu cầu tránh thai của bản thân và tư vấn của bác sĩ. Tùy vào số lượng cấy que tránh thai ở tay mà thời gian tránh thai có thể kéo dài từ 3-7 năm.

Quy trình cấy que tránh thai

 Để đảm bảo hiệu quả tránh thai của cấy que tránh thai, bạn nữ cần đến các cơ sở y tế uy tín thực hiện đúng quy trình. 

Dưới đây là quy trình cấy que tránh thai:

– Bác sĩ khám, kiểm tra sức khỏe, tư vấn ưu nhược điểm của phương pháp cấy que tránh thai.

– Chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

– Bác sĩ tiến hành sát khuẩn, gây tê vùng cấy que tránh thai.

– Bác sĩ đưa que cấy tránh thai vào dưới vùng da mặt trong của cánh tay không thuận.

– Khi hoàn thành cấy que tránh thai, bạn có thể ngồi nghỉ ngơi theo dõi 30 phút và ra về.

Cấy que tránh thai có tác dụng phụ gì không? 

Bất cứ phương pháp tránh thai nào cũng có 2 mặt, các bạn khi thực hiện biện pháp tránh thai nào thì nên hỏi ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ tư vấn mặt lợi và mặt nhược điểm để có sự lựa chọn tốt nhất.

– Cấy que tránh thai có thể gây tác dụng phụ gây rối loạn kinh nguyệt như kinh nguyệt ra ít, rong kinh, thậm chí mất kinh.

– Một số tác dụng phụ khi chị em cấy que tránh thai như nổi mụn, tăng cân, căng ngực, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn…

– Chị em đang mắc ung thư vú thì không được phép cấy que tránh thai để tránh ảnh hưởng sức khỏe.

– Nếu chị em cấy que tránh thai ở cơ sở y tế kém chất lượng có thể gây nhiễm trùng, đau đớn hoặc không có tác dụng tránh thai.

Cấy que tránh thai có kinh không?

Nhiều chị em thắc mắc cấy que tránh thai có kinh không, bác sĩ phụ khoa cho biết: “Khi cấy que tránh thai thì chị em có thể gặp một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh như chậm kinh, rong kinh, kinh ra ít…”

Theo một số nghiên cứu, khoảng 50% trường hợp nữ giới sau khi cấy que tránh thai vẫn có kinh nguyệt như bình thường, 15% trường hợp kinh nguyệt ra nhiều, 35% trường hợp mất kinh hoặc kinh nguyệt ra ít.

Do đó, nếu sau cấy que tránh thai mà bạn không có kinh thì cũng không cần quá lo lắng, vì đây là phản ứng bình thường của cơ thể. Đôi khi việc mất kinh hoặc kinh ra ít có thể giúp cơ thể ngăn ngừa tình trạng mất máu, thiếu sắt và thoải mái hơn khi tham gia các hoạt động vui chơi như đi bơi, tắm biển…

Bên cạnh kinh nguyệt gặp vấn đề thì chị em có thể trải qua một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, tăng cân, nám da, nổi mụn…

Cấy que tránh thai bị rong kinh

Theo một số nghiên cứu, khoảng 15% trường hợp kinh nguyệt ra nhiều, 35% trường hợp mất kinh hoặc kinh nguyệt ra ít. Do đó, nếu chị em sau cấy que tránh thai thấy kinh nguyệt ra nhiều, rong kinh thì cũng không cần quá lo lắng. Lúc này bạn cần có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để bù lại lượng sắt đã mất.

Cấy que tránh thai khi nào?

Bạn có thể cấy que tránh thai bất cứ khi nào, nhưng để có hiệu quả cao nhất thì bạn nên cấy que vào các thời điểm:

– Trong 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt.

– Từ ngày 1-7 sau khi uống thuốc nội tiết tốt kết hợp.

– Trong vòng 3 tháng đầu sau khi nạo hút thai hoặc sảy thai.

– Nếu bạn đang uống hoặc tiêm tránh thai chứa progestin thì có thể cấy que tránh thai bất cứ khi nào.

– Phụ nữ sau sinh khoảng 3-4 tuần mới được cấy que tránh thai.

Cấy que tránh thai bao lâu thì có tác dụng?

Cấy que tránh thai có tác dụng rất nhanh, trong vòng 24 giờ là có thể mang lại hiệu quả tránh thai an toàn. Tuy nhiên, cấy que tránh thai bao lâu có tác dụng phụ thuộc vào thời điểm cấy que, bác sĩ thực hiện…Nếu tuân thủ thời gian cấy là 5 ngày đầu chu kỳ kinh thì hiệu quả có thể tránh thai sau 24 giờ.

Cấy qQue tránh thai được coi là một trong những phương pháp tránh thai hiệu quả cao nhất hiện nay, tỉ lệ tránh thai lên tới 99,95% (ngang với triệt sản).

Cấy que tránh thai có tốt không?

Cấy que tránh thai rất tốt cho chị em muốn tránh thai an toàn mà vẫn đảm bảo được chất lượng đời sống tình dục giống như phương pháp dùng miếng dán tránh thai.

Ưu điểm của cấy que tránh thai:

– Mang lại hiệu quả tránh thai lên đến 99,95%, tỉ lệ tránh thai rất cao, gần ngang với triệt sản.

– Dễ sử dụng.

– Thời gian tác dụng tránh thai có thể kéo dài 3-5 năm.

– Mẹ cho con bú hoàn toàn có thể cấy que tránh thai mà không ảnh hưởng đến chất lượng sữa, tiết sữa.

– Muốn có con trở lại thì bạn chỉ cần  tháo que cấy ra.

Cấy que tránh thai có tốt không? Cấy que tránh thai còn có thể giúp chị em:

– Giảm tình trạng đau bụng kinh.

– Giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm, mang thai ngoài tử cung, ung thư cổ nội mạc tử cung.

– Cấy que tránh thai ở dưới cánh tay dễ dàng, kín đạo và khó nhìn thấy.

– Cấy que tránh thai phù hợp với chị em nào thường xuyên quên uống thuốc hoặc không sử dụng được thuốc có thành phần estrogen khi đang cho con bú, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp…

Cấy que tránh thai có bầu không?

Theo nhiều nghiên cứu và thực tiễn đã chứng minh, cấy que tránh thai mang lại hiệu quả lên tới 99,95%, đây là tỉ lệ tránh thai ngang gần với phương pháp triệt sản.

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả tránh thai 99,95% thì cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

– Chất lượng que tránh thai, còn hạn sử dụng và que cấy có thương hiệu.

– Thực hiện cấy que tránh thai tại cơ sở y tế uy tín.

– Chị em có đủ điều kiện thực hiện cấy que tránh thai, không mắc các bệnh dị ứng về thành phần thuốc.

– Tuân thủ thời gian cấy que tránh thai.

Những ai không nên cấy que tránh thai?

Không phải ai cũng có thể thực hiện phương pháp cấy que tránh thai, do đó chị em cần đến cơ sở y tế khám sức khỏe. Nếu tự ý đến cơ sở kém chất lượng cấy que tránh thai vừa không có tác dụng tránh thai mà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dưới đây là những trường hợp nữ giới không nên cấy que tránh thai:

– Nếu bạn có khả năng mang, bạn nên xét nghiệm siêu âm để chắc chắn bạn đã mang thai chưa.

– Bạn đang có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn mà không muốn làm thay đổi chu kỳ kinh thì không nên cấy que tránh thai.

– Phụ nữ đang điều trị bệnh lao, HIV, động kinh và một số thuốc kháng sinh có thể làm giảm tác dụng hiệu quả của que tránh thai. Do đó, trước khi thực hiện thủ thuật cấy que tránh thai, bạn nên cầm các bao thuốc, vỏ thuốc hoặc đơn thuốc đang sử dụng để bác sĩ tư vấn chính xác nhất.

– Nữ giới có tiền sử mắc bệnh gan, đột quỵ hoặc đang điều trị ung thư thì không cấy que tránh thai.

Cấy que tránh thai có đau không?

Nhiều chị em đang thắc mắc cấy que tránh thai có đau không? Thực tế thì đây là phương pháp tránh thai thực hiện nhẹ nhàng, không đau hoặc chỉ nhói đau như kiến cắn vì sử dụng thuốc gây tê.

Tuy nhiên, tùy vào cơ địa và khả năng chịu đau của mỗi người, người thì cảm thấy nhẹ nhàng, không đau, người thì cảm giác khó chịu, nhói đau. Một số chị em thì cơn đau nhói kéo dài 1-2 ngày.

Sau khi cấy que tránh thì thì vùng da dưới cánh tay có thể tấy đỏ, sưng nhẹ, đây là phản ứng bình thường nên không cần quá lo lắng.

Những lưu ý sau khi cấy que tránh thai

 Sau khi cấy que tránh thai, chị em cần lưu ý một số biểu hiện, tác dụng phụ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Dưới đây là một số tác dụng phụ thường gặp:

– Kinh nguyệt thay đổi, có thể ra nhiều hơn, chậm kinh, rong kinh hoặc kinh ra ít.

– Gần 20% trường hợp nữ giới sau khi cấy que thử thai không bị chảy máu, điều này cũng hoàn toàn bình thường mà không cần quá lo lắng.

– Chảy máu thường xuyên và kéo dài trong tuần đầu cấy que tránh thai, sau đó s0065 giảm xuống nên chị em cần theo dõi và có thể gặp bác sĩ để cầm máu.

Dưới đây là một số triệu chứng gặp ở đối tượng ít sử dụng phương pháp tránh thai cấy que:

– Đau nhức đầu, thay đổi tâm trạng

– Đầy hơi, đầy bụng, mặt nổi mụn

– Đau căng tức ngực

– Vùng cấy đỏ da, chấm xuất huyết, sưng tấy, đau.

Nếu gặp những biểu hiện dưới đây sau khi cấy que tránh thai thì nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt:

– Đau chân kéo dài

– Căng tức ngực, đau ngực dữ dội

– Sưng mặt, lưỡi, họng, khó nuốt, khó thở, nổi phát ban

– Tê bì cánh tay, yếu, khó cầm nắm

– Thị lực kém hoặc mù đột ngột

– Lòng trắng mắt bị vàng, kèm theo sốt, mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu có màu sẫm

– Mọc khối u to dần ở vú, khó ngủ, thay đổi tâm trạng

– Kinh nguyệt ra quá nhiều gây choáng ngất, da nhợt nhạt

Cấy que tránh thai hay đặt vòng tốt hơn?

Cấy que tránh thai là phương pháp tránh thai que chứa progesterone – loại hormone ngăn chặn tinh trùng vào sâu trong tử cung. Cấy que tránh thai còn giúp ức chế rụng trứng, ngăn sự làm tổ của trứng đã được thụ tinh. Progesterone sẽ được phóng thích mỗi ngày giúp chị e tránh thai hiệu quả, thời gian kéo dài 3-5 năm.

Đặt vòng tránh thai là dụng cụ tránh thai được sử dụng khá phổ biến. Vòng tránh thai có hình dạng chữ T, có nhiệm vụ như vật cản đặt vào buồng trứng, ngăn chặn trứng làm tổ. Có 2 loại vòng tránh thai là dạng đồng và vòng tránh thai hormone.

Vậy cấy que tránh thai hay đặt vòng tốt hơn? Thực tế thì mỗi phương pháp tránh thai đều có ưu nhược điểm khác nhau, tùy cơ địa và nhu cầu của mỗi người sẽ chọn phương pháp tránh thai phù hợp.

Đối với vòng tránh thai: Đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai hiệu quả lâu dài, có tác dụng lên đến 10 năm. Sau khi đặt vòng tránh thai thì bạn hoàn toàn có thể quan hệ tình dục bình thường, không làm giảm cực khoái hay khoái cảm. Đặt vòng tránh thai là phương pháp ít tốn kém, dễ sử dụng và không gây cảm giác lấn cấn như đang mang vật lạ trong người. Khi có ý định sinh con thì chỉ cần tháo vòng tránh thai.

Đặt vòng tránh thai có thể gây ra một số tác dụng phụ như gây viêm, tạo vi khuẩn trong tử cung dẫn đến tăng tiết dịch âm đạo. Vòng tránh thai có thể làm thay đổi sinh hóa và tế bào nội mạc tử cung từ đó tử cung dễ bị tổn thương. Trong 2-3 thán đầu sau khi đặt vỏng tránh thai có thể gây rối loạn kinh nguyệt.

Đối với cấy que tránh thai: Cấy que tránh thai mặc dù chưa phổ biến nhưng đây được đánh giá là phương pháp tránh thai có hiệu quả rất cao, lên tới 99,95%, ngang với triệt sản. Cấy que tránh thai có ưu điểm vượt trội so với đặt vòng là dễ sử dụng, cấy dưới da cánh tay đơn giản và hiệu quả cao. Que tránh thai có tác dụng ngăn ngừa tinh trùng vào gặp trứng, tăng chất nhầy âm đạo. Que tránh thai có hạn sử dụng từ 3-5 năm, không ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng.

Tác dụng phụ của cấy que tránh thai là có thể đau, bầm tím ở cánh tay, kinh nguyệt không đều, nổi mụn, có thể tăng cân.

Nhìn chung, cấy que tránh thai hay đặt vòng tránh thai đều có ưu nhược điểm khác nhau. Tùy vào nhu cầu của bản thân và tư vấn của bác sĩ thì chị em nên lựa chọn phương pháp tránh thai phù hợp.

Cấy que tránh thai có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Cấy que tránh thai phù hợp với nhiều đối tượng, bao gồm:

– Phụ nữ đang cho con bú

– Phụ nữ hơn 40 tuổi

– Phụ nữ bị u xơ tử cung

– Phụ nữ mắc bệnh tim mạch, béo phì, cao huyết áp…

Vậy cấy que tránh thai có ảnh hưởng đến sữa không? Thực tế thì cấy que tránh thai là phương pháp an toàn, hiệu quả lâu dài và không ảnh hưởng đến chất lượng sữa và tiết sữa của người mẹ.

Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn sữa tốt nhất thì bạn nên đợi sau sinh khoảng 6 tuần thì mới bắt đầu cấy que tránh thai. 

Cấy cue tránh thai có thể ảnh hưởng và làm thay đổi nội tiết tố, từ đó gây ra các tác dụng phụ như kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ra ít hoặc nhiều, mất kinh hoặc rong kinh trong 6 tháng đến 1 năm đầu cấy que. Ngoài ra, các tác dụng phụ phổ biến khác như đau đầu, chóng mặt, căng tức ngực, buồn nôn, tăng cân, nổi mụn nhọt…

Cấy que tránh thai bao nhiêu tiền?

Khi có ý định cấy que tránh thai, chị em nên tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Cấy que tránh thai giá bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

– Loại que: Hiện nay có nhiều loại que tránh thai và hiệu lực khác nhau như Implanon (tác dụng 3 năm), Jadelle, Sinoplant (tác dụng 5 năm), Norplant (tác dụng 5-7 năm). Mỗi loại que sẽ có mức giá khác nhau, que có tác dụng càng lâu thì chi phí càng cao.

– Số lượng cấy que: Cấy 1 que tránh thai đương nhiên chi phí sẽ thấp hơn so với số lượng bạn cấy nhiều lần.

– Kỹ thuật cấy que: Cấy que tránh thai truyền thống có chi phí thấp hơn so với phương pháp hiện đại, nhưng có thể gây ra một số biến chứng như nhiễm trùng, viêm nhiễm, để lại sẹo.

– Cơ sở thực hiện: Mỗi cơ sở sẽ niêm yếu chi phí cấy que tránh thai khác nhau nhưng chênh lệch không đáng kể.

Trên đây là những thông tin về cấy que tránh thai, thời gian hiệu quả, những ưu nhược điểm của phương pháp tránh thai này. Hi vọng bài viết sẽ giúp chị em có lựa chọn tốt nhất.

banner
21 26 28 35 44 51