Khi thấy săng giang mai nổi lên trên da, nhiều người thắc mắc không rõ nó có liên hệ gì với bệnh giang mai hay không. Trong khi đó, cũng có người tò mò hình ảnh vết săng giang mai ra sao, săng giang mai xuất hiện ở đâu… Để hiểu hơn về săng giang mai, cùng các đặc điểm của nó, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây!
Vết săng giang mai là gì?
Theo các chuyên gia, săng giang mai là những vết loét trên da, hình tròn hay hình bầu dục. Chúng có màu hồng đỏ. Nơi mọc nhiều săng giang mai nhất là là xung quanh cơ quan sinh dục và hậu môn bệnh nhân giang mai. Săng giang mai chính là triệu chứng đầu tiên của bệnh giang mai ở giai đoạn đầu. Nó thường xuất hiện sau khi bệnh nhân nhiễm vi khuẩn từ 10 – 90 ngày.
Các chuyên gia khuyên bạn đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện những nốt săng giang mai đầu tiên. Nếu đây thực sự là dấu hiệu bệnh giang mai, bạn sẽ được bác sĩ cung cấp phương án điều trị kịp thời. Còn nếu chần chừ thì theo thời gian, vi khuẩn giang mai sẽ có cơ hội tấn công vào máu, làm tổn thương các tế bào và cơ quan khác nhau trong cơ thể. Điều này khiến người bệnh phải đối mặt với những biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Những trường hợp xấu nhất có thể dẫn tới tử vong.
Săng giang mai liên hệ thế nào với bệnh giang mai?
Mối liên hệ giữa săng giang mai và bệnh giang mai là rất chặt chẽ. Một người nếu như đã bị vi khuẩn giang mai tấn công thì chắc chắn chỉ sau một thời gian sẽ xuất hiện săng giang mai.
Săng giang mai là biểu tượng của giai đoạn tổn thương đầu tiên trong quá trình phát triển của bệnh giang mai. Vì thế bạn cần hết sức lưu ý!
>>>>>>> bệnh giang mai ở nữ
>>>>>>> biểu hiện bệnh giang mai ở nam giới
Săng giang mai thường mọc ở đâu?
Săng giang mai mọc ở đâu? Sau đây là những vị trí mà săng giang mai xuất hiện nhiều nhất trên cơ thể người bệnh:
Săng giang mai ở miệng
Săng giang mai ở miệng là tổn thương phổ biến xuất hiện ở người bệnh giang mai đường miệng. Cụ thể hơn, bạn sẽ quan sát hình sự xuất hiện của săng giang mai ở lưỡi, săng giang mai ở môi… Đây là hệ quả của việc dùng miệng để quan hệ tình dục với người bệnh giang mai. Ngoài ra, sử dụng chung những đồ dùng cá nhân như chén, cốc, ly, hoặc hôn sâu với người bệnh giang mai cũng khiến bạn dễ mắc săng giang mai ở miệng.
Nếu bạn không điều trị mà lại đi hôn hoặc quan hệ tình dục với người khác qua đường miệng, bạn cũng sẽ làm lây bệnh săng giang mai ở miệng cho người khác.
Săng giang mai ở miệng, săng giang mai ở môi, săng giang mai ở lưỡi làm người bệnh gặp nhiều khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể, việc ăn uống trở nên khó khăn, người bệnh dễ bị viêm lợi, vàng răng, hôi miệng… Căn bệnh còn có thể gây ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh và não bộ.
Săng giang mai ở bộ phận sinh dục
Săng giang mai ở bộ phận sinh dục là hình ảnh thường thấy, chủ yếu gây ra do hoạt động tình dục không an toàn với người bệnh. Ngoài ra, dùng chung vật dụng cá nhân hoặc tiếp xúc với người bệnh qua da cũng khiến vi khuẩn giang mai dễ lây nhiễm từ người này sang người khác.
Sau khi lây nhiễm vi khuẩn giang mai, bệnh ủ từ 3 tới 90 ngày thì gây ra những nốt săng giang mai đầu tiên trên da và niêm mạc người bệnh. Ở chị em phụ nữ, săng giang mai sẽ xuất hiện nhiều ở đáy chậu, âm hộ, cổ tử cung… Trong trường hợp nặng có thể thấy mủ và máu trong nước tiểu bệnh nhân. Bệnh nhân cũng chảy nhiều khí hư mùi hôi, có màu vàng.
Trong khi đó ở nam giới, săng giang mai xuất hiện nhiều ở trên thân dương vật, bao quy đầu, trực tràng, hậu môn… Khi đi tiểu bệnh nhân thường tiểu rắt, quan sát trong nước tiểu thấy có mủ. Bẹn nổi hạch, dương vật sưng to do thương tổn. Các hạch sẽ đỏ dần lên nếu người bệnh không điều trị.
săng giang mai ở lưỡi
săng giang mai ở môi
>>>>>> xét nghiệm giang mai ở đâu
Cách nhận biết săng giang mai như thế nào?
Sau từ 3 đến 90 ngày, mà trung bình là 21 ngày nhiễm vi khuẩn giang mai, các săng giang mai bắt đầu xuất hiện. Những tổn thương trên da và niêm mạc này thường kéo dài từ 3 đến 6 tuần, sau đó bỗng dưng biến mất. Sự biến mất này là do vi khuẩn giang mai đang ủ bệnh để chuyển sang giai đoạn thứ hai.
Để nhận biết săng giang mai, bạn hãy quan sát xem đó có phải là vết trợt nông, có dạng bầu dục hoặc hình tròn hay không. Chúng thưởng có kích thước từ 0,5 đến 2 cm, không có gờ nổi cao, giới hạn rõ ràng và đều đặn. Màu sắc của săng giang mai là màu đỏ như thịt tươi, phần nền của nó khá cứng. Khi bóp vào các vết săng lại không thấy đau.
Sau khi săng giang mai xuất hiện từ 5 đến 6 ngày, người bệnh thường nổi hạch. Vị trí xuất hiện của hạch là vùng bẹn. Chúng mọc thành chùm, sưng rất to. Trong đó có 1 hạt to nhất mà các chuyên gia gọi là hạch chúa.
Hình ảnh săng giang mai giai đoạn đầu
Bạn đã biết cách nhận biết săng giang mai như thế nào. Tiếp sau đây hãy cùng quan sát hình ảnh săng giang mai điển hình ở giai đoạn đầu của bệnh:
- Săng giang mai là vết loét nông mọc trên da và niêm mạc, hình tròn hay bầu dục.
- Kích thước của săng giang mai từ 0,5 đến 2 cm. Thường có màu đỏ tươi. Săng giang mai không chảy mủ.
- Khi quan sát đáy săng sẽ thấy thâm.
Các giai đoạn phát triển săng giang mai
Các giai đoạn phát triển săng giang mai cũng tương ứng với các giai đoạn phát triển của bệnh. Cụ thể nó có 3 giai đoạn sau đây:
Săng giang mai giai đoạn 1
Ở giai đoạn đầu này, vết loét săng giang mai hơi cứng, không có bờ, mọc chủ yếu quanh cơ quan sinh dục của người bệnh. Người bệnh không hề cảm thấy đau hay ngứa.
Giai đoạn 2
Ở giai đoạn 2, săng giang mai sẽ lây lan sang khắp cơ thể. Lúc này bệnh đã nặng hơn trước. Thông thường người bệnh sẽ xuất hiện thêm các dấu hiệu như nổi hạch, mỏi mệt…
Giai đoạn 3
Sau một thời gian lây lan rầm rộ, săng giang mai sẽ tự biến mất. Tuy nhiên chúng chỉ đang ủ bệnh để sau đó trở lại với những vết loét nghiêm trọng hơn. Lúc này việc điều trị rất khó khăn, người bệnh cũng khó lành bệnh. Đồng thời ở giai đoạn 3, người bệnh bắt đầu xuất hiện triệu chứng củ giang mai.
Bệnh săng giang mai có ngứa không?
Theo các chuyên gia, săng giang mai không gây ngứa hoặc làm phát sinh triệu chứng bất thường nào khác trên cơ thể bệnh nhân. Đặc biệt chúng còn tự biến mất sau khi kết thúc giai đoạn 1 của bệnh. Đó là lý do nhiều người chủ quan, không để ý chữa trị kịp thời khiến cho bệnh chuyển biến xấu.
Săng giang mai có đau không?
Ở giai đoạn 2, săng giang mai thường đi kèm với triệu chứng vùng kín nổi hạch, cụ thể ở bẹn. Các hạch dễ bị sưng do viêm, tập trung thành từng chùm quanh vùng kín. Khi chạm tay vào hạch sẽ thấy hạch có dạng thịt, cứng và không chảy mủ.
Vậy săng giang mai có đau không? Câu trả lời của các chuyên gia là không! Cho dù có chạm vào săng giang mai hay hạch giang mai, bạn cũng sẽ không thấy đau đớn gì. Tuy nhiên bạn hoàn toàn không được chủ quan, vì nếu không điều trị bệnh sẽ bùng phát nặng hơn. Những di chứng nguy hiểm sẽ xuất hiện trong giai đoạn 3 của bệnh.
Chẩn đoán săng giang mai
Có những phương pháp chẩn đoán săng giang mai khác nhau được sử dụng tại cơ sở y tế. Khi đến một cơ sở bất kỳ, bạn sẽ được chẩn đoán bệnh bằng các phương pháp sau:
– Lấy dịch tiết từ săng: Dịch tiết được lấy ra, sau đó sẽ đưa vào phòng thí nghiệm để phân tích, nhằm kiểm tra xem có sự xuất hiện của xoắn khuẩn giang mai hay không.
– Lấy máu: Mẫu máu thu được sẽ được sử dụng cho các phản ứng như phản ứng bất động xoắn khuẩn, phản ứng ngưng kết hồng cầu, phản ứng miễn dịch huỳnh quang, phản ứng cổ điển… Từ đó bác sĩ đưa ra kết luận bệnh.
Nếu như các bác sĩ xác định chắc chắn trên da và niêm mạc người bệnh xuất hiện săng giang mai, phác đồ điều trị tương ứng sẽ được đưa ra.
Làm gì khi bị xuất hiện săng giang mai?
Người bệnh cần đến những cơ sở y tế chuyên khoa ngay khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh giang mai để thăm khám. Sau khi kiểm định lâm sàng và cho thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội chuyên biệt, các chuyên gia y tế sẽ đưa ra kết luận bệnh.
Săng giang mai là giai đoạn giang mai đầu tiên một trong số những bệnh xã hội nguy hiểm nhất thế giới. Vì thế ở thời điểm này nếu điều trị ngay, tỷ lệ khỏi bệnh có thể lên tới 98%. Mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất, nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị ở mức tối đa.
Bệnh giang mai ngoài điều trị bằng thuốc kháng sinh, còn có thể điều trị nâng cao bằng liệu pháp cân bằng miễn dịch. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như:
- Hiệu quả rất cao, tuyệt đối an toàn với người.
- Không làm người bệnh thấy đau đớn.
- Điều trị nhanh chóng.
- Tiết kiệm chi phí ở mức tối đa.
- Khả năng tái phát bệnh rất thấp.
Phòng chống săng giang mai và bệnh giang mai
Không có một biện pháp nào có thể chắc chắn phòng ngừa bệnh giang mai ở mức tối đa. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh:
- Dùng bao cao su khi giao hợp.
- Quan hệ chung thủy với một người bạn đời duy nhất, không cùng lúc giao hợp với nhiều người.
- Không quan hệ tình dục bằng đường miệng.
- Tìm hiểu lịch sử tình dục và tình trạng sức khỏe của bạn tình trước khi quan hệ.
- Dùng riêng vật dụng cá nhân.
- Không tiếp xúc lên vết loét trên da người khác.
- Thăm khám ngay khi thấy xuất hiện viêm loét trên da, niêm mạc cơ quan sinh dục, miệng, hậu môn. Phối hợp với bác sĩ nếu xác định đó là bệnh giang mai.
Săng giang mai là biểu hiện đầu tiên, dễ nhận thấy nhất của bệnh giang mai. Bạn hãy nắm vững những dấu hiệu nhận biết của săng giang mai để có thể kịp thời phát hiện bệnh. Bệnh càng được phát hiện và điều trị sớm, bạn càng tránh được những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra, đồng thời nhanh chóng khỏi bệnh.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin