Khi đi khám sức khỏe, hầu hết mọi người đều được bác sĩ cho đo nhịp tim. Vậy nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Hay tim đập bao nhiêu nhịp 1 phút là bình thường? Cùng tham khảo bài viết sau để có một cái nhìn rõ ràng hơn!
Nhịp tim bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số huyết áp và nhịp tim bình thường là điều mà ai cũng quan tâm. Vậy nhịp tim và huyết áp bao nhiêu là bình thường?
Theo các chuyên gia phòng khám 152 xã đàn, nhịp tim chuẩn ở mỗi người có thể khác nhau, tùy theo độ tuổi, thể trạng hay giới tính… Những người từ 18 tuổi trở lên có nhịp tim trong lúc nghỉ ngơi dao động từ 60 – 100 nhịp trong 1 phút. Người nào có thể trạng càng khỏe mạnh thì thông thường nhịp tim càng thấp. Khi ở chế độ nghỉ ngơi, nhịp tim trung bình của các vận động viên chuyên nghiệp chỉ khoảng 40 nhịp một phút. Ví dụ, người ta đã xác định được Lance Armstrong – vận động viên đua xe đạp huyền thoại có nhịp tim chỉ vào khoảng 32 nhịp mỗi phút.
Trong khi đó, với huyết áp bình thường ở người lớn, thì huyết áp tâm thu thường dưới 120mmHg. Còn huyết áp tâm trương bình thường sẽ dưới 80mmHg.
Chỉ số huyết áp và nhịp tim bình thường theo độ tuổi
Nhịp tim bình thường của con người là bao nhiêu? Điều này còn tùy thuộc vào giới tính, thể trạng, độ tuổi ở mỗi người. Nhịp tim bình thường ở nữ giới sẽ có sự khác biệt so với nam giới, nhịp tim của vận động viên so với người thường cũng vậy.
Theo nghiên cứu khoa học của Cơ quan y tế quốc gia ở Vương quốc Anh, thì nhịp tim tiêu chuẩn và lý tưởng theo từng độ tuổi cụ thể như sau:
Nhịp tim trẻ sơ sinh bao nhiêu là bình thường?
Nhịp tim bình thường của trẻ sơ sinh là từ 120 – 160 nhịp/phút.
Nhịp tim bình thường của trẻ 1 – 12 tháng tuổi là 80 – 140 nhịp/phút.
Nhịp tim bình thường của trẻ 1 – 2 tuổi là 80 – 130 nhịp/phút.
Nhịp tim bình thường của trẻ 2 – 6 tuổi là 75 – 120 nhịp/phút.
Nhịp tim bình thường của trẻ 7 – 12 tuổi là 75 – 110 nhịp/phút.
Nhịp tim bình thường của người lớn
Người từ 18 tuổi trở lên đã được coi là người lớn. Nhịp tim bình thường của người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) là 60 – 100 nhịp một phút.
Vậy 40 tuổi nhịp tim bao nhiêu là bình thường? Từ độ tuổi 40 – 60, nhịp tim sẽ dao động từ 50 – 96 nhịp 1 phút.
Nhịp tim bình thường của người già
Nhịp tim bình thường của người già từ 60 tuổi trở lên là từ 56 – 94 nhịp 1 phút. Bảng nhịp tim bình thường theo độ tuổi người già và giới tính. Nhịp tim của người già thường thay đổi rõ rệt khi đang nghỉ ngời hoặc vận động do đó chú ý không nên để nhịp tim của người già quá thấp hoặc quá cao.
Tuổi (Năm) |
46-55 |
56-65 |
Trên 65 |
Nữ giới (Nhịp/phút) |
74-77 |
74-77 |
73-76 |
Nam giới (Nhịp/phút) |
72-76 |
72-75 |
70-73 |
Nhịp tim bà bầu bao nhiêu là bình thường?
Từ khi bắt đầu có các dấu hiệu mang thai đến khi bé bắt đầu có nhịp tim thai. Các mẹ bầu thường phân vân không rõ nhịp tim bình thường của mình khoảng bao nhiêu? Liệu có quá cao hay quá thấp không? Nhịp tim của một phụ nữ bình thường trung bình vào khoảng 70 nhịp/phút. Tuy nhiên, với các mẹ bầu mang đến tuần thứ 12, thì trái tim sẽ đập nhanh hơn một chút, vào khoảng từ 80 đến 90 nhịp/phút. Bởi vì mang thai là thời điểm cơ thể mẹ bầu tạo ra nhiều máu hơn nhằm đưa tới cho thai nhi phát triển. Đó là lý do trái tim cũng cần bận rộn hơn.
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể tăng tiết Hormone progesterone. Sự gia tăng đó là hoàn toàn bình thường, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nhưng đây cũng là nguyên nhân làm tim đập nhanh. Thai phụ thường cảm thấy như đang phải nỗ lực rất nhiều mới có thể thở sâu và cảm thấy thoải mái được khi gặp các triệu chứng trên có thể tham khảo tư vấn sức khỏe online để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu muốn biết thêm nhịp tim chính xác của con mình khi đi khám thai định kỳ, thì phải nhờ bác sĩ đo bằng máy đo nhịp tim. Cũng có một số mẹ bầu tự làm tại nhà với đồng hồ bấm giây và một ống nghe. Phương pháp này khá đơn giản và cũng dễ thực hiện, lại không tác động gì đến sức khỏe mẹ hay sự phát triển của thai nhi, nên được nhiều người áp dụng. Bạn có thể tự mình thử xem sao nhé!
>>>>>>>>> bà bầu ăn gì để con thông minh
Nhịp tim thai nhi bao nhiêu là bình thường?
Nhịp tim thai nhi 7 tuần, nhịp tim thai 12 tuần bao nhiêu là bình thường? Rất nhiều thắc mắc được các mẹ bầu đưa ra trong quá trình mang thai.
Theo các chuyên gia Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, thực ra tim thai hình thành rất sớm. Thông thường vào tuần thứ 6 hay khoảng ngày thứ 16 kỳ thai nó đã hình thành. Ở thời điểm này phôi thai đã xuất hiện 2 mạch máu, và có 2 ống dẫn vào tim thai. Dù hình dáng thai nhi chưa hoàn thành ở thời điểm này, nhưng tim thai đã hình thành xong và co bóp tốt, thậm chí còn đập như quả tim người thực thụ. Cuối tuần thứ 5 thai kỳ được coi là một cột mốc quan trọng. Vì ở thời điểm này chỉ cần thấy tim thai, chứng tỏ một mầm sống đã thực sự hình thành.
Nhịp tim thai nhi đến tuần thứ 7 bắt đầu lớn dần lên và phân chia thành buồng trái, buồng phải. Khi quan sát trên máy siêu âm thậm chí còn có thể đo được hoặc trông thấy những điểm sáng nhấp nháy. Nhịp đập của bé vào khoảng từ 90 – 110 nhịp/phút và mỗi ngày một tăng. Nó sẽ tăng cho tới khi đạt đỉnh điểm ở tuần thứ 9, cả bé trai lẫn bé gái đều dao động từ 140–170 nhịp đập mỗi phút.
Tim thai đến tuần 12 gần như đã hoàn thiện. Sang tới tuần thứ 14, sẽ thấy tim thai đập rõ ràng hơn. Và ở tuần 16, trái tim đã có khả năng bơm máu mỗi ngày khoảng 24 lít. Cùng với sự phát triển của bé số lượng máu được bơm sẽ tiếp tục tăng. Lúc này, về mặt cấu tạo và chức năng, trái tim đã có thể nói là hoàn chỉnh.
Từ các tuần tiếp theo cho đến khi bé ra đời, trái tim dần phát triển và đi vào ổn định. Tim thai bình thường đập từ 120 – 160 lần /phút.
>>>>>>>>> khám sức khỏe ngoài giờ hành chính
Nhịp tim và Spo2 bao nhiêu là bình thường?
Bạn đã biết về nhịp tim, vậy bạn biết gì về SpO2?
SpO2 được viết tắt từ Saturation of peripheral oxygen. Đây là chỉ số bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Để dễ hiểu hơn, thì SpO2 là tỷ lệ hemoglobin có chứa oxy trên tổng lượng hemoglobin có trong máu. Protein Hemoglobin là một loại protein chứa nhiều sắt, có trong tế bào hồng cầu, có vai trò giúp vận chuyển ô xy và khiến cho hồng cầu có màu đỏ.
Chỉ số SpO2 có thể được đo bằng một phương pháp gián tiếp ở bên ngoài cơ thể. Khi đó máy đo sẽ tự phát ra và tự hấp thu một loại sóng ánh sáng. Sóng này đi qua các mạch máu trong đầu ngón chân, đầu ngón tay hoặc dái tai. Sóng ánh sáng xuyên qua các bộ phận cơ thể đó thay đổi ra sao sẽ cho biết kết quả đo SpO2. Từ đó, bạn biết được mức độ bão hòa oxy trong máu ra sao.
Giá trị chỉ số SpO2 thường được biểu thị bằng tỷ lệ %. Nếu kết quả của máy đo oxy là 97% thì chứng tỏ các tế bào hồng cầu có 97% mang oxy, và 3% còn lại không oxy hóa hemoglobin. Ở người bình thường, con số này dao động ở mức 95 – 100%.
Chỉ số oxy hóa máu tốt cho thấy cơ bắp được cung cấp đủ năng lượng để hoạt động. Nếu giá trị này xuống dưới mức 95% sẽ là dấu hiệu cảnh báo rằng oxy hóa máu kém, tức là máu thiếu oxy. Phải từ 94% trở lên thì chỉ số này mới là bình thường, đảm bảo sự an toàn cho cơ thể.
Thang đo chỉ số tiêu chuẩn SpO2 như sau:
– SpO2 từ 97 – 99%: mức oxy trong máu tốt.
– SpO2 từ 94 – 96%: mức oxy trong máu trung bình, nên thở thêm oxy.
– SpO2 từ 90% – 93%: mức oxy trong máu thấp, cần nghe bác sĩ tư vấn.
– SpO2 dưới 92% không thở oxy, hay dưới 95% có thở oxy: cho thấy suy hô hấp rất nặng.
– SpO2 dưới 90%: cho thấy một ca cấp cứu trên lâm sàng.
Cách đo nhịp tim đơn giản tại nhà
Bạn đã biết tim người bình thường đập bao nhiêu nhịp 1 phút, tiếp theo đây cùng tìm hiểu xem cách đo nhịp tim đơn giản tại nhà như thế nào nhé!
Để đo nhịp tim của mình, bạn có thể đo thủ công hoặc sử dụng máy đo nhịp tim. Trong trường hợp đo thủ công, cần dùng 2 ngón tay, gồm ngón trỏ và ngón giữa để đặt vào cổ tay trái bắt mạch. Lúc này bạn hãy đếm số nhịp đập trong vòng 10 giây rồi nhân kết quả với 6. Những vị trí đo nhịp tim khác cũng hữu dụng như bẹn, cổ (vị trí dưới hàm) hoặc ngực.
Về thời điểm, thì lúc đo thích hợp nhất là lúc bạn vừa tỉnh dậy vào buổi sáng, nằm yên trên giường và chưa vận động.
Còn nếu sử dụng máy đo nhịp tim thì đơn giản hơn. Các máy đo hay tích hợp để đo cùng huyết áp, bạn chỉ cần tuân theo hướng dẫn sử dụng của máy là được.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhịp tim?
Nhịp tim có khả năng thay đổi liên tục trong ngày, nó thường đập nhanh khi bạn đang trong những trạng thái cảm xúc khác nhau. Ví dụ như căng thẳng, hồi hộp, lo âu, sợ hãi… hoặc khi đang vận động thể chất ở cường độ cao. Còn khi thư giãn hoặc nghỉ ngơi thì nhịp tim sẽ giảm. Nhịp tim trung bình ở người khỏe mạnh thì chỉ khoảng 60-80 nhịp/phút.
Nhịp tim thường bị những yếu tố sau ảnh hưởng:
– Nhiệt độ không khí: độ ẩm hay nhiệt độ tăng cao đều làm tim bơm máu kém hơn, do đó số lần tim đập phải tăng lên mới đáp ứng được nhu cầu cơ thể. Tuy nhiên, nhịp tim cũng không cao quá mức so với bình thường từ 5 – 10 nhịp/ phút.
– Trạng thái cơ thể: ngồi, đứng hoặc khi nghỉ ngơi, nhịp tim thường là như nhau. Một số trường hợp bị hạ huyết áp tư thế, khi đứng dậy đột ngột thì nhịp tim nhanh lên, và sau đó lại trở về mức nhịp tim bình thường sau một vài phút.
– Thể trạng: sự béo phì sẽ làm tăng nhịp tim (nhưng không quá 100 nhịp/phút). Lúc này tim phải làm việc vất vả hơn mới đáp ứng đủ lượng máu nuôi dưỡng cơ thể.
– Thuốc: những loại thuốc ức chế adrenaline sẽ làm chậm nhịp tim. Trong khi đó, việc sử dụng thuốc trị bệnh cường giáp (basedow) thì lại làm tăng nhịp tim.
– Bệnh lý: các căn bệnh như rối loạn nhịp tim, suy tim, bệnh hở van tim, rối loạn thần kinh tim, bệnh động mạch vành, bệnh cường giáp, bệnh phổi tắc nghẽn… là nguyên nhân khiến nhiều quả tim có nhịp đập bất thường.
Lý do nhịp tim đập nhanh hay chậm
Tim bạn đập nhanh hay chậm có thể do:
Lý do nhịp tim đập nhanh
Tập thể dục, cơ thể bị ốm sốt, uống nhiều đồ uống có caffein, hoặc bị cường tuyến giáp đều làm tim đập nhanh hơn. Sử dụng các chất kích thích thường xuyên như ma túy cũng gây ra tình trạng này. Đặc biệt, tình trạng căng thẳng hay lo âu đều có thể làm nhịp tim đập nhanh hơn bình thường.
Lý do nhịp tim đập chậm
Trái tim được cấu thành từ những khối cơ nên càng tập luyện thể dục thì nó lại càng khỏe. Đó là lý do khi bạn càng khỏe, nhịp tim sẽ càng chậm lúc bạn nghỉ ngơi. Ví dụ, một vận động viên điền kinh có thể có nhịp tim dưới 40 nhịp/ phút khi nghỉ. Điều này vẫn đảm bảo đẩy đầy đủ máu đi nuôi khắp cơ thể.
Làm sao để có nhịp tim bình thường?
Một trái tim khỏe mạnh có thể giúp cho các cơ quan trong cơ thể bạn hoạt động một cách năng suất và hiệu quả hơn. Do đó, khi nhịp đập bình thường của tim được duy trì sẽ bảo vệ sức khỏe của hệ thống tim mạch của bạn, cũng như những cơ quan khác trong cơ thể. Sau đây là một số lời khuyên của các chuyên gia y tế tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, nhằm giúp bạn bảo vệ sức khỏe trái tim mình.
Tránh suy nghĩ tiêu cực, stress
Hạn chế tối đa những áp lực và căng thẳng đè nặng mỗi ngày. Dù rằng hiện nay, áp lực cuộc sống mưu sinh khiến con người khó tránh khỏi những gánh nặng nặng nề. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ theo lối tích cực hơn và tự tạo ra nguồn năng lượng cho chính mình thì bạn sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Căng thẳnghay stress mỗi ngày chỉ khiến cho hoạt động sinh lý của tim khó khăn hơn mà thôi.
Tránh bị thừa cân, béo phì
Béo phì là một trong những lý do hàng đầu dẫn tới mỡ máu và bệnh tim mạch. Cơ thể nặng nề, trọng lượng cơ thể quá lớn khiến cho quá trình bơm máu cung cấp chất dinh dưỡng và oxy đến các cơ quan của tim gặp khó khăn. Lúc này trái tim buộc phải co bóp mạnh hơn, nhanh hơn nhằm tăng lưu lượng máu, khiến cho nhịp tim tăng cao.
Tránh xa cà phê, thuốc lá
Thuốc lá hay cà phê đều là những chất kích thích có hại cho sức khỏe tim mạch. Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng xấu đến phổi mà hệ tim mạch cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này là do nicotin trong thuốc lá kích thích cơ thể sản sinh nhiều chất adrenalin, khiến cho tim đập nhanh hơn
Chế độ ăn uống lành mạnh
Một hệ miễn dịch tốt chính sẽ giúp bảo vệ cơ thể bạn chống lại rất nhiều bệnh tật. Và điều này phụ thuộc không nhỏ vào chế độ ăn uống mỗi ngày của bạn. Các loại thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin, omega 3 đều rất tốt cho tim mạch hoạt động, làm tăng sức khỏe tổng thể.
Luyện tập thể dục, thể thao
Mỗi người lại có chế độ luyện tập, vận động riêng tùy theo tình trạng sức khỏe hay khả năng của bản thân. Bạn cần lên cho mình 1 chế độ luyện tập phù hợp với bản thân, duy trì chế độ đó mỗi ngày một cách kiên trì để đảm bảo trái tim luôn khỏe mạnh và nhịp tim được giữ ở mức bình thường.
Thận trọng khi bị rối loạn nhịp tim
Trong cuộc sống hàng ngày, sẽ có những lúc trái tim bạn lạc nhịp. Đôi khi đó là do những nguyên nhân đời thường, thói quen sinh hoạt… nên không đáng lo. Nhưng có lúc đây lại là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như: suy tim, các bệnh lý về van tim, thiếu máu cơ tim, viêm cơ tim, hay bệnh tim bẩm sinh… Tất cả những bệnh này đều làm quá trình dẫn truyền xung động điện của tim bị ảnh hưởng và gây ra rối loạn nhịp tim.
Một số bệnh lý khác cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim như:
– Tiểu đường.
– Thừa cân béo phì.
– Tăng huyết áp.
– Viêm phế quản cấp hay mạn tính.
– Rối loạn mỡ máu.
– Rối loạn cân bằng kiềm – toan và điện giải.
– Cường giáp.
– Thiếu máu, thiếu hụt dinh dưỡng.
Cũng có trường hợp, chính những thuốc chống loạn nhịp tim lại gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim.
Bệnh nhân rối loạn nhịp tim khi nào cần đi khám bác sĩ?
Hầu hết các bệnh tim mạch nói chung đều dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm, trong khi triệu chứng lại rất thầm lặng hoặc chỉ thoáng qua. Do đó, nếu thấy bất kỳ sự khác thường nào trong hoạt động tim, tốt nhất bạn nên kiểm tra khám bệnh ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa tim mạch uy tín. Sau đây là những trường hợp cần được ưu tiên điều trị tình trạng rối loạn nhịp tim:
– Tim đập nhanh hay chậm, đi kèm dấu hiệu đánh trống ngực, hồi hộp, chóng mặt, có khi choáng ngất.
– Loạn nhịp tim, đau ở vùng ngực, vai, cổ cánh tay hoặc lưng, khó thở.
– Nhịp tim chuẩn, bỗng nhiên loạn nhịp đột ngột, xảy ra khi bạn vừa dùng một loại thuốc nào đó.
– Rối loạn nhịp tim đồng thời đi kèm những biểu hiện bất thường khác, như mệt mỏi kéo dài, sụt cân, đau đầu, giảm khả năng gắng sức, vã mồ hôi.
Trên đây là những kiến thức về nhịp tim bình thường, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn rộng mở và chi tiết về vấn đề này!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin