Mụn cóc là các nốt sần sùi do tình trạng tăng sinh tế bào gây ra, với tác nhân là virus HPV. Mụn cóc đa phần là vô hại và sau một thời gian sẽ tự động biến mất. Tuy nhiên cũng có những trường hợp chúng gây ra hậu quả lớn. Để hiểu hơn về tình trạng mụn cóc, mời bạn tham khảo bài viết sau đây!
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc là một loại bệnh da liễu phổ biến gây ra bởi virus HPV. Loại virus này xâm nhập vào da người thông qua các vết trầy xước trên da. Lúc này trên bề mặt da mọc lên các mụn nhỏ lành tính có bề mặt sần sùi chúng chính là mụn cóc.
Có nhiều loại mụn cóc khác nhau, chúng có thể mọc ở nhiều vị trí như cánh tay, bàn chân, cẳng chân, bàn tay… Thông thường mụn cóc không gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, tuy nhiên nó làm mất thẩm mỹ, làm người bệnh cảm thấy khó chịu và có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Sự lây nhiễm không chỉ trực tiếp trên bản thân người bệnh, từ vị trí này nên ăn sang vị trí khác, mà còn dễ lây lan từ người này sang người khác. Tốc độ lây lan diễn ra nhanh chóng.
Mụn cóc xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi, bao gồm cả nam giới và nữ giới. Trẻ em có nguy cơ mắc mụn cóc nhiều hơn người lớn do thường xuyên tiếp xúc với môi trường chứa nhiều virus HPV. Virus HPV cũng là loại vi khuẩn gây ra căn bệnh sùi mào gà rất nguy hiểm và dễ nhầm lẫn với mụn cóc.
Mụn cóc được chia thành nhiều loại dựa theo hình dạng mụn và khu vực nổi mụn, cụ thể:
Mụn cóc thông thường
Mụn cóc thông thường là những mụn cóc ở tay, mụn cóc ở ngón tay, bàn tay hay quanh móng. Đây thường là mụn dạng chấm nhỏ màu đen, sần sùi, xuất hiện nhiều trên những vùng da bị xước.
Mụn cóc dạng sợi mảnh
Đây là những mụn cóc trên mặt, mảnh và dài. Vị trí cụ thể của chúng có thể là xung quanh mắt, mũi hay miệng. Những mụn này có thể phát triển theo cấp số nhân. Đặc biệt với bệnh nhân HIV khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm, mụn cóc lây lan rất nhanh do cơ thể không chống lại được virus.
Mụn cóc phẳng
Đây là những mụn cóc nhỏ mà kích thước chỉ từ 1 đến 5 mm. Chúng ít sần sùi hơn, khó phát hiện hơn. Mụn cóc phẳng có thể mọc ở bất cứ vị trí nào, với trẻ em thì hay nổi ngay trên mặt, với nam giới dễ mọc ở những nơi mọc râu, và với nữ giới thì dễ nổi ngay trên bàn chân. Mụn cóc phẳng lây lan rất nhanh, có khi có thể xuất hiện hàng chục nốt ở trên tay cùng lúc, có lúc lại mọc thành vệt dài. Một khi mụn cóc phẳng đã lây lan thì việc điều trị cần rất nhiều thời gian và thực hiện nhiều lần.
Mụn cóc ở chân
Đây là những mụn cóc lòng bàn chân hoặc gót chân, làm người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu mỗi khi di chuyển do nốt mụn bị va chạm.
Hình ảnh mụn cóc
Cụ thể khi mắc mụn cóc, hình ảnh chúng ta có thể thu được như sau:
Hình ảnh mụn cóc thông thường
Với mụn cóc thông thường, chúng ta sẽ quan sát thấy:
- Mụn mọc nhiều trên mu bàn tay, trên các ngón tay và xung quanh móng.
- Mụn thường xuất hiện ở nơi da bị xước, có thể do cắt tỉa móng hoặc cắn móng tay.
- Mụn thường là những chấm nhỏ màu đen.
Hình ảnh mụn cóc ở chân
Hình ảnh mụn cóc ở chân như sau:
- Mọc nhiều trên lòng bàn chân.
- Có thể tạo thành các cụm mụn dày đặc.
- Mụn thường phẳng và mọc ẩn bên trong.
- Mụn là các chấm nhỏ màu đen.
Hình ảnh mụn cóc phẳng
Hình ảnh mụn cóc phẳng thường được quan sát thấy như sau:
- Mọc ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Với trẻ em thường nổi trên mặt, với phụ nữ thường mọc ở chân và với nam giới thường mọc ở khu vực mọc râu.
- Có kích thước nhỏ hơn và không sần sùi như các mụn cóc khác.
- Thường phát triển với số lượng lớn, cụ thể từ 20 đến 100 nốt mụn.
Hình ảnh mụn cóc dạng sợi mảnh
Hình ảnh mụn cóc dạng sợi mảnh thường như sau:
- Mụn là những sợi dài hoặc mập mọc ở trên da.
- Vị trí mọc là ở xung quanh mắt, mũi và miệng.
- Mụn có thể phát triển rất nhanh.
Mụn cóc sinh dục là bệnh gì?
Mụn cóc có thể mọc tại khu vực sinh dục của nam giới và nữ giới, tạo thành mụn cóc sinh dục nam, mụn cóc sinh dục nữ. Người ta còn gọi chúng với cái tên mụn cóc hoa liễu.
Khi mắc phải căn bệnh này, đầu tiên người bệnh sẽ mọc lên các nốt mụn nhỏ li ti ở vùng kín sinh dục. Chứng thường gây ra cảm giác cứng và thô ráp, có màu gần giống như màu da hoặc màu đỏ hồng.
Sau một thời gian phát triển, mụn cóc tại tạo thành các mảng hoặc các nốt mụn chồng lên nhau. Khu vực da này có dạng sần sùi và trông như da cóc. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu. Đặc biệt, nếu mụn bị vỡ ra sẽ làm chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Mụn cóc sinh dục có thể dẫn tới những hậu quả lớn tại khu vực sinh dục nếu không được điều trị, vì thế bạn cần hết sức lưu ý.
Bệnh mụn cóc có lây không?
Với câu hỏi mụn cóc có lây không, câu trả lời là có! Mụn cóc không những có thể lây mà còn lây lan rất nhanh từ vùng da này sang vùng da khác, hoặc từ người này sang người khác. Bất cứ khi nào bạn tiếp xúc với vùng da có virus, virus có thể nhanh chóng lây lan và tạo thành nốt mụn. Một số con đường lây nhiễm như:
- Lây lan qua việc dùng chung các vật dụng cá nhân hàng ngày. Ví dụ như quần áo, giày dép, khăn tắm, dao cạo, kim bấm móng…
- Thông qua các vết xước do thường xuyên đi chân trần, do làm móng hoặc do bị cắn…
- Nặn mụn, cạo mụn, gãi muộn cũng dễ khiến Virus lây lan.
Tuy mụn cóc đọc không phải bệnh da liễu nguy hiểm nhưng với khả năng lây lan nhanh của chúng, nếu để lâu ngày sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ trên da. Lúc này người bệnh ngại ngùng và tự ti hơn, không muốn giao tiếp với người khác nữa.
Mụn cóc có nguy hiểm không?
Như đã nói, thông thường mụn cóc không gây hại nhiều cho sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên chúng làm mất thẩm mỹ cho vùng da, khiến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân trở nên khó chịu hơn. Bên cạnh đó, với khả năng lây lan nhanh thì người thân xung quanh người bệnh cũng dễ bị lây nhiễm.
Căn bệnh mụn cóc sinh dục là gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn cả. Những biến chứng đó bao gồm ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung… Vì thế với căn bệnh mụn cóc sinh dục bạn cần hết sức cảnh giác.
Mụn cóc có tự hết không?
Có nhiều trường hợp không cần điều trị mụn cóc cũng có thể tự biến mất. Tuy nhiên đa số loại mụn dẫn tới rủi ro không mong muốn, phải điều trị y tế. Ngoài ra, mụn cóc dễ dàng lây lan nhanh chóng sang nhiều bộ phận cơ thể hoặc sang người khác, nên bệnh nhân cần có phương pháp điều trị để ngăn ngừa tình trạng lây lan.
Đặc biệt, với các trường hợp mụn cóc mọc ở vùng kín sinh dục hoặc mụn cóc to, việc tìm đến cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán và điều trị là điều cần thiết. Bạn cũng nên đến bệnh viện ngay nếu thấy mụn cóc bị chảy máu, gây ra nhiều đau đớn và khó chịu.
Ai thường bị mọc mụn cóc?
Ai cũng có nguy cơ bị mọc mụn cóc trên da. Tuy nhiên căn bệnh này xuất hiện nhiều hơn ở những nhóm đối tượng sau:
- Thanh thiếu niên và trẻ em.
- Những người có hệ miễn dịch suy yếu.
- Những người hay cắt tỉa móng tay hoặc cắn móng tay, làm móng tay trầy xước.
- Người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với các đồ vật không rõ nguồn gốc
- Người chủ quan không dùng găng tay khi lau rửa vệ sinh đồ đạc
Chữa trị mụn cóc tại cơ sở y tế thế nào
Đối với trẻ em, đa phần các trường hợp mụn cóc có thể tự biến mất mà không cần y tế can thiệp. Tuy nhiên sau khi biến mất, nó có thể tái phát trở lại và lây lan sang các khu vực. Để hạn chế tối đa những vấn đề đó, bạn nên điều trị dứt điểm mụn cóc.
Sau đây là các phương pháp chữa trị mụn cóc tại cơ sở y tế hiện nay:
Các loại thuốc bôi ngoài da
Ở các nốt mụn cóc thường xuất hiện tình trạng sừng tăng sinh, khiến cho vùng da trở nên dày hơn. Đó là lý do các thuốc trị mụn cóc thường được nghiên cứu theo hướng làm giảm tăng sinh sừng, giúp cho lớp da này mỏng đi. Để thuốc bôi đạt hiệu quả cao nhất, bạn hãy tuyệt đối tuân theo các chỉ dẫn từ phía y bác sĩ.
Trichloroacetic acid (TCA) là một loại thuốc dạng axit có thể phá hủy mụn cóc. Tuy nhiên phương pháp này nên hạn chế sử dụng vì dễ làm tổn thương các vùng da xung quanh, đặc biệt nếu bạn không biết chỉnh lượng axit hợp lý.
Phương pháp áp lạnh
Có thể phá hủy các thương tổn mụn cóc bằng cách cách sử dụng Nitơ lỏng có nhiệt độ thấp để áp vào nốt mụn. Phương pháp này tương đối hiệu quả, lại ít gây tai biến hơn so với biện pháp phẫu thuật.
Tuy nhiên áp lạnh có thể dẫn tới một vài tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể như phồng rộp da, sưng đau, có thể để lại sẹo…
Phương pháp phẫu thuật
Khi áp dụng biện pháp phẫu thuật, mụn cóc của bạn sẽ được bác sĩ cắt bỏ tận gốc, sau đó da được khâu kín lại. Biện pháp này sẽ giúp bạn làm mất sang thương ngay tức khắc. Nhưng nó cũng có những hạn chế như: bệnh nhân có thể dị ứng với thuốc tê, bị chảy máu hoặc xuất hiện sẹo…
Phương pháp laser đốt mụn
Các chuyên gia có thể sử dụng tia laser năng lượng cao để phá hủy mụn cóc bằng cách đốt. Đây là phương pháp tương đối hiệu quả, nguy cơ tai biến ít hơn so với trường hợp phẫu thuật hoặc sử dụng Nitơ lỏng. Những phương pháp này đòi hỏi bác sĩ có kỹ thuật cao, bởi đốt laze rất dễ gây chảy máu.
Cách trị mụn cóc tại nhà
Tuy không cần điều trị mụn cóc có thể tự khỏi, nhưng bạn vẫn nên tham khảo một số phương pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh tại nhà. Nó cũng giúp bạn phòng tránh lây nhiễm mụn. Một số biện pháp phổ biến như:
Thuốc trị mụn cóc với vỏ chuối xanh
Ít người biết rằng vỏ chuối có khả năng điều trị các hạt mụn cơm. Nhưng nếu mọc mụn cơm, bạn hoàn toàn có thể lột vỏ chuối xanh để chà xát lên mặt mụn. Đừng quên rửa sạch vị trí nốt mụn trước khi thực hiện bạn nhé. Sau khi chà xát, hãy giữ nguyên nhựa chuối. Một ngày nên thực hiện 2 lần, mụn sẽ dần dần biến mất.
Miếng dán mụn cóc
Sử dụng miếng dán để chữa trị mụn cóc cũng là một biện pháp được nhiều người thực hiện tại nhà. Bạn có thể mua các miếng dán mụn cóc tại các quầy thuốc để dán lên vùng da mọc mụn. Nó sẽ giúp mụn cóc rụng tự nhiên và hạn chế lây nhiễm.
Trị mụn cóc bằng mẹo với lá tía tô
Bạn có thể giã nát lá tía tô để đắp lên vị trí các nốt mụn, sau đó quấn lại bằng vải mềm hoặc bằng gạc sạch để cố định. Thời điểm đắp lá tía tô thích hợp là vào buổi tối trước khi ngủ, vì sẽ tránh được việc ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày. Chỉ cần đắp lá tía tô vài tuần liên tục, mụn sẽ teo lại gần rồi bong ra.
“Mài mòn” mụn cóc bằng giấm táo
Trong giấm táo có một số thành phần axit giúp ăn mòn mụn cóc. Vì thế bạn có thể chấm giấm táo lên vùng da bệnh từ 3 đến 4 lần một ngày, sẽ giúp điều trị mụn tốt hơn.
Sử dụng nha đam trị mụn cóc
Nha đam được coi là thần dược dành cho da. Trong các công dụng của lá nha đam có điều trị mụn cóc. Để thực hiện, bạn chỉ cần lọc lấy phần thịt nha đam để đắp lên vết mụn. Các chất có trong nhựa nha đam sẽ giúp tiêu diệt dần mụn cóc.
Chườm nóng chữa mụn cóc
Chườm nóng trên hạt mụn cóc sẽ giúp hỗ trợ giảm đau và viêm. Ngoài ra theo một số nghiên cứu, nhiệt độ có thể khiến cho mụn cóc phát triển chậm lại.
Nếu muốn chườm nóng, bạn hãy sử dụng một chiếc khăn sạch nhúng vào nước nóng. Sau khi khăn đã nguội đi một chút thì chườm khăn lên vùng da mọc nốt mụn. Đợi khăn nguội hẳn, lặp lại phương pháp này một vài lần nữa. Sau một thời gian mụn cóc sẽ tự rụng.
Các phòng tránh mụn cóc
Bạn có thể phòng tránh mụn cóc bằng những biện pháp sau:
- Tránh xa vết thương trên da người mắc bệnh.
- Dùng riêng các vật dụng cá nhân như tất, giày, khăn…
- Tuyệt đối không gãi mụn cóc vì sẽ làm mụn dễ dàng lây lan.
- Nếu lỡ chạm vào vết mụn cóc cần sát khuẩn kỹ bằng cách rửa tay với xà phòng.
Trong nhiều trường hợp, việc mọc mụn cóc là tương đối an toàn và bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên bạn vẫn nên tìm đến bác sĩ da liễu để được điều trị bệnh dứt điểm.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin