Bệnh đậu mùa khỉ hiện nay đã “làm mưa làm gió” ở hơn 20 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới, khiến cho nhiều người lo ngại về một đợt bùng phát dịch nguy hiểm. Vậy bạn biết gì về bệnh đậu mùa khỉ, triệu chứng nhận biết và biện pháp phòng ngừa? Cùng tìm hiểu nhé!
Đậu mùa khỉ là bệnh gì?
Đậu mùa khỉ tiếng Anh là Monkeypox virus. Có rất nhiều trường hợp đã mắc phải căn bệnh này từ năm 2016 tại các nước cộng hòa Trung Phi, Nigeria, Liberia, Sierra Leone, Cộng hòa Congo…Nhìn chung đây đều là những khu vực có đợt bùng phát dịch đột ngột, với tỷ lệ mắc mới cũng rất cao.
Theo các chuyên gia tỷ lệ mắc bệnh cao là do vào năm 1980, tại các quốc gia đó đã ngừng tiêm chủng vắc xin đậu mùa. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, hiện nay đã có hơn 20 quốc gia trên thế giới nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ. Vì thế các nước cần phải tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh.
Bệnh đậu mùa khỉ được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus gây bệnh đậu mùa khỉ. Cả động vật và con người đều có thể mắc bệnh này, tuy rằng đây là bệnh khá hiếm gặp. Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ thường có triệu chứng như đau đầu, sốt, phát ban…
Hầu hết các bệnh nhân sau vài tuần đều có thể hồi phục, và tỷ lệ tử vong không cao. Nhưng bệnh có thể diễn tiến nặng hơn và gây tử vong nếu gặp phải những yếu tố nguy cơ như tiếp xúc lâu dài với virus, có hệ miễn dịch kém…
Các chuyên gia y tế nói rằng bệnh đậu mùa khỉ không có tốc độ lây lan cao như dịch covid 19. Tuy nhiên nó vẫn có khả năng trở thành mối đe dọa lớn cho sức khỏe toàn cầu, nếu như y học không kịp thời đưa ra vắc-xin phòng ngừa hiệu quả.
Những người đã từng tiêm chủng vắc xin đậu mùa sẽ ít gặp nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ hơn, thậm chí dù đã tiêm cách đây 25 năm. Tại Châu Phi, tình hình mắc đậu mùa khỉ gia tăng do sự xâm nhập của con người vào sâu trong môi trường sống của động vật hoang dã, những loài đang mang virus đậu mùa khỉ.
Tình hình đậu mùa khỉ Việt Nam
Tại Việt Nam, Bộ y tế thời gian qua đã chủ động bám sát, theo dõi tình hình dịch đậu mùa khỉ trên thế giới. Qua đó, Bộ y tế có những hướng dẫn chuyên môn và khuyến cáo phòng chống dịch gửi đến các địa phương trên cả nước. Bên cạnh đó, Bộ y tế cũng có sự phối hợp với các cơ quan truyền thông để tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh.
Hiện nay ở Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc bệnh nào, nhưng nhiều quốc gia trong khu vực đã có trường hợp mắc bệnh. Bệnh nhân đầu tiên tử vong do bệnh đậu mùa khỉ là tại Ấn Độ. Vì thế hệ thống y tế tại Việt Nam cần có sự chủ động một cách quyết liệt hơn để đáp ứng được nhu cầu phòng chống dịch, chủ động có phương án phòng ngừa đậu mùa khỉ xâm nhập vào Việt Nam.
Tóm lại, nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập vào Việt Nam là rất lớn. Vì thế toàn dân cần có sự chủ động phối hợp với các ban ngành, để phòng chống bệnh tại các địa phương trên cả nước.
Nguyên nhân cụ thể nào gây bệnh đậu mùa khỉ?
Theo các tài liệu y khoa, bệnh đậu mùa khỉ là do một loại virus thuộc chi Orthopoxvirus, nằm trong họ virus Poxviridae gây ra. Căn bệnh này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958. Virus gây bệnh rất giống với căn bệnh xảy ra trên khỉ trong phòng nghiên cứu, nên các chuyên gia đã gọi nó là bệnh đậu mùa khỉ.
Tuy nhiên khỉ không phải là tác nhân khiến cho dịch bệnh này bùng phát. Theo Tổ chức Y tế thế giới, thì khả năng nguồn lây nhiễm lớn nhất của căn bệnh này đến từ loài gặm nhấm, tuy nhiên chưa thể xác định chính xác được.
Bệnh đậu mùa khỉ thường lây qua đường nào?
Bệnh đậu mùa khỉ có khả năng lây trực tiếp nếu tiếp xúc với chất lỏng trong cơ thể, máu, giọt bắn đường hô hấp hay vết thương ở trên niêm mạc hoặc da người bệnh.
Bên cạnh đó, nếu tiếp xúc với vật dụng của người bệnh như quần áo, khăn mặt, chăn, ga, gối, đệm, ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh hoặc chạm vào vết thương trên da người bệnh cũng dễ khiến bạn mắc đậu mùa khỉ. Đó là lý do nếu sống chung với bệnh nhân thì nguy cơ nhiễm bệnh của bạn là khá cao.
Ngoài ra, đậu mùa khỉ cũng có khả năng lây truyền từ mẹ sang thai, khiến trẻ sinh ra bị bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh. Trong và sau quá trình sinh nở, sự tiếp xúc gần giữa trẻ sơ sinh và mẹ cũng khiến các bé có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Tình dục có lây nhiễm đậu mùa khỉ không? Tuy tiếp xúc gần có thể khiến cho bệnh đậu mùa khỉ dễ lây lan nhưng theo các chuyên gia, để kết luận việc quan hệ tình dục khiến virus gây bệnh lây nhiễm thì còn cần thêm các nghiên cứu khác, chứ chưa thể xác định chắc chắn.
>>>>>>> Bệnh noma
Triệu chứng đậu mùa khỉ
Triệu chứng đầu mùa khỉ ở mỗi giai đoạn bệnh là khác nhau nếu có các triệu chứng hãy đi khám bệnh sớm để phòng ngừa bệnh phát triển mạnh hơn. Sau đây là những hình ảnh bệnh đậu mùa khỉ qua từng giai đoạn cụ thể:
Thời gian ủ bệnh
Nhiều bệnh lý do virus gây ra đều có một thời gian ủ bệnh, đậu mùa khỉ cũng vậy. Vậy thời gian ủ bệnh của căn bệnh này là bao lâu? Theo các chuyên gia, sau khi nhiễm virus gây bệnh thì bệnh nhân phải bước vào giai đoạn ủ bệnh, kéo dài từ 5 đến 21 ngày. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp, thời kỳ ủ bệnh nằm trong khoảng từ 7 đến 14 ngày. Trong giai đoạn này sẽ không có dấu hiệu gì nên không ai phát hiện ra được.
Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ giai đoạn phát triển
Sau thời kỳ ủ bệnh, bệnh nhân sẽ xuất hiện những triệu chứng đầu tiên bao gồm ớn lạnh, đau đầu dữ dội, sốt, đau lưng và các cơ, nổi hạch, mệt mỏi, uể oải…
Khi biểu hiện sốt xuất hiện thì sau đó từ 1 đến 3 ngày, bệnh nhân có thể bị phát ban. Vị trí xuất hiện các dấu phát ban như sau:
- Trên khắp gương mặt: cụ thể, có tới 95% bệnh nhân đậu mùa khỉ xuất hiện phát ban trên mặt.
- Trên lòng bàn tay và bàn chân: tỷ lệ bệnh nhân xuất hiện vết phát ban ở khu vực này cũng tương đối cao, có thể lên đến 75%.
- Ngoài ra nốt phát ban còn có thể xuất hiện ở cơ quan sinh dục, ở miệng, mắt – bao gồm cả kết mạc và giác mạc.
Ban đầu bạn sẽ chỉ thấy vết sần xuất hiện trên bề mặt da, sau đó chúng dần trở thành nốt phát ban dạng mụn nước, sưng to, chuyển thành mụn mủ, cuối cùng là khô lại, đóng vảy rồi xẹp xuống. Những triệu chứng này thông thường chỉ kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi, và người bệnh không cần áp dụng bất cứ biện pháp điều trị đặc biệt nào.
Đậu mùa khỉ có phải bệnh nguy hiểm không?
Bệnh đậu mùa khỉ có phải là căn bệnh nguy hiểm không? Nó có gây ra biến chứng gì đặc biệt hay không? Theo các chuyên gia, đậu mùa khỉ có khả năng gây ra những biến chứng sau:
- Viêm mô não
- Nhiễm trùng máu
- Viêm phế quản phổi
- Khiến các vết thương trên da nghiêm trọng hơn, làm da bị bong ra thành mảng lớn.
- Nhiễm trùng giác mạc và mất thị lực.
Tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khí trước đây dao động trong khoảng 11% so với số lượng người mắc bệnh. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em cao hơn người lớn. Tuy nhiên gần đây tỷ lệ này đã giảm, chỉ vào khoảng 3 đến 6%.
Thực tế cho thấy đậu mùa khỉ là căn bệnh khó lây lan hơn so với covid 19. Các triệu chứng của căn bệnh này cũng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên đây vẫn được coi là căn bệnh nguy hiểm và cần phải được phòng ngừa với những biện pháp thích hợp.
Chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ?
Căn bệnh đậu mùa khỉ đang có nguy cơ bùng phát nên khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Nếu bạn là một trong những đối tượng sau đây, nên có kế hoạch đi kiểm tra ngay để đảm bảo an toàn:
- Những người đang sống chung hoặc làm việc chung với bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ, hoặc với người đang nghi mắc bệnh.
- Những người vừa đi du lịch đến một khu vực hoặc quốc gia xuất hiện các ca bệnh đậu mùa khỉ.
- Những người bị động vật cắn hoặc cào và nghi ngờ mắc bệnh.
- Những người ăn động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ và có nguy cơ nhiễm bệnh.
- Những người sống ở khu vực vùng nhiệt đới, thường xuyên gặp phải các loài vật nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
Quy trình chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ tại các cơ sở y tế như sau:
Tìm hiểu tiền sử bệnh
Bạn sẽ được các chuyên gia hỏi han về tiền sử bệnh để xem có tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh hay không, hoặc bạn đã từng mắc bệnh chưa… Từ đó bác sĩ sẽ xác định được nguy cơ mắc bệnh của bạn.
Xét nghiệm
Tiếp theo, bạn có thể được chỉ định xét nghiệm pcr các vết thương trên da hoặc chất lỏng. Xét nghiệm này nhằm xác định xem có virus gây bệnh trong cơ thể bạn hay không.
Sinh thiết
Sinh thiết là xét nghiệm được thực hiện bằng việc lấy bệnh phẩm của mô từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể, như da, nội tạng hay cấu trúc khác. Sau đó bệnh phẩm đó sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Nếu bạn bị nhiễm bệnh sẽ được yêu cầu làm sinh thiết để xác định chắc chắn.
Trong quá trình chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ, bác sĩ sẽ không cho làm xét nghiệm máu. Đây là do virus gây bệnh thường chỉ lưu lại trong máu 1 giai đoạn ngắn, do đó xét nghiệm máu không đưa ra được kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
>>>>>>>> hiệu thuốc gần nhất ở đâu
Bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không?
Hiện nay trên toàn thế giới, chưa có một phương pháp nào đặc trị để chữa khỏi bệnh đậu mùa khỉ. Thế nhưng đây là căn bệnh có khả năng tự thuyên giảm mà không cần áp dụng biện pháp chữa.
Việc điều trị bệnh hiện nay chủ yếu để hỗ trợ. Một số loại thuốc mà bạn có thể sử dụng như:
- Thuốc kháng vi rút Tecovirimat
- Thuốc Brincidofovir
- Thuốc kháng vi rút cidofovir
Những loại thuốc trên đều có khả năng chống lại virus đậu mùa khỉ trong các mô hình thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên chúng không được nghiên cứu hoặc sử dụng cho bệnh nhân ở khu vực dịch lưu hành. Với các bệnh nhân, đa phần biện pháp hiện nay chỉ điều trị triệu chứng bệnh.
Thực tế cho thấy, cho dù đã từng tiêm vắc xin ngăn ngừa bệnh đậu mùa thì bạn vẫn có nguy cơ mắc căn bệnh đậu mùa khỉ. Thế nhưng với các trường hợp này, triệu chứng bệnh sẽ nhẹ hơn, ít khi trở nặng hay để lại biến chứng, do đó cũng không cần can thiệp y tế.
Vaccine đậu mùa khỉ
Về vấn đề vắc xin phòng ngừa căn bệnh đậu mùa khỉ, hiện nay Tổ chức Y tế thế giới WHO đang làm việc với nhiều đối tác khác nhau để tiếp cận với vắc xin phòng bệnh.
Theo các chuyên gia, hiện nay có bốn loại vắc-xin đậu mùa như sau:
- Vắc-xin thế hệ 1: Được khuyến cáo không nên dùng vì công nghệ sản xuất đã lạc hậu.
- Vắc-xin thế hệ 2: Được Nhật Bản nghiên cứu sản xuất và đã được Mỹ, Nhật cấp phép sử dụng cho bệnh nhân đậu mùa.
- Vắc-xin thế hệ 3: Chủ yếu được tạo ra để tiêm chủng phòng bệnh đậu mùa. Nhưng vì căn bệnh này cùng họ với đậu mùa khỉ nên được sử dụng để bắc cầu miễn dịch.
- Vắc-xin thế hệ 4: Là thế hệ mới nhất được sản xuất tại Đan Mạch. Hiện nay nó đã được đăng ký tại Canada, Mỹ…
Phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ bằng cách nào?
Dù tại Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ nào nhưng bạn vẫn cần lưu ý đến việc phòng ngừa bệnh. Sau đây là những biện pháp nên áp dụng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh:
- Hạn chế tiếp xúc với động vật, đặc biệt là những loài có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ. Bạn cũng cần tránh những động vật nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc sống ở vùng dịch bệnh.
- Thực hiện chế độ ăn chín uống sôi. Chỉ nên ăn thịt những động vật có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được qua kiểm định.
- Hạn chế tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bệnh và vật dụng của những người đó.
- Nếu thấy có người xuất hiện triệu chứng bệnh thì cần cách ly.
- Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên rửa bằng dung dịch vệ sinh tay chuyên dụng, đặc biệt khi bạn vừa tiếp xúc với người khác.
- Tiêm phòng bệnh đậu mùa với vắc xin. Tuy bệnh đậu mùa khỉ chưa có vắc xin nhưng bạn có thể dùng vắc xin phòng bệnh đậu mùa thay thế. Cách này sẽ giúp bạn giảm đến 85% nguy cơ nhiễm bệnh.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về bệnh và nâng cao ý thức phòng tránh dịch bệnh, đồng thời tuyên truyền cho người khác.
Bệnh đậu mùa khỉ ban đầu chỉ xuất hiện tại Châu Phi nhưng hiện nay nó đã lan ra gần 20 quốc gia khác nhau. Đó là lý do bạn không được chủ quan với căn bệnh này. Hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp, đi tiêm vắc xin phòng bệnh. Đồng thời bạn cũng cần đi khám nếu như phát hiện triệu chứng bất thường.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin