banner

Rò luân nhĩ là bệnh gì có cần điều trị không vệ sinh thế nào

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Rò luân nhĩ thuộc loại dị tật bẩm sinh, được đặc trưng bởi một lỗ rò trước vành tai, ở vị trí sụn của vành tai tiếp giáp mặt. Cái lỗ đó thông vào trong vùng chân sụn ở vành tai. Nếu tình trạng nghiêm trọng, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Rò luân nhĩ là gì?

Rò luân nhĩ là một trong các dị tật bẩm sinh xuất hiện nhiều ở một hoặc hai bên tai. Bệnh thường được phát hiện khi trẻ mới sinh ra. Nó cũng có thể tồn tại đến khi trưởng thành và gây ra bệnh rò luân nhĩ ở người lớn.

Lỗ rò luân nhĩ có kích thước nhỏ như đầu tăm, nằm ở vị trí vùng trước vành tai, nơi sụn của vành tai tiếp giáp mặt. Lỗ rò này thường đi sâu vào trong và bám vào màng sụn. Phía trong lòng lỗ là 1 ống được bao phủ bởi biểu mô có khả năng tiết dịch. Dịch tiết có thể ứ đọng lại, gây ra viêm nhiễm, sưng đau, hoặc rỉ dịch…

rò luân nhĩ là gì

Rò luân nhĩ được hình thành do cung mang thứ nhất và thứ 2 kết hợp không hoàn chỉnh, tạo ra ống tai ngoài trong tuần thứ 6 của thai kỳ. Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với các anh em.

Bệnh thường không được quan tâm đúng cách vì đa phần bệnh nhân không hiểu rõ tình trạng bệnh. Nếu không được vệ sinh đúng cách, rò luân nhĩ có thể gây ra biến chứng nhiễm khuẩn tương đối nguy hiểm.

Triệu chứng rò luân nhĩ

Thông thường khi trẻ bị rò luân nhĩ, sẽ xuất hiện một lỗ nhỏ nhìn được bằng mắt thường nơi trước vành tai, ngoài ra thì không có triệu chứng gì bất thường nữa nếu như lỗ rò không bị nhiễm khuẩn. Nhưng trong trường hợp lỗ rò luân nhĩ nhiễm trùng thì các dấu hiệu bất thường sau có thể xuất hiện:

rò luân nhĩ triệu chứng sưng đau

– Rò luân nhĩ bị sưng: chỗ sưng đau nhức, ngứa ngáy vùng tai. Trẻ sốt và quấy khóc, bỏ bú, giấc ngủ kém.

– Rò luân nhĩ bị chảy mủ: miệng ống rò chảy dịch màu trắng hoặc vàng.

– Lỗ rò luân nhĩ có mùi hôi: mùi hôi này là do dịch mủ gây ra.

– Áp xe rò luân nhĩ: chỗ rò có khả năng phình ra thành một nang nhỏ, nên có khả năng tạo thành ổ áp-xe.

>>>>>>> Bệnh Noma

Rò luân nhĩ có di truyền không?

Rò luân nhĩ có di truyền không? Để khám phá điều này, các nhà khoa học đã phân tích gen và bám vào tỷ lệ phần trăm mắc phải ở trẻ sơ sinh. Kết quả cho thấy di truyền là một trong các yếu tố nguy cơ của hội chứng này, và có khả năng bệnh là do di truyền nhiễm sắc thể với gen trội không hoàn toàn. Không có nghĩa cứ cha/mẹ mắc bệnh thì khi sinh con sinh sẽ mắc phải, mà xác suất di truyền nhìn chung là không quá lớn, vì thế nó chỉ được đánh giá là yếu tố nguy cơ. 

Ngoài ra, căn bệnh này còn có khả năng xảy đến ở nhóm đối tượng nguy cơ nhất định như: mẹ dùng thuốc propylthiouracil để chữa bệnh về tuyến giáp trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ có tiền sửmắc tiểu đường thai kỳ, những người bị dị dạng màng nhĩ hay thận…

>>>>>>>> Bệnh gút

Cách điều trị rò luân nhĩ

Khi rò luân nhĩ không nhiễm khuẩn thì bệnh nhân không cần điều trị gì, lúc này áp dụng biện pháp chăm sóc và phòng ngừa nhiễm trùng là được. Tuy nhiên khi thấy dấu hiệu nhiễm trùng xuất hiện, hình thành ổ áp-xe tại vị trí đường rò luân nhĩ thì việc điều trị là cần thiết.

Rò luân nhĩ điều trị

Điều trị nội khoa

Nếu như nếu nhiễm khuẩn nhẹ ở trẻ thì thuốc điều trị thường được áp dụng. Cụ thể, bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh và giảm đau, chống viêm, thuốc vệ sinh tại vùng viêm cho bệnh nhân.

Nếu hình thành ổ áp xe cần dùng thuốc kháng sinh theo kháng sinh đồ. Bệnh nhân cũng cần chọc hút và dẫn lưu ổ áp-xe. Nếu chọc hút không đạt hiệu quả thì rạch dẫn lưu mủ.

Điều trị ngoại khoa

Nếu như viêm nhiễm tái lại nhiều lần, bệnh trở nặng hoặc tạo thành ổ áp-xe thì tốt nhất nên phẫu thuật để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn cũng như biến chứng. Một số câu hỏi liên quan đế điều trị rò luân nhĩ bằng phẫu thuật:

Mổ rò luân nhĩ bao lâu thì khỏi?

Thông thường, người bệnh sẽ được cho uống thuốc kháng sinh sau khi phẫu thuật trong 5 ngày đến 1 tuần. Trường hợp vết thương lành hẳn, thì sau 1 tuần có thể cắt chỉ. Nhưng để hồi phục hoàn toàn, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cần được tuân thủ nghiêm ngặt trong vòng 1 tháng sau phẫu thuật mới tránh được các di chứng về sau.

Mỗi bệnh nhân có một khả năng phục hồi riêng nên thời gian nằm viện sau khi mổ rò luân nhĩ của mỗi người cũng khác biệt. Nhưng thông thường, sau khi mổ rò luân nhĩ bệnh nhân sẽ tiếp tục điều trị trong bệnh viện khoảng 7 ngày. Cắt chỉ vết thương xong thì bệnh nhân có thể xuất viện.

Phẫu thuật rò luân nhĩ hết bao nhiêu tiền?

Chi phí mổ rò luân nhĩ 1 bên tai thông thường vào khoảng 3 – 4 triệu đồng. Trong khi đó mổ 2 bên tai chi phí khoảng 5 – 6 triệu đồng. Khi phẫu thuật nhiều vấn đề có thể phát sinh và làm phát sinh chi phí. Thường thì các cơ sở y tế sẽ báo giá dịch vụ phẫu thuật trọn gói. Trong giá dịch vụ bao gồm:

– Chi phí gây tê hoặc gây mê trước ca phẫu thuật.

– Thăm hướng đường rò luân nhĩ với que thăm và xanh methylen.

– Chi phí rạch da để bóc tách đường rò.

– Chi phí khâu và chi phí băng ép vết mổ.

Các khoản trên không bao gồm chi phí thuốc thang sử dụng sau phẫu thuật.

>>>>>>>>> Đậu mùa khỉ

Rò luân nhĩ vệ sinh như thế nào?

rò luân nhĩ vệ sinh thế nào

Rò lỗ luân nhĩ nếu được vệ sinh sạch sẽ thì sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ. Bạn cần:

– Vệ sinh vùng rò luân nhĩ hàng ngày.

– Khi dịch nhầy từ lỗ rò xuất hiện, hãy dùng tăng bông thấm nước muối sinh lý và nhẹ nhàng vệ sinh ngoài da.

– Không sờ tay, cũng không nặn mủ.

– Không đưa các đồ vật sâu vào đường rò.

– Không đắp các loại lá thuốc tự ý khi không được bác sĩ chỉ định.

– Không cho ruồi đậu vào vết thương.

– Chườm ấm được nếu chỗ rò bị đau nhiều.

Ngoài ra, bạn nên đến chuyên khoa tai mũi họng để bác sĩ thăm khám bệnh, chẩn đoán chỗ rò kịp thời,và can thiệp đúng cách.

Bị rò luân nhĩ kiêng ăn gì?

Khi xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân rò luân nhĩ, cần phải kiêng những món ăn gì? Đó là những loại thực phẩm sau:

– Thực phẩm gây dị ứng: đậu nành, lúa mì, sữa, hải sản, ngô, trứng… 

– Các đồ ăn có thể kích thích phản ứng viêm.

– Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.

– Thực phẩm nhiều đường.

– Thịt gà.

– Đồ ăn, đồ uống lạnh.

– Các món ăn chiên rán, đồ ăn đóng hộp.

Rò luân nhĩ tướng số có ý nghĩa gì?

Rò luân nhĩ có ý nghĩa gì về mặt tướng số? Đây là mối quan tâm của rất nhiều người khi thấy con mình xuất hiện lỗ lạ ở gần tai. Nhiều người còn cho rằng việc sở hữu lỗ nhỏ kỳ lạ này trên tai sẽ giúp con mình thông minh hơn và có một tương lai giàu sang, hạnh phúc. Tuy đây là lời đồn đoán không có căn cứ rõ ràng thế nhưng nhiều người cứ tin rằng đây là dấu hiệu thông minh bẩm sinh.

Thế nhưng các chuyên gia y tế đã chỉ ra, rằng lỗ rõ luân nhĩ là một khiếm khuyết bẩm sinh và có phần nguy hiểm của trẻ con, nhất là nếu như không biết cách giữ gìn chiếc lỗ này sạch sẽ. Vì thế nếu các bậc phụ huynh chủ quan thì sức khỏe con em sẽ đứng trước nguy cơ xấu.

Trên đây là các thông tin chính về căn bệnh rò luân nhĩ. Nếu bạn thấy dấu hiệu bất thường viêm và sưng lỗ rò, chảy mủ thì điều trị ngay tại cơ sở uy tín. Hãy luôn giữ tinh thần lạc quan để để căn bệnh có thể nhanh hồi phục.

banner
21 26 28 35 44 51