banner

Bệnh lậu mắt là bệnh gì lậu ở mắt có chữa được không

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Bệnh lậu không chỉ xuất hiện tại vòm họng, môi, miệng hay cơ quan sinh dục mà còn xuất hiện ở mắt, dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm cho người bệnh. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về bệnh lậu mắt, giúp bạn có thêm sự chuẩn bị để phòng ngừa, khắc phục căn bệnh nguy hiểm này! 

Bệnh lậu mắt là bệnh gì?

Bệnh lậu là một căn bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi song cầu khuẩn gram âm Neisseria gonorrhoeae. Chúng thường lây từ người sang người qua quan hệ tình dục không an toàn bằng đường miệng, hậu môn hoặc bộ phận sinh dục. Bên cạnh đó, vi khuẩn lậu cũng có thể lây lan qua đường truyền máu, tiếp xúc thân mật, vết thương hở, hoặc các vật dụng như đồ lót, khăn tắm, khăn mặt… Người mẹ mắc bệnh lậu khi mang thai cũng dễ truyền bệnh sang cho con.

Lậu mắt là gì bệnh lậu ở mắt chữa được không có nguy hiểm không

Theo các chuyên gia, vi khuẩn lậu thường phát triển, sinh sôi ở môi trường nóng ẩm. Ngoài hậu môn, bộ phận sinh dục, vùng miệng, thì mắt cũng là một vị trí thích hợp để vi khuẩn lậu tấn công và gây bệnh. Bệnh lậu mắt gây ra nhiều tác hại như làm suy giảm thị lực, sưng đau và viêm loét mắt, thậm chí gây mù lòa. Đó là lý do người bệnh cần thăm khám và điều trị từ sớm.

Lậu mắt ở trẻ sơ sinh

Bệnh lậu ở mắt thường gặp chủ yếu ở trẻ sơ sinh, do người mẹ mắc bệnh lậu đường sinh dục chuyển sang cho con trong quá trình sinh nở. Bệnh lậu mắt ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện sau khi đẻ khoảng 24h. Lúc này có thể quan sát thấy những triệu chứng điển hình như: 

  • Một hoặc hai bên mắt đỏ lên, đau và viêm tấy.
  • Hai mi mắt sưng to, chảy mủ. 

Nếu không kịp thời điều trị, chỉ trong vài ngày hai mắt của bé có nguy cơ bị hỏng hoàn toàn. 

Tuy nhiên có thể đề phòng bệnh lậu mắt ở trẻ sơ sinh bằng cách nhỏ vào mắt bé dung dịch nitrat bạc 1% ngay sau khi bé được sinh ra. Để phòng bệnh cho bé thuận lợi, cần phát hiện sớm tình trạng lậu ở mẹ một cách có hệ thống. 

Triệu chứng của bệnh lậu ở mắt

Sau khi xâm nhập vào mắt người, vi khuẩn lậu thường ủ bệnh từ 2 tới 7 ngày, sau đó mới bắt đầu bộc phát những triệu chứng đầu tiên: 

  • Mắt bị sưng lên, tấy đỏ, ngứa rát và mỏi mắt.
  • Từ khóe mắt chảy ra nhiều gỉ nhèm.
  • Người bệnh không thể mở mắt được để nhìn đồ vật.
  • Nếu mở mắt được thì thị lực cũng bị yếu đi, người bệnh không thể nhìn đồ vật rõ ràng. Xung quanh vùng mắt có những vết loét tròn nông. 
  • Xuất hiện tình trạng viêm giác mạc, viêm kết mạc.
  • Có dấu hiệu sốt nhẹ, có cảm giác mệt mỏi. 
  • Nếu bị nặng thì từ trong mắt sẽ chảy ra mủ. 

Bệnh lậu ở mắt có khả năng lây nhiễm sang các khu vực khác như chân tay, miệng, bộ phận sinh dục… Lúc này những dấu hiệu điển hình của bệnh lậu cũng xuất hiện ở các khu vực đó. Vì đây là căn bệnh dễ lây lan không chỉ trong cơ thể mà còn giữa người với người nên cần nắm bắt các triệu chứng bệnh từ sớm. Có như vậy bạn mới có thể điều trị kịp thời. 

Bệnh lậu mắt gây ra những tác hại nguy hiểm nào?

Đối với các căn bệnh xã hội như lậu mắt, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân không được xem nhẹ. Nếu không điều trị từ sớm, những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ảnh hưởng xấu tới thị lực của mắt và sức khỏe tổng thể. Cụ thể những tác hại của bệnh lậu mắt gây ra cho người là: 

  • Khiến mắt đau rát, sưng húp, chảy dịch mủ. Mắt người bệnh không thể quan sát được rõ ràng, ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống sinh hoạt. 
  • Gây ra các căn bệnh nguy hiểm như viêm giác mạc, viêm kết mạc.
  • Nguy cơ mù lòa tăng cao nếu không điều trị kịp thời.
  • Gây nguy cơ nhiễm khuẩn khớp, viêm màng não… nếu vi khuẩn xâm nhập sâu vào trong cơ thể. Đây đều là những căn bệnh đe dọa tính mạng người bệnh. 
  • Lây lan sang các khu vực khác như thân người, chân tay, miệng, bộ phận sinh dục… Gây ra các bệnh như viêm tuyến tiền liệt, viêm nhiễm phụ khoa, ung thư tinh hoàn… 
  • Khi vi khuẩn lậu xâm nhập vào hệ thần kinh sẽ làm rối loạn chức năng thần kinh trung ương. Kết quả, người bệnh không điều khiển được các hành vi của mình. 
  • Gây nguy cơ lây lan sang cho bạn bè, người thân và xã hội. 
  • Người mẹ mắc bệnh lậu ở mắt khi mang thai có nguy cơ lây nhiễm sang cho con. Bé sinh ra bị ảnh hưởng về thị lực, có khả năng mù lòa bẩm sinh.

Chẩn đoán bệnh lậu ở mắt

Những người mắc bệnh lậu ở mắt nên đến cơ sở y tế ngay để thực hiện chẩn đoán, kiểm tra. Thông thường với căn bệnh này, bác sĩ chỉ cần cần thăm khám lâm sàng. Với những trường hợp mà triệu chứng chưa rõ ràng, có thể được chỉ định lấy mẫu xét nghiệm soi dưới kính hiển vi để quan sát xem có thấy vi khuẩn lậu hay không. 

Bệnh lậu ở mắt được coi là có khả năng điều trị hoàn toàn nếu chữa trị từ sớm. Vì thế người bệnh có thể yên tâm, không cần quá lo lắng. 

Điều trị bệnh lậu mắt ở cơ sở y tế

Việc điều trị bệnh lậu ở mắt thực hiện ra sao còn tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm chuyên khoa, mức độ bệnh và chỉ định của bác sĩ. Hiện nay tại các cơ sở y tế, bệnh lậu mắt thường được điều trị bằng hai biện pháp sau: 

Điều trị bằng thuốc kháng sinh

Những trường hợp mắc bệnh nhẹ có thể điều trị triệt để bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh. Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc kháng sinh phù hợp với tình trạng bệnh của bạn, đi kèm với đó là thời gian sử dụng thích hợp. Những loại thuốc kháng sinh này sử dụng theo đường uống hoặc đường tiêm.

Ngoài ra một số cơ sở y tế, ví dụ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội không chỉ dùng thuốc tây y mà còn phối hợp thuốc đông y trong điều trị lậu mắt. Kết quả đạt được khả quan hơn hẳn so với khi chỉ dùng thuốc tây y. 

Sử dụng công nghệ phục hồi gene DHA

Công nghệ phục hồi gene DHA là công nghệ điều trị bệnh lậu tiên tiến nhất hiện nay. Công nghệ này sử dụng tia bức xạ nhiệt để chiếu vào các tế bào bệnh, tiêu diệt chúng cũng như vi khuẩn gây hại, giúp các tế bào nhanh chóng nối liền thương tồn và phục hồi như trước.

Tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội hiện nay đang áp dụng song song phương pháp phục hồi gene DHA với việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc đông y. Các phương pháp này hiệu quả với cả trường hợp lậu cấp tính và mãn tính. 

Phòng ngừa bệnh lậu mắt bằng cách nào?

Bệnh lậu mắt được đánh giá là một căn bệnh xã hội nguy hiểm. Đó là lý do tất cả mọi người dân nên có ý thức phòng ngừa căn bệnh này. Để phòng ngừa bệnh lậu mắt, các chuyên gia khuyên bạn thực hiện những điều sau: 

  • Chung thủy trong quan hệ tình dục với bạn tình, không quan hệ cùng lúc với nhiều người. Dùng biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ, ví dụ như dùng bao cao su.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị bệnh lậu, vì có nguy cơ rất lớn bạn sẽ bị nhiễm vi khuẩn lậu gián tiếp.
  • Phụ nữ mang thai cần chú ý các triệu chứng bệnh. Nếu phát hiện mình mắc bệnh cần đi khám ngay để nghe tư vấn từ bác sĩ nhằm điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp tránh lây bệnh cho con. 
  • Có chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học để tăng sức đề kháng.
  • Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh. 

Qua việc tìm hiểu thông tin về bệnh lậu mắt với bài viết trên đây, hi vọng bạn đã thu được những kiến thức bổ ích. Qua đó bạn có những quyết định phù hợp khi vô tình mắc phải căn bệnh này!

banner
21 26 28 35 44 51