Sự thay đổi màu nước tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp phải vấn đề nào đó. Nước tiểu đục nguyên nhân từ đâu có phải dấu hiệu của bệnh tật không? Nước tiểu đục là bệnh gì? Tại sao lại bị đục? Cùng với chuyên gia Lê Đỗ Nguyên – Bác sĩ trưởng khoa ngoại tiết niệu tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội làm rõ về vấn đề này.
Tại sao nước tiểu đục?
Nước tiểu đục là nước tiểu có màu đục hoặc đục do sự hiện diện của các hạt như bạch cầu, hồng cầu hoặc vi khuẩn. Nước tiểu đục có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tình trạng bệnh lý khác và cần được xét nghiệm hoặc điều trị sớm.
Ngoài ra một số vấn đề sinh lý bình thường cũng có thể làm cho nước tiểu bị đục, theo các chuyên gia, thông thường khi cơ thể được cung cấp đủ nước thì nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt hoặc vàng trong và ít mùi. Tuy nhiên khi cơ thể không được bổ sung nước thường xuyên các thành phần trong nước tiểu cô đặc lại lâu sẽ gây lên tình trạng đục đặc ở nước tiểu.
Chi tiết hơn về nguyên nhân tại sao nước tiểu lại đục không bệnh
Để có thể hiểu biết nhiều hơn về nguyên nhân tại sao nước tiểu lại bị đục Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên đưa ra danh sách về một số nguyên nhân gây đục nước tiểu như sau
Uống không đủ nước
Uống không đủ nước là một trong những nguyên nhân khiến nước tiểu đục trắng ở trẻ em. Quá trình trao đổi chất của cơ thể, các chất thải một phần sẽ được đào thải qua đường tiểu. Trong đó, phần lớn là các chất thải muối khoáng. Khi uống không đủ nước, các chất này không thể hòa tan mà kết tinh, đóng cặn. Dẫn tới tình trạng nước tiểu đục trắng.
Do đó, để cải thiện tình trạng này, nên uống đủ nước, mỗi ngày uống đủ 1-2 lít nước. Sau đó nước tiểu có thể sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên cũng cần theo dõi thêm.
Nước tiểu đục do thực phẩm
Thực phẩm mà bạn ăn hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới nước tiểu đục đầu bãi. Theo kết quả các nghiên cứu khoa học, chế độ ăn uống của mỗi người cũng có thể ảnh hưởng đến màu sắc của nước tiểu. Ví dụ như, nếu chúng ta ăn quá nhiều thịt, ăn quá nhiều gia vị hay món ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm cho nước tiểu đục và có mùi nặng hơn. Ngoài ra, việc ăn nhiều thực phẩm chứa Photpho hoặc vitamin D cũng khiến nước tiểu trở nên đục hơn. Nguyên do là thận sẽ đào thải các chất này thông qua đường tiểu.
Một số thực phẩm dễ khiến nước tiểu đục bao gồm nước cam, sữa và các sản phẩm làm từ sữa, củ cải đường, ….. Đặc biệt, uống rượu nhiều cũng có thể làm nước tiểu đục. Nếu nước tiểu đục do thực phẩm thì bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn hàng ngày thì nước tiểu sẽ trong suốt trở lại bình thường.
Uống thuốc khiến nước tiểu đục
Một số trường hợp gặp phải tình trạng nước tiểu đục là do phải uống thuốc điều trị bệnh. Các loại thuốc có thể làm nước đục hơn gồm có thuốc chữa đái tháo đường, thuốc bổ sung vitamin C và B (trong thuốc này có chứa thành phần phosphate). Để khắc phục tình trạng này rất đơn giản, khi phải uống thuốc hãy bổ sung nhiều nước đồng thời ăn nhiều hoa quả và rau xanh để hỗ trợ cho thận trong quá trình đào thải các chất cặn bã. Điều quan trọng là hãy uống thuốc đúng giờ đúng liều theo chỉ định của bác sĩ điều trị, tránh lạm dụng các loại thuốc không cần thiết.
Tiểu phosphate làm nước tiểu đục
Tiểu phosphate là hiện tượng trong nước tiểu có chứa phosphate. Tình trạng này khiến nước tiểu đục như nước vo gạo. Nếu để nước tiểu lắng đọng lại sẽ thấy có cặn giống như cặn vôi.
Hiện tượng tiểu phosphate không thường xuyên xảy ra. Đồng thời đây cũng không phải là dấu hiệu của bệnh lý. Tuy nhiên, nếu kéo dài cùng với việc uống ít nước sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận do phosphate lắng đọng lại rất nguy hiểm. Hãy uống nhiều nước ăn nhiều rau xanh và đi tiểu thường xuyên hơn để khắc phục tình trạng này.
Nước tiểu đục là bệnh gì?
Ngoài những nguyên nhân khiến nước tiểu bị đục do sinh hoạt thường ngày ở trên, nước tiểu đục còn có thể xảy ra do mắc một số bệnh lý dưới đây:
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nếu nước tiểu đục như sữa như nước vo gạo kèm triệu chứng đau bụng dưới thì có khả năng bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm các cơ quan thuộc hệ tiết niệu như thận, bàng quang, niệu đạo, niệu quản. Nguyên nhân gây nhiễm trùng là do sự tấn công của các tác nhân có hại như vi khuẩn, nấm men, vi trùng, …..
Bên cạnh nước tiểu đục, bệnh nhân mắc nhiễm trùng đường tiết niệu còn có các biểu hiện dưới đây:
- Đau rát mỗi lần đi tiểu
- Tiểu buốt
- Tiểu nhiều lần nhưng lượng tiểu mỗi lần ít
- Nước tiểu có thể kèm theo mùi hôi
- Dính máu trong nước tiểu
- Đau vùng chậu ở nữ
- Đau trực tràng ở nam
Nhiễm trùng thận
Nhiễm trùng thận thường là biến chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu dưới khi không được điều trị. Hay có thể là điều trị nhưng không hiệu quả dẫn tới nhiễm trùng lan rộng tới thận.
Nhiễm trùng thận có thể gây ra tình trạng nước tiểu đục cặn trắng. Nguyên do nhiễm trùng sinh ra mủ và hòa lẫn vào nước tiểu. Nên khi đi tiểu sẽ thấy nước tiểu trở nên đục hơn.
Nhiễm trùng thận ở giai đoạn đầu cũng có những triệu chứng giống với nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, bệnh còn có các biểu hiện khác:
- Sốt cao, cảm giác ớn lạnh
- Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn
- Đau vùng hông lưng, vùng bẹn hoặc háng
Thận là bộ phận quan trọng của cơ thể. Chúng đảm nhận vai trò lọc máu và các chất thải. Do đó, khi thận bị nhiễm trùng, chúng không thể thực hiện chức năng vốn có. Lúc này, sức khỏe của bệnh nhân bị ảnh hưởng lớn. Đặc biệt, nếu không chữa trị kịp thời, tác nhân gây bệnh còn có thể lan vào máu, gây nhiễm trùng máu, đe dọa tới tính mạng con người.
Các bệnh lây qua đường tình dục gây nước tiểu đục
Nước tiểu đục có thể xảy ra do mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Trong đó thường gặp là bệnh lậu và chlamydia. Khi mắc các bệnh lý này, hệ miễn dịch có thể phải sản sinh ra tế bào bạch cầu nhằm chống lại chúng. Lúc này các tế bào có thể hòa lẫn vào trong nước tiểu gây ra hiện tượng nước tiểu đục.
Bên cạnh đó, bệnh lậu hay chlamydia thường gây ra tình trạng chảy mủ ở dương vật. Nên khi đi tiểu, mủ này cũng có trong nước tiểu làm cho nước tiểu đục hơn.
Ngoài triệu chứng nước tiểu đục, các bệnh lây qua đường tình dục còn có một số các biểu hiện khác như:
- Ngứa ngáy vùng kín
- Đau rát ở bộ phận sinh dục
- Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục
- Tiểu buốt, tiểu rắt
- Nổi mụn ở vùng kín, ….
Các bệnh lây qua đường tình dục có thể lây nhiễm sang các bộ phận khác, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Với nam giới, dễ gây viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn. Còn với nữ, có thể làm tắc ống dẫn trứng, ảnh hưởng đến khả năng mang thai của chị em.
Do đó, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe sinh sản của anh chị em. Đặc biệt, khi điều trị bệnh thì cần điều trị cùng bạn tình và lưu ý chế độ sinh hoạt để đạt được kết quả tốt nhất.
Viêm âm đạo nữ giới
Viêm âm đạo cũng là bệnh lý có thể gây ra tình trạng nước tiểu đục và có mùi hôi. Viêm âm đạo là bệnh viêm nhiễm thường gặp ở nữ giới, nhất là những chị em trong độ tuổi sinh sản. Theo nghiên cứu, có khoảng 90% nữ giới mắc viêm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời.
Nguyên nhân gây ra bệnh là do sự xâm nhập, tấn công của vi khuẩn, virus, nấm men, …. Ngoài ra, viêm âm đạo còn có thể xảy ra do dị ứng với các thành phần có trong xà phòng, dung dịch vệ sinh, sữa tắm, ….
Những người vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đúng cách hay quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn là những đối tượng có nguy cơ bị viêm âm đạo cao.
Khi mắc viêm âm đạo, chị em thường có các triệu chứng dưới đây:
- Ngáy ngáy vùng âm đạo
- Âm đạo tiết dịch bất thường
- Khí hư có màu sắc lạ (màu trắng xám, vàng xanh, …) và có mùi hôi
- Đau khi đi tiểu, quan hệ tình dục
- Xuất huyết âm đạo, ….
Viêm tuyến tiền liệt ở nam giới
Viêm tuyến tiền liệt có thể là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nước tiểu đục. Đây là bệnh lý phổ biến ở nam giới. Theo nghiên cứu, có khoảng 10-15% nam giới mắc viêm tuyến tiền liệt thì có dấu hiệu nước tiểu đục.
Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt là do vi khuẩn (vi khuẩn E Coli, lậu cầu, giang mai, Chlamydia, ….) hay không do vi khuẩn (quan hệ tình dục không điều độ, chấn thương gây sung huyết tuyến tiền liệt hay do chèn ép tuyến tiền liệt, …).
Một số triệu chứng viêm tuyến tiền liệt anh em cần lưu ý bao gồm:
- Đau khi xuất tinh
- Tiểu nhiều lần trong ngày, nhưng lượng tiểu lại ít
- Đau rát khi đi tiểu
- Đau bụng, vùng xương chậu hoặc bộ phận sinh dục
- Ớn lạnh, sốt cao, ….
Viêm tuyến tiền liệt nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm tinh hoàn, viêm bàng quang, áp xe tuyến tiền liệt. Thậm chí còn có thể gây nhiễm khuẩn huyết, đe dọa tới tính mạng người bệnh.
Đái tháo đường
Nếu nhận thấy nước tiểu đục thì có thể bạn đã bị mắc đái tháo đường. Đây là tình trạng lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường.
Khi lượng đường trong máu dư thừa, cơ thể luôn cố gắng loại bỏ chúng bằng cách đào thảo chúng qua con đường nước tiểu. Lúc đó, nước tiểu thường đục hơn.
Dấu hiệu nhận biết khi mắc đái tháo đường bao gồm:
- Thường xuyên thấy khát nước, tiểu nhiều
- Khô miệng, ngứa da
- Cảm thấy đói, mệt
- Sụt cân
- Vết thương khó hoặc lâu lành
- Tăng khả năng nhiễm trùng, ….
Sỏi thận
Sỏi thận cũng là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nước tiểu đục cặn trắng.
Bệnh lý này xảy ra khi một số khoáng chất tích tụ, kết dính với nhau tại thận, làm hình thành các viên sỏi. Thường những viên sỏi nhỏ sẽ đi theo đường tiểu và được bài tiết ra ngoài. Nhưng trên đường bài tiết, chúng bị vướng, tiếp tục lắng lại, lâu dần sẽ tạo thành những viên sỏi to hơn.
Khi đó, chúng có thể cản trở dòng nước tiểu, khiến nước tiểu bị ứ đọng. Từ đó, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, thời gian dài dễ viêm bể thận mạn tính và suy thận mạn tính.
Triệu chứng đặc trưng của sỏi thận là cơn đau vùng hông lưng, hay cơn đau quặn thận. Khi bệnh mới khởi phát, cơn đau xuất hiện đột ngột khi hoạt động gắng sức. Lâu dần cơn đau với cường độ mạnh hơn. Người bệnh đau quằn quại mà muốn tìm tư thế để giảm đau nhưng không được.
Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như:
- Tiểu ra máu
- Đau khi đi tiểu
- Nước tiểu có mùi hôi, đục, ….
Tiểu dưỡng chấp
Nước tiểu đục có váng thì khả năng cao bạn mắc chứng đi tiểu ra dưỡng chấp. Đây là tình trạng xuất hiện dưỡng chấp ở nước tiểu. Nguyên do là có đường rò giữa hệ thống hạch bạch huyết và hệ thống thận – tiết niệu.
Người mắc tiểu dưỡng chấp thường có đặc điểm nước tiểu đục như sữa, có váng, khi để lắng đọng tạo thành những mảng keo như váng sữa hoặc mỡ bị đông lạnh.
Nước tiểu đục cặn trắng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Nếu là do uống nước không đủ, thực phẩm hay uống thuốc thì bạn không cần quá lo lắng. Còn nếu là do các bệnh lý thì bạn cần phải đi khám ngay, bởi việc chậm trễ điều trị có thể khiến bạn phải đối mặt với những nguy hiểm khó lường. Do đó, khi bạn chưa thể loại trừ được nguyên nhân gây nước tiểu đục thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tư vấn điều trị khi nhận thấy triệu chứng này.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin